Nội dung chính
  • 1. Sản dịch sau sinh là gì?
  • 2. Sản phụ bị bế (hay tắc) sản dịch có nguy hiểm không?
  • 3. Vậy sản phụ cần làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?
  • 4. Các sản phụ cần đến gặp bác sĩ khi nào?
Nội dung chính
  • 1. Sản dịch sau sinh là gì?
  • 2. Sản phụ bị bế (hay tắc) sản dịch có nguy hiểm không?
  • 3. Vậy sản phụ cần làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?
  • 4. Các sản phụ cần đến gặp bác sĩ khi nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sản dịch là gì, làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?

Thời kỳ hậu sản (sau sinh 6 tuần), sản dịch là hiện tượng khiến các sản phụ cảm thấy vô cùng lo lắng và khó chịu. Nếu sản dịch ra kéo dài hay lượng sản dịch ra quá nhiều cũng sẽ gây nguy hiểm cho các sản phụ sau sinh. Vì vậy, IVIE - Bác sĩ ơi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về cách làm nhanh hết sản dịch sau sinh cũng như những chú ý trong sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày để đảm bảo thời kỳ hậu sản an toàn cho các sản phụ.
Nội dung chính
  • 1. Sản dịch sau sinh là gì?
  • 2. Sản phụ bị bế (hay tắc) sản dịch có nguy hiểm không?
  • 3. Vậy sản phụ cần làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?
  • 4. Các sản phụ cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?

Làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?

1. Sản dịch sau sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu các cách giúp nhanh hết sản dịch sau sinh, bạn cần nắm được sản dịch là gì?, tắc sản dịch là gì, có nguy hiểm không?.

Sản dịch là dịch tiết ra từ âm đạo trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản bao gồm máu và các mô trong niêm mạc tử cung.

Trong 3 ngày đầu thời kỳ hậu sản, sản dịch chủ yếu toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên thường có màu đỏ sẫm. Nhưng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 thì sản dịch sẽ loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy có lẫn ít máu, màu nhạt dần. Từ ngày thứ 9 trở đi sản dịch không có máu mà chứa lượng lớn bạch cầu hoặc các mô màng vỏ bị hoại tử nên dịch thường trong hoặc trắng và kéo dài khoảng 2-3 tuần nữa.

2. Sản phụ bị bế (hay tắc) sản dịch có nguy hiểm không?

Bế sản dịch (hay còn gọi là tắc sản dịch) là tình trạng sản dịch sau sinh thường hoặc sinh mổ không thoát ra bên ngoài được dẫn đến bị ứ đọng lại trong tử cung. Bế sản dịch nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn sản dịch, rối loạn đông cầm máu,…vô cùng nguy hiểm cho tính mạng sản phụ.

Cho dù sản phụ sinh thường hay sinh mổ thì cũng sẽ tiết sản dịch sau khi sinh, quá trình này sẽ kéo dài khác nhau phụ thuộc vào cơ địa của từng người (trung bình từ 2-6 tuần).

Bế sản dịch có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế, các sản phụ sau sinh cần phải chú ý đến thời kỳ hậu sản của mình, nếu phát hiện thấy các biểu hiện bất thường, không nên chủ quan mà phải đi đến gặp bác sĩ sản phụ khoa ngay để được chẩn đoán và có hướng xử trí đúng đắn.

Nhận biết sản dịch trong thời kỳ hậu sản bình thường của sản phụ

Nhận biết sản dịch trong thời kỳ hậu sản bình thường của sản phụ

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám sản phụ khoa, xét nghiệm tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà. Liên hệ ngay để được hỗ trợ kịp thời!

1900 3367

3. Vậy sản phụ cần làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh?

Đối với sản phụ sau khi sinh thì việc chăm sóc cơ thể là vô cùng quan trọng để cho sức khỏe nhanh hồi phục, nhanh hết sản dịch và tránh được các vấn đề hậu sản như nhiễm trùng, mất máu nhiều, sa sinh dục…Một số biện pháp giúp nhanh hết sản dịch sau sinh / tống sản dịch sau sinh mà các sản phụ có thể áp dụng như sau: 

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: vệ sinh vùng kín sau sinh lúc này vô cùng quan trọng đối với sản phụ, nên vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm sau đó lau khô và thay băng vệ sinh  4-6 giờ/lần. Sản phụ có thể tắm gội hàng ngày, nhưng nên tắm nhanh trong phòng kín gió, sau đó sấy tóc, lau khô người.
  • Vận động và chế độ nghỉ ngơi thích hợp: việc vận động đi bộ ngắn giúp sản phụ phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau mổ lấy thai như như viêm tắc tĩnh mạch, dính ruột, …
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: sản phụ nên ăn các loại thực phẩm an toàn, quen thuộc, dễ tiêu hóa, và uống nước đủ theo nhu cầu, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất đúng cách: do cung cấp dưỡng chất từ nguồn thực phẩm thường không đủ,nên phải bổ sung thêm bằng thực phẩm chức năng hoặc thuốc.
  • Sản phụ nên cho bé bú thường xuyên: việc bé mút núm vú sẽ kích thích để tạo sữa, do sữa non trong thời điểm này chứa lượng kháng thể rất lớn và rất cần thiết cho bé.
  • Sản phụ cần tránh làm những việc sau đây: không nên nằm gác chân lên nhau vì sẽ cản trở sản dịch thoát ra ngoài sẽ dẫn đến bế sản dịch gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Sản phụ không nên nịt bụng quá chặt sau khi sinh vì sẽ làm tăng áp lực bên ngoài thành bụng, cản trở hồi phục thành bụng và cơ quan sinh sản không trở về được vị trí ban đầu.

Sản phụ nên cho bé bú thường xuyên

Sản phụ nên cho bé bú thường xuyên

4. Các sản phụ cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Các sản phụ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có một trong các triệu chứng sau đây: 

  • Sản dịch có mùi lạ hoặc mùi hôi khó chịu, kéo dài trên 45 ngày.
  • Sản phụ cảm thấy ớn lạnh hoặc sốt trên 38 độ C.
  • Sản dịch ra nhiều và vẫn có màu đỏ tươi như tuần đầu tiên sau khi sinh.
  • Lượng máu chảy nhiều hơn và đầy miếng băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Sản dịch ra nhiều hơn và màu đỏ tươi kéo dài bốn ngày sau khi sinh ngay cả khi sản phụ đã nghỉ ngơi và dinh dưỡng đầy đủ.
  • Ra nhiều cục máu, một miếng băng có thể thấy hơn 50 cục.
  • Sản phụ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi nhiều.
  • Nhịp tim của sản phụ không đều hoặc đập rất nhanh.

Nếu có một trong những dấu hiệu trên thì khả năng cao là sản phụ bị bế hay tắc sản dịch sau sinh dẫn đến sản dịch vẫn bị ứ đọng lại trong tử cung hoặc mắc một số bệnh lý trong thời kỳ hậu sản. Vì vậy, các sản phụ cần đi khám chuyên khoa sản phụ khoa ngay để tìm nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Làm gì để nhanh hết sản dịch sau sinh? Hy vọng bài viết trên, IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, áp dụng thành công. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ đặt lịch khám sản phụ khoa hay theo dõi thai kỳ vui lòng liên hệ tổng đài để được hỗ trợ:

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 14/11/2022 - Cập nhật 26/11/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm double test giúp đánh giá được nguy cơ thai nhi có thể mắc các hội chứng dị tật bẩm sinh, đây là xét nghiệm mà mẹ bầu nên làm. Vậy thực hiện xét...

18/04/2024

11 Lượt xem

10 Phút đọc

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Review đi khám âm đạo tại 6 bệnh viện, phòng khám

Khám âm đạo là biện pháp để chị em phụ nữ biết được tình trạng sức khỏe của mình. Vậy nên khám âm đạo ở đâu để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tốt cho bệnh...

20/03/2024

136 Lượt xem

12 Phút đọc

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Khi nào nên cấy que tránh thai là tốt nhất?

Biện pháp cấy que tránh thai là việc dùng những ống nhỏ làm bằng chất dẻo bên trong có thuốc tránh thai, thông thường được cấy dưới da tay không thuận của...

12/03/2024

105 Lượt xem

7 Phút đọc

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Chi phí cấy que tránh thai ở tay tại 5 địa chỉ ở Hà Nội

Cấy que tránh thai là biện pháp khá hiệu quả dành cho chị em phụ nữ đang có ý định chưa sinh con, tỉ lệ này lên đến 99% và có hiệu quả trong vòng 3 năm. Với...

12/03/2024

87 Lượt xem

9 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG