Theo thống kê hiện nay tỷ lệ mắc bệnh liên quan tới bệnh bướu tuyến giáp ngày càng gia tăng. Trong quá trình điều trị dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, duy trì sức khỏe tuyến giáp tốt nhất. Vậy bệnh bướu giáp nên ăn gì?
Bệnh bướu tuyến giáp nên ăn gì?
Người mắc bệnh bướu tuyến giáp ngoài việc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc chăm sóc, củng cố chức năng tuyến giáp bằng chế độ ăn uống khoa học cũng vô cùng cần thiết. Sau đây là một số thực phẩm người bệnh nên ăn và bổ sung hàng ngày:
1. Thực phẩm chứa nhiều iod
Dựa vào những nguyên nhân gây bệnh có thể thấy rằng việc bổ sung iod vừa đủ cho cơ thể sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh đồng thời giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Iod vẫn luôn là nguồn nguyên liệu giúp tuyến giáp tổng hợp hormone nhằm giúp cơ thể phát triển và tồn tại. Hơn nữa khi bổ sung đủ iod tuyến giáp sẽ hạn chế hình thành những khối u và nhân, duy trì cân bằng hoạt động giáp trạng.
Do vậy người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều iod trong những bữa ăn hàng ngày như: muối iod, rong biển, tảo biển, sò biển,… Tuy nhiên đối với những bệnh nhân đang trong thời gian điều trị bằng I-131 cần kiêng tuyệt đối iod. Mục đích giúp tuyến giáp hấp thu được tối đa I-131 trong khi điều trị bệnh.
2. Rau lá xanh
Những loại rau lá xanh có chứa nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất, sắt,… đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt tuyến giáp cần rất nhiều những vi chất này để hoạt động bình thường. Một số loại rau xanh người mắc bệnh bướu tuyến giáp nên bổ sung như: rau diếp, mồng tơi, rau dền, rau chân vịt,…
Bên cạnh đó người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều các loại rau họ cải: cải bắp, cải bẹ, cải thảo,… Bởi các rau họ cải chứa hàm lượng isothiocyanates sẽ làm hạn chế việc hấp thu iod của tuyến giáp, nhất là khi ăn sống. Do đó khi ăn các loại rau này người bệnh cần ăn ở mức độ vừa phải và cần chần luộc qua để phá hủy bớt isothiocyanates.
Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt tư vấn y tế từ xa với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!
3. Hải sản
Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu tuyến giáp là do thiếu hụt hàm lượng iod cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu iod tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn để tổng hợp nội tiết tố sẽ gây ra tình trạng bướu giáp, phình tuyến giáp. Hải sản là nguồn cung cấp hàm lượng iod tự nhiên vô cùng tuyệt vời. Các loại hải sản như tôm, cua, ốc, ngao,… chứa một lượng lớn vi chất iod, sắt, omega – 3, vitamin A, vitamin B, selen rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp.
Cá biển cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào từ thiên nhiên. Đặc biệt các loại cá giàu mỡ như cá ngừ, cá thu, cá ngừ nhiều dầu cá giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Hãy bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn để tăng mức độ phong phú của bữa ăn và cung cấp thêm lượng iod cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt người mắc bệnh bướu tuyến giáp khi ăn 3 bữa cá một tuần sẽ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.
4. Các loại hạt
Hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,… là nguồn thực phẩm giàu magie rất tốt cho tuyến giáp. Đặc biệt các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein thực vật, vitamin E, kẽm,… giúp tuyến giáp hoạt động một cách trơn tru hơn.
5. Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B
Vitamin A, C và E là những chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ những tổn thương tại tuyến giáp. Người bệnh cần bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin B như thịt gà, hải sản có vỏ, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt,… để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
6. Kẽm, sắt, đồng
Đây là những chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết giúp tuyến giáp hoạt động tối ưu nhất. Sắt hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả. Còn kẽm giúp tăng mức TSH, cần thiết để tăng sản sinh hormone tuyến giáp. Bổ sung một số thực phẩm như nấm, rau mồng tơi,… vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bướu giáp hiệu quả.
7. Thực phẩm chứa selenium
Selenium là một nguyên tố phi kim cùng với lưu huỳnh. Cũng tương tự như iod, selenium cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Trong quá trình trao đổi chất thì selenium sẽ chuyển hóa thành các loại selenoprotein khác nhau, hỗ trợ sản sinh hormone tuyến giáp. Một số thực phẩm giàu selenium như sò, cua, nấm, hạt hướng dương, yến mạch,…
8. Các loại quả mọng
Không phải bất cứ loại hoa quả nào cũng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với người bệnh bướu tuyến giáp. Người bệnh không nên chọn các loại quả có lượng đường quá cao, nên ăn các loại quả mọng như: dâu tây, nho, cam, quýt,mâm xôi, chuối,… đây là nhóm quả không chứa lượng đường quá cao, không gây cản trở quá trình tái tạo hormone tuyến giáp.
9. Sữa chua và phomat
Những sản phẩm chế biến từ sữa bò như sữa chua, phomai đều chứa hàm lượng protein, vitamin, canxi, iod vô cùng dồi dào, có ích đối với người bướu giáp. Không chỉ cung cấp iod cho cơ thể mà sữa chua còn có tác động tích cực tới hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, tăng vị giác giúp người bệnh bướu tuyến giáp ăn nhiều hơn, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh.
10. Cacao
Cacao là thực phẩm được nhiều người ưa thích chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất (sắt, đồng, mangan) dồi dào. Chúng hỗ trợ người bệnh cải thiện chức năng tuyến giáp. Hơn nữa cacao cũng giúp tăng cường chức năng não, ngăn ngừa chứng trầm cảm. Người bệnh nên sử dụng bột cacao nguyên chất, không đường nếu lựa chọn bột cacao đóng gói.
Trên đây là một số thông tin về bệnh bướu tuyến giáp nên ăn gì là tốt nhất cho người bệnh? Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và đừng quên chú ý tới việc tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra bạn có thể thăm khám cùng Top 5 bác sĩ tư vấn y tế từ xa chuyên khoa nội tiết. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị. Hãy theo dõi trên trang nhiều hơn để cập nhật nhiều thông tin về sức khỏe hữu ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.