Van tim được xem như những cánh cửa đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim, đảm bảo cho máu chảy qua các buồng tim theo một chiều nhất định. Tuy Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển nhưng các bệnh lý tim mạch do nhiễm trùng vẫn còn chiếm tỉ lệ nhất đinh và để lại các di chứng hết sức nặng nề, trong đó hay gặp hơn cả là bệnh lý van tim. Người bệnh thường rất lo lắng khi được chẩn đoán hở van tim hay hẹp van tim.
1. Có bao nhiêu van tim?
Tim có 4 buồng. Hai buồng trên được gọi là tâm nhĩ trái và phải, 2 buồng dưới được gọi là tâm thất trái và phải. Quả tim bình thường gồm có 4 van tim bao gồm:
- Van ba lá: Máu nghèo oxy từ khắp cơ thể đổ vào tâm nhĩ phải. Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Khi van ba lá mở, máu được tống từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải.
- Van động mạch phổi: Van động mạch phổi dẫn dòng máu nghèo oxy từ tâm thất phải đi vào động mạch phổi để trao đổi oxy theo từng nhịp hít vào. Máu giàu oxy sẽ theo dòng từ mao mạch phổi tới tĩnh mạch phổi và về tâm nhĩ trái.
- Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Khi van mở, máu giàu oxy từ tâm nhĩ trái được tống vào tâm thất trái.
- Van động mạch chủ mở ra, máu được tâm thất trái bơm vào động mạch chủ và sau đótới các cơ quan và mô trong cơ thể để cung cấp năng lượng.
Thời điểm các van tim đóng là để ngăn máu chảy ngược và trộn lẫn máu nghèo oxy với máu giàu oxy. Dòng máu liên tục theo một chiều giúp đưa oxy đến khắp các tế bào trong cơ thể.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Bệnh van tim là gì?
Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim đóng mở không đúng cách. Nếu tổn thương ở nhiều hơn một van tim, đó được gọi là tổn thương nhiều van tim. Ở một van tim cũng có thể xuất hiện hẹp hở phối hợp, phụ thuộc vào tổn thương van tim vào thời kì tâm thu hoặc tâm trương hoặc cả hai.
- Hẹp van tim là khi mở van, van bị hẹp nên hạn chế lưu lượng máu chảy theo một chiều.
- Hở van tim là khi các van tim đóng không kín, làm cho dòng máu phụt ngược lại buồng tim trước đó trong thời kỳ tim co bóp để tống máu đi, đôi khi do sa van. Sa van là khi lá van bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu hoặc các lá van đóng không đúng cách.
Mặc dù tim có 4 van nhưng bệnh lý van tim thường gặp lại là các van tim ở bên trái, tức van hai lá và van động mạch chủ. Trong khi đó, hẹp hở van 3 lá và hẹp hở van động mạch phổi lại ít hơn, do bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân thứ phát từ bệnh lý của van hai lá và van động mạch chủ. Ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh thường gặp hẹp van động mạch phổi.
3. Nguyên nhân bệnh lý van tim
Nguyên nhân tổn thương van tim được chia làm 3 nhóm:
Dị tật bẩm sinh liên quan đến việc van tim bị các khiếm khuyết dẫn đến sai lệch về kích thước, hình dạng, cách hoạt động hoặc van không được gắn đúng vị trí.
Mặc dù bệnh lý van tim hậu thấp có xu hướng giảm do hiệu quả dự phòng tiên phát thấp tim nhưng đây vẫn là một vấn đề sức khỏe quan trọng của các nước đang phát triển. Bản chất của bệnh lý này là bệnh tự miễn gây ra bởi liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Vì cơ tim và van tim có cấu tạo gần giống với tế bào vi khuẩn làm cho hệ thống miễn dịch nhận diện và tấn công nhầm. Hậu quả là gây tổn thương van tim khiến cho các lá van tim dày lên, dích lại với nhau. Cùng với hiện tượng lắng đọng canxi, lá van trở nên cứng hơn, gây ra tình trạng hẹp, hở van tim.
- Tổn thương van tim do bệnh lý thứ phát và mạn tính
Như thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra. Hiện nay nguyên nhân này càng gia tăng nhất là ở đối tượng mắc tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận, rối loạn mỡ máu,.....
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
4. Triệu chứng của bệnh van tim
Bệnh van tim nhẹ thường không có triệu chứng. Nhưng khi tình trạng hẹp hở van tiến triển nặng, triệu chứng đa dạng hơn người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như:
- Ngực khó chịu, áp lực hoặc căng tức (đau thắt ngực) dọc theo mặt trước của xương ức, trước tim và lan rộng.
- Đánh trống ngực: Là tình trạng nhịp tim không đều hoặc đập quá nhanh do các vấn đề ở hệ thống dẫn truyền của tim hoặc đôi khi là triệu chứng của bệnh van tim. Hẹp hở van tim khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để tống máu đi, khiến tim đập nhanh hơn, với bình thường nên được gọi là rối loạn nhịp tim.
- Khó thở: Đặc biệt là khi người bệnh đang vận động, gắng sức. Bệnh van tim làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể và gây khó thở.
- Mệt mỏi hoặc suy nhược: Khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đi bộ, làm việc nhà.
- Chóng mặt hoặc gần ngất xỉu: Triệu chứng phổ biến trong hẹp van động mạch chủ.
- Phù: Các vấn đề tại van tim khiến máu bị dồn ứ lại ở các cơ quan khác, chất lỏng tích tụ làm phù nề, nhất là vùng gan, bàn chân và cẳng chân.
Điều quan trọng là triệu chứng của bệnh van tim không nhất thiết phản ánh mức độ nặng của bệnh. Người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ và thảo luận với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào của sức khỏe mà bạn cảm nhận được.
Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
5. Chẩn đoán bệnh van tim
Chẩn đoán bệnh van tim thường bắt đầu bắt càng triệu chứng mà người bệnh kể lại y bác sĩ. Trong quá trình thăm khám lâm sàng tim mạch, các bác sĩ sẽ nghe tim bằng ống nghe. Từ đó phát hiện được các tiếng thổi, tiếng tim bất thường đặc trưng cho bệnh van tim.
Các cận lâm sàng cơ bản khi nghi ngờ bệnh van tim được bác sĩ chỉ định bao gồm: Siêu âm tim, X-quang ngực thẳng, điện tâm đồ (ECG).
6. Biến chứng
Nếu không được điều trị, hẹp hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn nhịp tim.
- Suy tim.
- Đột quỵ.
7. Điều trị
Điều trị bệnh van tim tùy thuộc vào mức độ nghiệm trọng của bệnh. Hở, hẹp van tim thường dùng phân loại độ từ 1 đến 4. Hở từ độ 3 trở lên là nặng, cần phải điều trị. Ở độ 2 các bác sĩ sẽ xem xét điều trị và theo dõi. Mức độ nhẹ ¼ thường người bệnh.
Không cần phải điều trị và cần tái khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên mỗi 1-2 năm để đánh giá diễn tiến của bệnh.
Từ mức độ trung bình trở lên, các bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nội khoa bằng thuốc và các thủ thuật sửa chữa, thay thế van phù hợp. Các thủ thuật được lựa chọn sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe cá nhân, van bị ảnh hưởng.
a. Nội khoa
Thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh van tim nhưng có thể làm giảm triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh như phù, nhịp tim bất thường, khó thở, đau ngực và các triệu chứng khác.
Bác sĩ có thể kê đơn:
- Thuốc lợi tiểu để giảm phù và tích tụ chất lỏng trong cơ thể.
- Thuốc chống đông để ngăn ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ tắc các mạch máu ngoại vi như mạch não, mạch vành, mạch chủ, ….
- Thuốc chống loạn nhịp để ngăn ngừa nhịp tim không đều hoặc nhanh (loạn nhịp tim).
- Thuốc điều trị suy tim giúp ngăn ngừa quá trình giãn buồng tim, cải thiện tiên lượng tử vong và triệu chứng nhập viện vì đợt cấp suy tim.
b. Can thiệp / phẫu thuật
Phẫu thuật van tim gồm thủ thuật sửa van hoặc thay thế van tim nhằm ngăn tổn thương lâu dài cho tim mạch.
Sửa van tim: Van tim được vá lại vết rách, định hình lại van hoặc tách lá van để van đóng mở đúng cách. Hẹp van hai lá có thể nong bằng ống thông mỏng có bóng, gọi là nong van bằng bóng. Tạo hình vòng van được áp dụng trong hở van ba lá cơ năng, đường chỉ may xung quanh vòng để thu nhỏ kích thước lỗ hở.
Thay van tim: Là kĩ thuật loại bỏ và thay thế van tim bằng van cơ học hoặc van sinh học.
- Van cơ học: Van tim nhân tạo cơ học được làm từ kim loại, bên ngoài phủ lớp carbon hoặc titanium phủ pyrolytic
- Van sinh học: Được làm từ mô động vật, mô người hiến tặng hoặc của chính bệnh nhân. Van sinh học không bền bằng van cơ học.
Một thủ thuật ít xâm lấn hơn được gọi là cấy ghép van động mạch chủ qua đường ống thông (TAVI) hoặc Mitra clip (kẹp van hai lá qua da trong trường hợp hở van 2 lá có chỉ định can thiệp/phẫu thuật). 2 phương pháp này đã được thực hiện ở Việt Nam và là những thủ thuật kĩ thuật rất cao, đòi hỏi người tiến hành có chuyên môn cao, máy móc trang thiết bị hiện đại và kinh phí cũng cao hơn so với phẫu thuật. Tuy nhiên ưu điểm là ít xâm lấn, ít để lại sẹo, người bệnh sớm đi lại và sinh hoạt bình thường.
c. Lối sống
Dù ở mức độ nào thì thay đổi lối sống luôn giúp giảm nguy cơ tiến triển sang các vấn đề tim mạch khác và đột quỵ. Bằng cách:
- Kiểm soát huyết áp, đường máu và cholesterol trong máu.
- Không hút thuốc lá.
- Sống tích cực.
- Thực hiện các bài tập phòng bệnh tim mạch phù hợp.
- Ăn chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
- Hạn chế rượu, bia.
- Giảm căng thẳng, lo âu.
8. Những lưu ý khi mắc bệnh van tim
Bệnh van tim không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu không điều trị bằng thuốc kết hợp với can thiệp/ phẫu thuật khi có chỉ định. Tuy nhiên các can thiệp đều ẩn chứa một tỉ lệ rủi ro. Vì vậy người bệnh cần tập cách sống chung với vấn đề tim mạch của mình nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
Suy tim là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh van. Tái khám định kì giúp bác sĩ kiểm soát nguy cơ và các dấu hiệu diễn biến nặng của người. Các chương trình tập thể dục, giáo dục và tư vấn cá nhân hóa để giúp phục hồi sau điều trị van tim là rất cần thiết. Không phải bài tập nào cũng phù hợp với tình trạng của bạn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập luyện. Phục hồi chức năng tim sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác.
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng được xem như “khắc tinh” của bệnh van tim, hãy nói với các bác sĩ răng hàm mặt, tai mũi họng hoặc các bác sĩ phụ trách khi bạn cần thực hiện các các thủ thuật y tế bất kỳ nào như nhổ răng, cắt amidan, .. Tiêm vắc xin ngừa cúm và viêm phổi để chủ động phòng tránh các bệnh nhiễm trùng.
Phụ nữ có tiền sử bệnh tim nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu họ đang có kế hoạch mang thai. Mang thai thường liên quan đến những thay đổi đáng kể trong lưu lượng máu và huyết áp, có thể làm nặng thêm bệnh van tim và tăng nguy cơ biến cố tim bất lợi.