Bạn đã biết gì về bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim
Tràn dịch màng ngoài tim có một số nguyên nhân sau:
- Thường gặp: bệnh ác tính (ung thư), lao, tai biến thủ thuật – can thiệp, hội chứng ure máu cao.
- Ít gặp: bệnh tự miễn, suy giáp, sau nhồi máu cơ tim, biến chứng phình tách động mạch chủ, nhiễm trùng.
2. Triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim
Diễn biến và mức độ nặng của tràn dịch màng ngoài tim phụ thuộc tốc độ gia tăng và lượng dịch của người bệnh. Một số triệu chứng tràn dịch màng ngoài tim thường gặp như:
- Đau ngực: Đau ngực kiểu màng, đau tăng khi ho, hít sâu, nằm, đỡ khi ngồi, cúi người ra phía trước. Nếu lượng dịch nhiều có thể đau kiểu tức nặng do tim bị chèn ép.
- Khó thở: Là triệu chứng thường gặp. Khó thở khi hít sâu, khi ho, tăng lên khi lượng dịch nhiều.
- Ho: Thường là ho khan, do tràn dịch màng ngoài tim chèn ép các cơ quan xung quanh.
- Triệu chứng toàn thân: tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Có thể sốt, gầy sút cân, …
Các triệu chứng của tràn dịch màng ngoài tim
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
3. Cận lâm sàng
a. Tính chất dịch màng ngoài tim
Dựa vào tính chất màu sắc, thành phần của dịch có thể giúp định hướng và xác định chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim.
Một số các xét nghiệm thường quy:
- Phân biệt dịch thấm hay dịch tiết dựa vào định lượng protein (phản ứng Rivalta), định lượng LDH và tỉ lệ LDH trong dịch / huyết thanh.
- Nuôi cấy dịch, nhuộm soi, PCR,…
- Xác định thành phần tế bào trong dịch dựa vào tế bào học.
Các kĩ thuật nhuộm soi giúp phát hiện loại vi sinh vật trong dịch màng ngoài tim
- Một số xét nghiệm đặc hiệu để xác định nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim:
- Virus: Xét nghiệm PCR đặc hiệu.
- Tràn mủ màng tim: Nuôi cấy xác định vi khuẩn, cấy máu.
- Trực khuẩn lao: AFB đờm và AFB dịch, PCR, GeneXpert.
- Nấm: Soi tươi hoặc nuôi cấy trong môi trường đặc hiệu với nấm.
- Amip: Dịch màu nâu như socola, nuôi cấy và test huyết thanh dương tính với amíp.
- Ung thư: Tế bào học và các marker ung thư.
Xét nghiệm PCR giúp phát hiện các vi sinh vật với độ đặc hiệu cao
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
b. Điện tâm đồ
Đa số người bệnh có các dấu hiệu như: nhịp nhanh xoang, điện thế thấp. Nếu có ép tim trên lâm sàng và siêu âm có thể xuất hiện luân phiên điện học, biến đổi đoạn ST và sóng T không điển hình.
Điện tâm đồ điện thế thấp và có hình ảnh luân phiên điện học trong tràn dịch màng ngoài tim
c. Siêu âm tim
- Siêu âm tim là phương tiện hữu hiệu giúp xác định có tràn dịch màng ngoài tim hay không, mức độ, tính chất, vị trí dịch và có dấu hiệu ép tim trên siêu âm hay không.
- Hình ảnh dịch màng ngoài tim trên siêu âm là khoảng trống quanh tim. Có thể ước lượng dịch sơ bộ dựa vào kích thước khoảng trống: <10mm: dịch ít; 10 – 20mm: dịch vừa: >20mm: dịch nhiều.
- Tính chất dịch: Dịch do nguyên nhân lành tính như suy giáp thường trong suốt, trong khi dịch do bệnh lý ác tính, chảy máu,…thường đặc, sánh, dịch chuyển dính vào nhau trên siêu âm và có thể có tổ chức sợi.
Hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim trên siêu âm
d. Xquang ngực
Dấu hiệu đặc trưng và điển hình là hình ảnh bóng tim to hình quả bầu nậm, phế trường hai bên sáng.
Hình ảnh tràn dịch màng tim trên Xquang (đường kính 19.8cm)
e. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh khác
Sử dụng cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ thường để xác định nguyên nhân tràn dịch màng ngoài tim như: ung thư, bệnh lý động mạch chủ, khối u,…hoặc đánh giá sự xâm lấn, di căn.
Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
4. Điều trị tràn dịch màng ngoài tim
Nguyên tắc
- Chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim và điều trị theo bệnh chính cùng với giải quyết triệu chứng người bệnh.
- Nếu xuất hiện ép tim cấp hoặc suy sụp huyết động: Chọc hút dẫn lưu dịch màng ngoài tim là chỉ định bắt buộc. Nếu không chọc hút được do có máu cục hoặc mủ màng tim, có thể mở màng tim để dẫn lưu.
- Không khuyến cáo sử dụng thuốc giãn mạch, hạ huyết áp và lợi tiểu.
- Chọc hút dịch để chẩn đoán khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu đã xác định được nguyên nhân gây tràn dịch màng ngoài tim, không cần chọc hút dịch trừ khi có ép tim cấp hoặc rối loạn huyết động.
Chỉ định chọc hút dịch màng tim tùy thuộc vào mức độ dịch và lâm sàng của người bệnh
5. Theo dõi và tiên lượng tràn dịch màng ngoài tim
Tiên lượng của tràn dịch màng ngoài tim tùy thuộc vào mức độ tràn dịch và nguyên nhân gây bệnh. Với lượng dịch nhiều, nguyên nhân thường do vi khuẩn hoặc khối u. Trong số các nguyên nhân, tràn dịch màng ngoài tim vô căn có tiên lượng tốt nhất, tỉ lệ biến chứng thấp nhất. Các trường hợp khác phụ thuộc vào bệnh lý gây tràn dịch.
Sau khi ra viện, người bệnh tái khám theo hướng dẫn:
- Số lượng dịch ít: không cần kiểm tra đặc biệt, nên đi khám khi có triệu chứng bất thường như trên.
- Số lượng dịch vừa nên siêu âm tim kiểm tra lại mỗi 6 tháng.
- Số lượng dịch nhiều: nên siêu âm tim kiểm tra lại mỗi 3 – 6 tháng.
Người bệnh nên đi siêu âm tái khám theo hướng dẫn bác sĩ
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367