Nội dung chính
  • 1. Tuổi thay răng sữa ở trẻ
  • 2. Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?
  • 3. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa tại nhà
  • 4. Những trường hợp tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà
Nội dung chính
  • 1. Tuổi thay răng sữa ở trẻ
  • 2. Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?
  • 3. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa tại nhà
  • 4. Những trường hợp tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bé thay răng sữa: Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?

Thay răng sữa là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của trẻ, các răng sữa rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế vào đó. Phần lớn các bậc cha mẹ đều lựa chọn nhổ răng cho bé tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà khi bé thay răng sữa không? Hãy cùng ISOFHCARE giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Tuổi thay răng sữa ở trẻ
  • 2. Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?
  • 3. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa tại nhà
  • 4. Những trường hợp tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà

1. Tuổi thay răng sữa ở trẻ

Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Chân răng sữa sẽ tiêu dần đi khi đến tuổi thay và răng vĩnh viễn sẽ mọc thay thế vào vị trí của răng sữa. Răng hàm dưới thay sớm hơn răng hàm trên. Từ 6 – 11 tuổi, trẻ sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn ở trên cung hàm, được gọi là răng hỗn hợp. Việc nắm được chính xác thời gian thay răng giúp cha mẹ xác định được khi nào cần nhổ răng cho bé. Dưới đây là tuổi thay răng sữa ở trẻ:

Hàm dưới

- Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi.

- Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.

- Răng hàm (cối) sữa 1: 9 – 10 tuổi.

- Răng nanh: 10 – 11 tuổi.

- Răng hàm (cối) sữa 2: 11 tuổi.

Hàm trên

- Răng cửa giữa: 7 tuổi.

- Răng cửa bên: 8 tuổi.

- Răng hàm (cối) sữa 1: 11 – 12 tuổi.

- Răng nanh: 11 – 12 tuổi.

- Răng hàm (cối) sữa 2: 12 tuổi.

Độ tuổi thay răng ở trẻ

Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!

2. Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?

Thông thường, răng sữa có thể tự rụng mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuy nhiên, thực tế, nhiều cha mẹ thường dùng tay hoặc chỉ để nhổ răng cho bé khi thấy răng sữa bị lung lay. Nếu thực hiện không đúng cách, hành động này có thể để lại những nguy cơ và biến chứng nguy hiểm cho trẻ như không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu kéo dài, nhiễm trùng,…

Những biến chứng xảy ra không chỉ nguy hiểm cho trẻ hiện tại mà còn có thể ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn trong tương lai. Bên cạnh đó, trẻ cũng bị đau và ám ảnh với việc nhổ răng cũng như khám chữa răng sau này.

Tùy vào tình trạng răng miệng của trẻ mà bạn có thể quyết định nhổ răng cho bé tại nhà hoặc đưa trẻ đến phòng khám nha khoa. Nếu răng của trẻ lung lay đúng với tuổi thay răng, trẻ không mắc các bệnh lý đặc biệt, cha mẹ có thể hỗ trợ một chút để quá trình rụng răng sữa thuận lợi hơn.

Nhưng tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để nhổ răng khi trẻ đến thời kỳ thay răng sữa để đảm bảo an toàn. Mặt khác, lúc này bác sĩ cũng có thể kiểm tra sự mọc răng vĩnh viễn và sự phát triển xương hàm của trẻ, đồng thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý sâu răng. Trong trường hợp răng sữa chưa rụng nhưng đã bị sâu, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.

3. Hướng dẫn cách nhổ răng sữa tại nhà

Trong trường hợp trẻ không mắc bệnh lý đặc biệt và răng sữa lung lay nhiều phù hợp với tuổi thay răng, cha mẹ có thể hỗ trợ nhổ răng cho bé bằng cách thực hiện những việc làm sau:

- Khuyến khích trẻ dùng lưỡi để tự làm lung lay chiếc răng cho đến khi nó bật ra ngoài. Việc trẻ chủ động làm răng sữa rụng sẽ an toàn và khiến trẻ thoải mái, không có ác cảm với việc nhổ răng.

- Không nên dùng tay chọc vào răng vì bạn rất dễ vô tình tác động lực quá mạnh hoặc đưa vi khuẩn có hại vào khoang miệng nếu tay bẩn. Trong trường hợp trẻ không thể làm răng tự rụng, hãy rửa tay sạch sẽ và lau khô rồi dùng gạc cầm thân răng xoắn nhẹ để nhổ răng cho trẻ.

- Không nên quá lo lắng về việc chảy máu, một chiếc răng sữa rụng đi khi nó đã sẵn sàng sẽ không bị chảy máu quá nhiều.

- Cho trẻ cắn gạc ở vị trí răng vừa rụng để giúp máu cầm nhanh hơn. Gạc ẩm sẽ tốt hơn gạc khô vì gạc khô có thể dính vào vị trí răng rụng gây chảy máu nhiều hơn khi gỡ ra.

- Khi máu đã cầm, nhớ kiểm tra lại để đảm bảo không còn sót chân răng ở trong.

Trong trường hợp còn sót lại chân răng cũ, chảy máu quá nhiều hoặc nhổ răng thất bại, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí, can thiệp kịp thời. Việc cố gắng nhổ răng trong trường hợp này có thể khiến tình trạng của trẻ càng nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn nhổ răng sữa tại nhà

4. Những trường hợp tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà

Tùy vào tình trạng răng mà cha mẹ có thể quyết định đưa trẻ đến cơ sở y tế để nhổ răng hoặc không. Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý nhổ răng cho bé tại nhà trong những trường hợp sau:

- Trẻ mắc bệnh lý đái tháo đường type 1: Tự ý nhổ răng sẽ làm trẻ có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng cao.

- Trẻ mắc bệnh lý tim mạch: Có khả năng ảnh hưởng đến bệnh lý hiện tại, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tim mạch trước khi quyết định nhổ răng.

- Trẻ mắc các vấn đề đông cầm máu: Không tự ý nhổ vì có thể gặp biến chứng chảy máu.

- Trẻ mắc bệnh lý gan, thận mạn tính, bệnh truyền nhiễm,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ điều trị bệnh lý nền nghiêm ngặt.

- Trẻ đang sốt cao, nhiễm trùng: Không nên nhổ răng cho trẻ mà cần điều trị cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.

- Trẻ có các bất thường về răng miệng, xương hàm: Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ răng hàm mặt đánh giá và nhổ răng.

Tóm lại, nhổ răng cho bé tại nhà tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho trẻ, không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Bạn chỉ nên thực hiện nhổ răng cho bé tại nhà khi đảm bảo đầy đủ an toàn và thuận lợi. Nếu có điều kiện, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thay răng sữa một cách an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thay răng sữa cho bé, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 08/07/2021 - Cập nhật 08/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bé thay răng sữa: Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?

Bé thay răng sữa: Có nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà?

Thay răng sữa là một quá trình quan trọng trong sự phát triển của trẻ, các răng sữa rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế vào đó. Phần lớn các bậc...

Icon thời gian
08/07/2021
361 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG