Nội dung chính
  • 1. Cao răng bám ở đâu?
  • 2. Tác hại của cao răng là gì?
  • 3. Khi nào cần lấy cao răng?
  • 4. Khi lấy cao răng bị chảy máu thì có nguy hiểm không?
  • 5. Lấy cao răng có làm răng bé đi không?
  • 6. Có nên thực hiện lấy cao răng tại nhà?
Nội dung chính
  • 1. Cao răng bám ở đâu?
  • 2. Tác hại của cao răng là gì?
  • 3. Khi nào cần lấy cao răng?
  • 4. Khi lấy cao răng bị chảy máu thì có nguy hiểm không?
  • 5. Lấy cao răng có làm răng bé đi không?
  • 6. Có nên thực hiện lấy cao răng tại nhà?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

6 lầm tưởng về cao răng thường gặp

Tham vấn y khoa:
Cao răng hay còn được gọi là vôi răng gồm những mảnh cứng bám chặt trên răng lâu ngày không được xử lý. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra những vấn đề về răng miệng, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp hàng ngày thậm chí làm răng lung lay, mất răng. Hiện nay có rất nhiều suy nghĩ sai lầm về cao răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Hãy cùng ISOFHCARE làm sáng tỏ những sai lầm đó qua bài viết dưới đây!
Nội dung chính
  • 1. Cao răng bám ở đâu?
  • 2. Tác hại của cao răng là gì?
  • 3. Khi nào cần lấy cao răng?
  • 4. Khi lấy cao răng bị chảy máu thì có nguy hiểm không?
  • 5. Lấy cao răng có làm răng bé đi không?
  • 6. Có nên thực hiện lấy cao răng tại nhà?

1. Cao răng bám ở đâu?

Cao răng là (vôi răng) là mảng bám đã được vôi hóa bởi hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt.

Cao răng thường thấy ở đâu?

Tưởng tượng: Cao răng chỉ bám trên các bề mặt răng ở trên viền lợi nên có thể dễ dàng nhận thấy.

Thực tế: Còn có thể có một loại cao răng dưới lợi, thường không thấy được bằng mắt thường, nếu để lâu có thể gây nhiều biến chứng, đau, viêm, thậm chí mất răng. Nha sĩ mới có thể thăm khám, phát hiện và loại bỏ chúng bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Cao răng thường xuất hiện tại đâu?     

Cao răng thường xuất hiện tại đâu?                  

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khảm răng hàm mặt tại các bệnh viện, phòng khám uy tín

1900 3367

2. Tác hại của cao răng là gì?

Cao răng  trên thực tế đem lại nhiều mối nguy hại hơn chúng ta nghĩ.

Tưởng tượng: Cao răng chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Thực tế: Để cao răng trong thời gian dài có thể sẽ gây ra tình trạng viêm lợi, mùi hôi trong miệng, hay bệnh viêm quanh răng. Tình trạng viêm quanh răng lâu dài sẽ có thể làm tiêu xương ổ răng, dẫn đến lung lay răng, mất răng.

Cao răng có thể gây mất răng.

Cao răng có thể gây mất răng.

Tìm hiểu thêm về bệnh lý răng hàm mặt.

3. Khi nào cần lấy cao răng?

Cao răng khi để lâu không được vệ sinh sẽ dấn đến mối nguy hại gây nên các tình trạng bệnh lý.

Vậy, thời điểm thích hợp để lấy cao răng là?

Tưởng tượng: Cao răng tích tụ rất nhiều mới cần lấy và làm sạch.

Thực tế: Nên đi lấy cao răng định kỳ 3 đến 6 tháng một lần tùy theo tình trạng răng miệng cũng như tuổi của bạn để có hàm răng sạch sẽ, phòng tránh các bệnh lợi và bệnh quanh răng.

  • Lấy cao răng 6 tháng/ lần  đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt, men răng tốt, cao răng ít.
  • Lấy cao răng3-4 tháng/ lần đối với người vệ sinh răng miệng kém, uống thuốc lá, bia rượu, có men răng bề mặt sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng ( lợi).
  • Với trẻ dưới 10 tuổi, trước khi lấy cao răng cần thăm khám trước và chọn biện pháp lấy cao răng nhẹ nhàng để tránh tác động đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?

Nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 3- 6 tháng.

Nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 3- 6 tháng.

4. Khi lấy cao răng bị chảy máu thì có nguy hiểm không?

Tưởng tượng: Chảy máu khi lấy cao răng là rất nguy hiểm, đáng sợ.

Thực tế: Trong trường hợp cao răng quá nhiều, bám chặt vào lợi, hay trong trường hợp viêm lợi, viêm nha chu, lấy cao răng chảy máu do là lợi đã bị tổn thương từ trước. Việc chảy máu này là bình thường, không có gì đáng lo ngại và máu sẽ tự dừng chảy trong thời gian ngắn.

Chảy máu khi lấy cao răng là dấu hiệu bình thường.

Chảy máu khi lấy cao răng là dấu hiệu bình thường.

5. Lấy cao răng có làm răng bé đi không?

Tưởng tượng: Lấy cao răng làm mòn răng, khiến răng bé đi.

Thực tế: Cao răng không phải là một phần của răng nên việc lấy cao răng không làm răng bé đi. Lấy cao răng chỉ là lấy đi phần bám trên răng.

Lấy cao răng là lấy đi phần mảng bám của răng.

Lấy cao răng là lấy đi phần mảng bám của răng.

6. Có nên thực hiện lấy cao răng tại nhà?

Tự lấy cao răng tại nhà? Nên hay không nên?

Tưởng tượng: Có thể dùng những phương pháp trên internet để tự loại bỏ hoàn toàn cao răng (baking soda, đường nâu, máy lấy cao răng tại nhà…)

Thực tế: Cao răng bản chất là mảng bám bị vôi hóa và bám rất chặt vào răng, vì vậy việc lấy cao răng cần phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, được thực hiện bởi người có chuyên môn mới an toàn và hiệu quả. Những phương pháp loại bỏ cao răng được lan truyền trên mạng không những không có hiệu quả mà còn làm tổn thương đến men răng và các mô quanh răng, thậm chí có thể gây thêm các biến chứng khác như sâu răng và mất răng.

Không nên thực hiện lấy cao răng tại nhà.

Không nên thực hiện lấy cao răng tại nhà.

Hy vọng bài viết trên của IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp thêm thông tin cho bạn về vấn đề răng miệng hay gặp phải đó là cao răng. Thực hiện thăm khám định kỳ giúp cho bạn có hàm răng chắc khỏe, tự tin.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/07/2022 - Cập nhật 10/07/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng định kỳ

Cao răng là gì? Tại sao phải lấy cao răng định kỳ

Cao răng là sát thủ thầm lặng của răng miệng, gây nhiều biến chứng khôn lường. Kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ là một trong những thủ thuật nha...

24/08/2022

662 Lượt xem

4 Phút đọc

6 lầm tưởng về cao răng thường gặp

6 lầm tưởng về cao răng thường gặp

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng gồm những mảnh cứng bám chặt trên răng lâu ngày không được xử lý. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra...

07/07/2022

827 Lượt xem

4 Phút đọc

Thời điểm nào nên lấy cao răng định kỳ? Cách phòng ngừa cao ...

Thời điểm nào nên lấy cao răng định kỳ? Cách phòng ngừa cao ...

Ông cha ta có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Quả thực vậy, một hàm răng trắng sáng sẽ để lại ấn tượng khó phai cho người đối diện. Tuy nhiên, có rất ...

21/06/2021

1238 Lượt xem

5 Phút đọc

Cao răng được hình thành như thế nào? Tác hại và những ảnh...

Cao răng được hình thành như thế nào? Tác hại và những ảnh...

Cao răng hay còn được gọi là vôi răng gồm những mảnh cứng bám chặt trên răng lâu ngày không được xử lý. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra...

21/06/2021

1837 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG