Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa. Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này.
1. Điều trị rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu gây nhiều tác hại xấu với sức khỏe. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thường xuyên kết hợp các phương pháp giảm cân khoa học và bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt là những biện pháp đầu tiên và bắt buộc trong điều trị rối loạn lipid máu, áp dụng với mọi người bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp đạt hiệu quả khác nhau ở mỗi người. Do đó, để kiểm soát nồng độ các thành phần lipid trong máu tốt hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị với từng nhóm rối loạn cụ thể.
Các thành phần của lipid trong máu
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu được chia thành 4 nhóm thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định điều trị với từng nhóm rối loạn cụ thể.
a. Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm Statin)
- Thuốc ức chế men HMG-CoA reductase (nhóm Statin) là nhóm thuốc hàng đầu được bác sĩ chỉ định điều trị rối loạn lipid máu vì tính hiệu quả của thuốc đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng.
- Các thuốc này hoạt động bằng việc ức chế hoạt hoá enzyme HMG-CoA-reductase, nó giúp giảm tổng hợp cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá thụ thể LDL do đó sẽ làm giảm LDL-C trong máu.
Một số thuốc nhóm Statin thường gặp tại các cơ sở y tế
- Các thuốc nhóm này không nên dùng quá gần bữa ăn và có thể dùng 1 lần trong ngày trước khi đi ngủ. Các statin khác nhau có hiệu lực đối với LDL-C khác nhau (bảng 1). Thực tế, liều dùng của statin được tính dựa trên hoạt lực và đích điều trị cần đạt (LDL-C).
- Tác dụng phụ bao gồm:
- Khó tiêu, ỉa chảy, táo bón,
- Buồn nôn, đau bụng,
- Đau đầu, mất ngủ, đau mỏi cơ
- Tăng men gan có thể gặp ở 1 - 2% số bệnh nhân dùng thuốc
- Biến chứng ít gặp như: suy gan cấp và tiêu cơ vân
*Lưu ý: Không nên dùng statin cho bệnh nhân bị bệnh gan đang tiến triển, đau cơ, viêm đa cơ, tiêu cơ vân... Bạn có thể đặt ship thuốc online 24h tại đây hoặc gọi 1900 3367 để được trợ giúp.
- Tránh sử dụng statin cùng với cyclosporin, gemfibrozil, erythromycin, niacin... vì các thuốc này có thể làm tăng độc tính khi dùng cùng nhau.
Bảng 1
|
Liều và hiệu quả trên các thành phần lipid máu của các statin khác nhau
|
Thuốc
|
Liều bắt đầu
|
Liều tối đa
|
Giảm LDL-C
với liều tối đa
|
Tăng HDL-C
với liều tối đa
|
Simvastatin (Zocor)
|
20 mg
|
40 mg
|
47 %
|
8 %
|
Atorvastatin (Lipitor)
|
10 mg
|
80 mg
|
50 %
|
5 %
|
Rosuvastatin (Crestor)
|
5 – 10 mg
|
40 mg
|
50 – 55 %
|
5 – 10 %
|
Pitavastatin (Pitalip)
|
2 mg
|
2 – 4 mg
|
47 %
|
15,5 %
|
Pravastatin (Pravachol)
|
10 – 20 mg
|
40 mg
|
34 %
|
12 %
|
Lovastatin (Mevacor)
|
20 mg
|
80 mg
|
40 %
|
9,5 %
|
Fluvastatin (Lescol)
|
20 – 40 mg
|
80 mg
|
36 %
|
5,6 %
|
Thuốc nhóm fibrate được dùng phổ biến trong điều trị tại Việt Nam
b. Các loại resin gắn acid mật: Cholestyramine (Questran), colestipol (Colestid).
- Cơ chế điều trị rối loạn lipid máu là: resin trao đổi ion Cl- với acid mật, từ đó tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, do vậy nó sẽ làm tăng chuyển hóa từ cholesterol sang acid mật trong gan, làm giảm lượng cholesterol dự trữ trong gan và làm tăng hoạt tính của thụ thể với LDL-C của gan.
- Nó làm giảm LDL-C tới 30%, làm tăng HDL-C khoảng 5% nhưng làm tăng nhẹ triglyceride. Do vậy thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglyceride tăng cao.
- Liều thường dùng: Questran 8 - 16 g/24 giờ chia 2 lần dùng trong bữa ăn; Colestid 10 - 30 g/24 giờ chia làm 2 lần. Nên khởi đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần.
- Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: Táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, nóng ruột... Chú ý khi dùng chung các thuốc khác có thể làm giảm hấp thu các thuốc đó.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
c. Các dẫn xuất fibrate (acid fibric): Gemfibrozil (Lopid); Clofibrate (Lipavlon); Fenofibrate (Lipanthyl, Tricor); Bezafibrate (Benzalip).
- Các thuốc này làm giảm VLDL-C (Very low-density lipoprotein) và do đó làm giảm Triglyceride khoảng 20 - 50%, làm tăng HDL-C khoảng 10 - 15%. Gemfibrozil làm giảm LDL-C khoảng 10 - 15%. Do vậy các thuốc này chỉ định tốt trong các trường hợp tăng triglyceride máu và có thể kết hợp tốt với thuốc gắn muối mật.
- Liều thường dùng: Gemfibrozil 600 mg x 2 lần/24 giờ trước khi ăn; clofibrate 1 g x 2 lần/24 giờ; fenofibrate 160 mg x 1 lần/24 giờ hoặc 145 mg x 1 lần/24 giờ.
Cơ chế điều trị rối loạn lipid máu của nhóm fibrate
- Tác dụng phụ khi sử dụng nhóm fibrate có thể gặp như: đau bụng, buồn nôn, Sưng phù mặt, đau đầu, mẩn ngứa,
men gan tăng, tăng nguy cơ sỏi mật.
- Nhóm Clofibrate ngày nay không còn được sử dụng nữa do có một số báo cáo thuốc có thể gây nguy cơ ung thư đường tiêu hoá, hội chứng viêm cơ.
- Khuyến cáo không phối hợp Gemfibrozil với statin, nó làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
d. Thuốc ức chế hấp thu cholesterol đường ruột (ezetimibe)
- Ezetimibe Ức chế hấp thu cholesterol đường ruột, phối hợp tác dụng với statin.
- Các thuốc nhóm Ezetimibe có tác dụng giảm LDL-C khá tốt. Dùng phối hợp với statin giúp giảm thêm LDL-C và cải thiện tiên lượng trong các thử nghiệm lâm sàng. Ezetimibe được dùng phối hợp với statin khi chưa đạt được đích điều trị mặc dù đã dùng liều tối đa statin hoặc trong trường hợp statin không dung nạp hoặc chống chỉ định.
- Một số tác dụng phụ của thuốc ezetimibe thường gặp: sốt, đau đầu, sổ mũi, viêm họng,…
Ezetimibe: thuốc kinh điển và phổ biến của nhóm điều trị rối loạn lipid máu này
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367