Bệnh màng ngoài tim do suy giáp, bệnh thận mạn và tăng áp lực mạch phổi gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Tràn dịch màng ngoài tim do suy giáp
a. Triệu chứng và chẩn đoán tràn dịch màng ngoài tim do suy giáp
- Khoảng 5 – 30 % người bệnh được chẩn đoán suy giáp có tràn dịch màng ngoài tim, tuy nhiên thường ít khi gây ép tim cấp do tính chất diễn biến từ từ và khả năng thích nghi của người bệnh.
- Chẩn đoán xác định: Tràn dịch màng ngoài tim mức độ khác nhau, thường khi biểu hiện triệu chứng là mức độ vừa – nhiều kèm theo triệu chứng của bệnh suy giáp như nhịp tim chậm, huyết áp thấp, mệt mỏi uể oải, ăn uống kém, táo bón, chán ăn, giảm vận động sinh hoạt... Nếu có chỉ định chọc hút dịch, tính chất dịch thường là dịch thấm, trong, thành phần các tế bào trong dịch ổn định, không có tế bào bất thường. Xét nghiệm sinh hóa có tình trạng suy giáp (TSH tăng, nồng độ hormone tuyến giáp giảm).
Bên cạnh tràn dịch màng tim, người bệnh có triệu chứng của suy giáp
b. Điều trị
- Dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (levothyroxin) theo phác đồ cụ thể, thường 6 – 18 tháng tùy thuộc xét nghiệm tuyến giáp và bệnh lý nội khoa đi kèm.
- Chọc hút dịch màng tim khi có dấu hiệu chèn ép tim cấp, tuy nhiên khá hiếm gặp và thường chọc hút nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.
Thuốc điều trị suy giáp Levothyroxin
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
2. Viêm màng ngoài tim ở bệnh thận mạn
- Cơ chế tràn dịch màng ngoài tim do ure máu cao: Ure máu cao (thường > 20 mmol/L) tạo ra các sợi tơ huyết, gây phản ứng viêm xuất huyết và xuất tiết, dần dần tích tụ lượng dịch tăng lên trong màng ngoài tim, có thể gây ép tim, một vài trường hợp gây co thắt màng tim.
Định lượng ure máu giúp chẩn đoán nguyên nhân
- Một dấu hiệu nhận biết và là điểm khác biệt của viêm màng ngoài tim do ure máu cao đó là: Người bệnh ít khi có triệu chứng đau ngực kiểu màng tim điển hình cũng như ít khi có biến đổi điện tâm đồ đủ 4 giai đoạn của viêm màng ngoài tim.
- Người bệnh thường có biểu hiện của viêm màng ngoài tim trước hoặc trong vòng 8 tuần từ khi người bệnh bắt đầu phải lọc máu. Hầu hết người bệnh đáp ứng với lọc máu tăng cường thông qua lọc màng bụng hoặc chạy thận, do đó không nên sử dụng heparin trong quá trình lọc.
Lọc máu giúp cải thiện triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim của người bệnh
Điều trị tràn dịch màng ngoài tim:
- Đa số người bệnh thích ứng được với tình trạng viêm màng ngoài tim khi được lọc máu, tuy nhiên một số trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp thông thường có thể cần cân nhắc phẫu thuật mở dẫn lưu màng ngoài tim.
- Thuốc chống viêm giảm đau không Steroids – NSAIDs hoặc glucocorticoid (sử dụng trong màng ngoài tim hoặc đường toàn thân) là các biện pháp nội khoa có thể cân nhắc khi lọc máu không hiệu quả.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
3. Tràn dịch màng ngoài tim do tăng áp lực mạch phổi nặng
Tràn dịch màng ngoài tim là một tổn thương tương đối hay gặp ở người bệnh có tăng áp lực mạch phổi, tỉ lệ dao động khoảng 25 – 30%, lượng dịch thường ít và gần như không bao giờ ảnh hưởng tới huyết động.
Giải phẫu nhu mô và mạch máu phổi
Cơ chế của tổn thương này là do khi áp lực mạch phổi tăng sẽ dẫn tới tăng áp lực trong buồng tim phải gồm thất phải và nhĩ phải tăng áp lực trong các tĩnh mạch nhỏ của tim và xoang tĩnh mạch vành tăng áp lực lọc, gây tắc nghẽn hệ bạch huyết, cuối cùng dẫn tới tình trạng tràn dịch màng ngoài tim.
Do lượng dịch trong tràn dịch màng ngoài tim thường ít và hiếm khi gây chèn ép tim cấp, bên cạnh đó triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với biểu hiện của tăng áp lực mạch phổi và suy tim phải, do đó chẩn đoán chèn ép tim ở người bệnh tăng áp lực mạch phổi nặng rất khó, cần phối hợp dấu hiệu lâm sàng và siêu âm. Chủ yếu chẩn đoán được thường dựa trên siêu âm với các dấu hiệu đặc trưng và hay gặp như: ép các buồng tim phải, ép nhĩ trái,…
Tăng áp lực mạch phổi trên siêu âm (54mmHg)
Tràn dịch màng ngoài tim ở người bệnh tăng áp lực mạch phổi là yếu tố tiên lượng xấu, bất kể nguyên nhân gây tăng áp lực mạch phổi, vì đây là yếu tố làm nặng bệnh một cách độc lập.
Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367