Nội dung chính
  • 1. Sau sinh ‘cô bé’ bị tổn thương như thế nào?
  • 2. Quá trình hồi phục diễn ra trong bao lâu?
  • 3. Liệu có nên làm thẩm mỹ ‘ cô bé’ ngay sau khi sinh thường?
  • 4. Các bài tập giúp cải thiện ‘cô bé’
Nội dung chính
  • 1. Sau sinh ‘cô bé’ bị tổn thương như thế nào?
  • 2. Quá trình hồi phục diễn ra trong bao lâu?
  • 3. Liệu có nên làm thẩm mỹ ‘ cô bé’ ngay sau khi sinh thường?
  • 4. Các bài tập giúp cải thiện ‘cô bé’
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

''Cô bé'' sau sinh có hồi phục được không?

Tham vấn y khoa:
BSNguyễn Thị Phương Anh
Chuyên khoa Phụ sản,Chuyên khoa Sản
Một trong các nỗi băn khoăn của chị em sinh thường đó là nỗi lo về sự ‘tan hoang’ của ‘cô bé’ sau sinh. Liệu rằng nó có thể trở lại trạng thái ban đầu, lo sợ rằng cuộc sống vợ chồng không còn được ‘nồng nhiệt’ như trước. Liệu có phải sự thật và các cách để cải thiện.
Nội dung chính
  • 1. Sau sinh ‘cô bé’ bị tổn thương như thế nào?
  • 2. Quá trình hồi phục diễn ra trong bao lâu?
  • 3. Liệu có nên làm thẩm mỹ ‘ cô bé’ ngay sau khi sinh thường?
  • 4. Các bài tập giúp cải thiện ‘cô bé’

1. Sau sinh ‘cô bé’ bị tổn thương như thế nào?

Tầng sinh môn là cấu trúc cơ vùng chậu có vai trò quan trọng trong nâng đỡ các tạng trong và ngoài ổ bụng, đặc biệt quan trọng hơn đối với chị em phụ nữ trong việc bảo vệ, nâng đỡ âm đạo, tử cung, bàng quang, hậu môn - trực tràng.

Trong quá trình chuyển dạ, không chỉ có sự xóa mở cổ tử cung mà các cơ sàn chậu, âm đạo cũng được giãn nở để phục vụ cho quá trình em bé chui ra ngoài. Đường kính trung bình đầu thai nhi khoảng xấp xỉ 10 cm, âm đạo cũng cần giãn ra với đường kính tương tự thì cuộc đẻ mới diễn ra an toàn.

Trong quá trình sinh thường, các bác sĩ thường hỗ trợ bằng rạch tầng sinh môn chủ động ở vị trí 5h hoặc 7h để tránh việc tầng sinh môn rách phức tạp, rách sâu, tổn thương cơ thắt hậu môn.

Tổn thương của cô bé sau sinh

Tổn thương của cô bé sau sinh

Chị em phụ nữ khi có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân hoặc sức khỏe của mẹ và bé khi đang mang bầu, bạn cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

2. Quá trình hồi phục diễn ra trong bao lâu?

Thật may mắn, cấu tạo âm đạo của phụ nữ là cấu trúc cơ chun giãn, có thể co dãn rất tốt nên các cấu trúc này sẽ co lại dần sau sinh. Ngay sau khi sinh, các bác sĩ sẽ khâu phục hồi các cấu trúc được rạch để đảm bảo cầm máu cũng như các chức năng của tầng sinh môn: như nâng đỡ, tiểu tiện, đại tiện.

Mặc dù được khâu phục hồi ngay sau khi sinh nhưng quá trình lành vết thương, cũng như để các cấu trúc cơ sàn chậu trở lại như ban đầu mất khoảng 6 tuần( 42 ngày) gọi là thời kỳ hậu sản. Thậm chí nếu trường hợp nhiễm khuẩn thì có thể lâu hơn.

Một số biến chứng vùng tầng sinh môn có thể gặp phải sau sinh thường như són tiểu (ho hay hắt hơi thôi cũng làm nước tiểu chảy ra), tổn thương cơ thắt hậu môn, đại tiểu tiện không tự chủ, nhiễm khuẩn, tầng sinh môn rách phức tạp gây mất thẩm mỹ, mất tự tin,…

Quá trình hồi phục tầng sinh môn

Quá trình hồi phục tầng sinh môn

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

1900 3367

3. Liệu có nên làm thẩm mỹ ‘ cô bé’ ngay sau khi sinh thường?

Quá trình mang thai, chuyển dạ, các cơ và mô mềm vùng tầng sinh môn tích nước, mềm dần ra và chưa thể phục hồi ngay sau sinh, việc tiến hành thẩm mỹ ngay sau sinh là không được khuyến khích mà nên đợi ít nhất sau 6 tuần hậu sản. Khi đó các cấu trúc trở lại bình thường, quá trình thẩm mỹ cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các vấn đề về chuyên khoa sản phụ khoa khác.

4. Các bài tập giúp cải thiện ‘cô bé’

Về giải phẫu, vùng tầng sinh môn bản chất là tập hợp các cơ và cũng tương tự như cơ tại mọi vị trí khác trên cơ thể việc tập luyện có thể giúp cải thiện về số lượng cũng như về sức mạnh của các cơ.

Việc tập luyện các bài tập đặc biệt hiệu quả với chị em bị són tiểu, ho hay hắt hơi cũng làm nước tiểu chảy ra. Một bài tập rất nổi tiếng để cải thiện tình trạng này đó là bài tập Kegel tuy nhiên không phải là bài tập phù hợp với tất cả mọi người. Bài tập chỉ phù hợp cho chị em bị són tiểu mức độ nhẹ, nếu nặng thì có thể cô bé có thể bị tổn thương nhiều hơn bạn nghĩ. Khi đó thay vì tập luyện thì thăm khám bác sĩ là điều mà bạn thực sự cần làm.

Các bài tập giúp cải thiện ‘cô bé’

Các bài tập giúp cải thiện ‘cô bé’

Sau sinh thường hẳn nhiều chị em tự ti về ‘cô bé’ của mình, tuy nhiên hầu hết ‘cô bé’ có thể hồi phục trở lại phong độ bình thường sau thời gian hậu sản. Các bài tập có thể giúp cải thiện sức mạnh của sàn chậu đặc biệt tốt với chị em bị són tiểu hoặc gặp các vấn đề về tiểu tiện sau sinh ở mức độ nhẹ.

Nếu còn những thắc mắc, bạn hãy liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để có thể tư vấn và đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu tại Việt Nam.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 03/10/2022 - Cập nhật 12/10/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sản dịch là gì, làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?

Sản dịch là gì, làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?

Thời kỳ hậu sản (sau sinh 6 tuần), sản dịch là hiện tượng khiến các sản phụ cảm thấy vô cùng lo lắng và khó chịu. Nếu sản dịch ra kéo dài hay lượng sản dịch ra ...

14/11/2022

1106 Lượt xem

5 Phút đọc

''Cô bé'' sau sinh có hồi phục được không?

''Cô bé'' sau sinh có hồi phục được không?

Một trong các nỗi băn khoăn của chị em sinh thường đó là nỗi lo về sự ‘tan hoang’ của ‘cô bé’ sau sinh. Liệu rằng nó có thể trở lại trạng thái ban đầu, lo sợ...

03/10/2022

502 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG