Nội dung chính
  • 1. Tổng quan viêm kết mạc dị ứng
  • 2. Các loại viêm kết mạc dị ứng
  • 3. Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc dị ứng
  • 4. Điều trị viêm kết mạc dị ứng như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan viêm kết mạc dị ứng
  • 2. Các loại viêm kết mạc dị ứng
  • 3. Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc dị ứng
  • 4. Điều trị viêm kết mạc dị ứng như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bạn hiểu gì về bệnh lý viêm kết mạc dị ứng

Cứ đến mùa hè là tỷ lệ người mắc viêm kết mạc dị ứng lại tăng cao bởi sự tăng lên đáng kể của các dị nguyên trong không khí. Chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với việc đỏ mắt, ngứa và chảy nước mắt,… nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về căn bệnh này chưa? iSofHcare sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về căn bệnh viêm kết mạc dị ứng qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tổng quan viêm kết mạc dị ứng
  • 2. Các loại viêm kết mạc dị ứng
  • 3. Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc dị ứng
  • 4. Điều trị viêm kết mạc dị ứng như thế nào?

 

1. Tổng quan viêm kết mạc dị ứng

Kết mạc là một lớp màng mỏng lót mặt trong của mí mắt và phủ lên phần lòng trắng của mắt. Viêm kết mạc dị ứng là hậu quả của việc chất gây dị ứng tiếp xúc với bề mặt mắt. Đây là một loại phản ứng quá mẫn type I qua trung gian kháng thể IgE.

Trong biểu mô kết mạc có chứa nồng độ cao các tế bào mast, đặc biệt càng cao hơn ở những người hay bị viêm kết mạc dị ứng. Khi dị nguyên tiếp xúc với mắt, nó liên kết với IgE gắn trên tế bào, từ đó giải phóng ra các chất trung gian gây viêm. Điều này dẫn đến tình trạng viêm dị ứng tại mắt khiến người bệnh ngứa, đỏ và chảy nước mắt rất nhiều.

Viêm kết mạc dị ứng là một bệnh rất thường gặp và có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh không lây như một số thể viêm kết mạc khác, cũng ít khi làm ảnh hưởng thị lực, tuy nhiên các triệu chứng lại kéo dài và dễ tái phát khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vì vậy cần có biện pháp phòng các triệu chứng và biến chứng của viêm kết giác mạc dị ứng.

2. Các loại viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng do chất gây dị ứng trong không khí tiếp xúc với mắt. Các triệu chứng có thể khởi phát đột ngột (cấp tính), theo mùa hoặc xuất hiện quanh năm tùy thuộc vào chất gây dị ứng. Vì thế, có thể chia viêm kết mạc dị ứng thành 3 loại:

a. Viêm kết mạc dị ứng cấp tính

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là một phản ứng quá mẫn khởi phát đột ngột do tiếp xúc với dị nguyên trong môi trường. Chất gây dị ứng này thường đã được biết trước, chẳng hạn như lông mèo. Các triệu chứng tiến triển một cách nhanh chóng, nhanh nhất khoảng 30 phút, gồm ngứa dữ dội, đỏ, chảy nước mắt và sưng mí mắt. Mặc dù các triệu chứng này có thể nghiêm trọng nhưng chúng thường biến mất trong vòng 24 giờ sau khi loại bỏ chất gây dị ứng.

b. Viêm kết mạc dị ứng theo mùa

Đây là một dạng dị ứng mắt thường gây ra các triệu chứng nhẹ hơn nhưng lại dai dẳng hơn. Nó có thể phát triển trong nhiều ngày đến nhiều tuần và có thể dự đoán trước được tương ứng với một hoặc nhiều mùa cụ thể. Thể bệnh này được cho là có liên quan đến phấn hoa trong không khí. Các chất gây dị ứng theo mùa bao gồm phấn cây vào mùa xuân, phấn hoa vào mùa hè và phấn cỏ dại vào cuối mùa hè và mùa thu.

c. Viêm kết mạc dị ứng lâu năm

Đây là một loại viêm kết mạc dị ứng nhẹ, mãn tính, tiến triển từ từ và sẽ tự suy giảm. Nó có liên quan đến các chất gây dị ứng xuất hiện quanh năm, thường là các chất gây dị ứng trong nhà như mạt bụi, lông động vật, nấm mốc,…

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc dị ứng

Bộ mặt lâm sàng của viêm kết mạc dị ứng rất đa dạng, nhưng hầu hết các trường hợp đều có 3 triệu chứng chính là đỏ, chảy nước mắt và ngứa. Việc nhận biết được dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng giúp điều trị sớm triệu chứng, làm giảm khó chịu cho người bệnh. Các dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc dị ứng gồm:

- Ngứa: Đây là triệu chứng nổi bật, do đó nếu không có triệu chứng này thì cần xem lại chẩn đoán.

- Đỏ mắt: Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến, thường là cương tụ rìa kết mạc.

- Chảy nước mắt: Do điểm lệ bị giãn.

- Phù nề mi mắt, rát mắt.

- Nhạy cảm ánh sáng: Người bệnh thường cảm thấy sợ và khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

- Ghèn: Người bệnh có thể có ghèn vào sáng sớm nhưng chỉ một lớp mỏng và không phải ghèn mủ.

- Tiền sử dị ứng: Người bị viêm kết mạc dị ứng thường có tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác như chàm cơ địa, dị ứng theo mùa hoặc một loại dị ứng cụ thể nào đó.

Các triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai mắt, đôi khi tình trạng một mắt có thể tệ hơn mắt bên kia. Đồng thời, dụi mắt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Đau mắt không phải là một đặc điểm của viêm kết mạc dị ứng. Tuy nhiên, khi có triệu chứng này thì bạn nên lo lắng về các rối loạn nghiêm trọng hơn như tăng nhãn áp, viêm củng mạc, viêm mống mắt.

Dù tình trạng lâm sàng như thế nào, nếu viêm kết mạc kéo dài hay tái phát ta cần nghĩ tới nguồn gốc dị ứng. Một viêm kết mạc kéo dài quá 6 tháng không thể là do vi khuẩn hay virus được.

4. Điều trị viêm kết mạc dị ứng như thế nào?

Viêm kết mạc dị ứng không phải một bệnh quá nặng nề và nghiêm trọng, nhưng các triệu chứng của nó lại gây khó chịu không nhỏ cho bệnh nhân. Để điều trị viêm kết mạc dị ứng, ta áp dụng những biện pháp sau:

a. Chăm sóc mắt cơ bản

Chăm sóc mắt cơ bản rất quan trọng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng. Bạn cần thực hiện những việc làm sau:

- Loại bỏ tác nhân gây dị ứng nếu được, thường xuyên gội đầu, giặt giũ áo quần và vệ sinh môi trường sống.

- Tránh dụi mắt, nếu cảm giác ngứa ngáy khó chịu hãy dùng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt kháng histamin.

- Chườm lạnh mắt vài lần một ngày.

- Giảm thiểu việc tiếp xúc phấn hoa bằng cách ở trong nhà khi có thể, sử dụng điều hòa và đóng cửa sổ vào những mùa cao điểm dị ứng.

- Những người bị viêm kết mạc dị ứng quanh năm nên khám bác sĩ chuyên khoa để xác định dị nguyên cụ thể gây dị ứng cho họ.

b. Điều trị thuốc

Tùy vào thể bệnh và mức độ nặng của bệnh mà ta sử dụng các thuốc điều trị khác nhau. Với viêm kết mạc dị ứng cấp tính, người bệnh có thể sử dụng kết hợp thuốc nhỏ mắt kháng histamin và thuốc co mạch 4 lần mỗi ngày trong tối đa hai tuần. Với những người có triệu chứng theo mùa hoặc quanh năm thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kết hợp kháng histamin và ổn định dưỡng bào.

Ngoài ra, ta còn có thể lựa chọn thuốc điều trị dựa trên mức độ nặng của bệnh:

- Nhẹ: Nhỏ nước mắt nhân tạo.

- Trung bình: Dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamin và ổn định dưỡng bào như olopatadin, alcaftadin, neudocromil,…

- Nặng: Ngoài những thuốc đã sử dụng ở trên cần dùng thêm steroid nhỏ mắt nhẹ.

Ngoài ra, ta cũng có thể sử dụng kháng histamin đường uống như diphenhydramin, loratidin,… trong trường hợp trung bình đến nặng. Ta thường theo dõi hiệu quả điều trị trong 2 tuần. Nếu các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng không cải thiện sau hai đến ba tuần, người bệnh cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để đánh giá thêm.

Tóm lại, viêm kết mạc dị ứng là một bệnh lý mắt thường gặp trong cộng đồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân cũng như các thể bệnh giúp người bệnh biết chính xác về bệnh của mình, từ đó có hướng điều trị thích hợp. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích về viêm kết mạc dị ứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/06/2021 - Cập nhật 07/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

Cảnh giác những triệu chứng gây khô mắt nên biết nếu không...

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, đôi mắt được ví von như “cửa sổ” kết nối con người bên trong bạn với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, hãy bảo vệ đôi mắt của...

Icon thời gian
08/07/2021
1666 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Bệnh khô mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục

Khô mắt - một bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh cũng gia tăng đột ngột. Người ta thường nói, đôi mắt là cửa...

Icon thời gian
08/07/2021
1285 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc
Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt có nguy hiểm không, có tự khỏi được không?

Bệnh khô mắt khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Đó là những...

Icon thời gian
08/07/2021
3731 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc
Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Tìm hiểu 6+ nguyên nhân phổ biến gây khô mắt

Theo đà phát triển của các ngành công nghiệp 4.0 thì tình trạng khô mắt bỗng trở thành một bệnh lý thường xuyên mắc phải ở những người sau tuổi 40, hoặc những...

Icon thời gian
08/07/2021
1117 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG