Người bệnh suy tim có những đặc điểm lâm sàng cần lưu ý? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thăm dò áp dụng cho tất cả bệnh nhân suy tim
a. Điện tâm đồ
Không có một dấu hiệu điển hình nào, thường có những biến đổi gợi ý nguyên nhân suy tim như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ,…hoặc các dấu hiệu của suy tim như giãn, tăng gánh buồng tim. Một số biến đổi thường gặp như: nhịp nhanh xoang, các rối loạn nhịp: rung nhĩ, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu thất, tăng gánh thất trái, thất phải, các biến đổi của thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim như sóng Q hoại tử, đoạn ST chênh lên, rối loạn dẫn truyền như: block nhánh trái, block nhiều phân nhánh,…
Điện tâm đồ ST chênh lên tại các chuyển đạo D2,D3, aVF, chênh xuống ở các chuyển đạo soi gương gợi ý nhồi máu cơ tim vùng sau dưới
b. Xquang ngực
- Suy tim trái: tâm thất trái giãn biểu hiện bằng cung dưới trái phồng và kéo dài. Mờ vùng rốn phổi, có thể gặp đường Kerley B (do phù các khoảng kẽ của hệ bạch huyết phổi) hoặc hình ảnh cánh bướm trong trường hợp phù phổi cấp.
- Suy tim phải: tâm nhĩ phải giãn biểu hiện bằng cung dưới phải giãn, phổi mờ nhiều do ứ máu phổi.
Xquang suy tim với hình ảnh bóng tim to, giãn (mũi tên xanh)
c. Siêu âm tim
Siêu âm tim là phương tiện chẩn đoán chính xác, bắt buộc và cụ thể nhất cũng như là thăm dò người bệnh suy tim. Suy tim không chỉ giúp đánh giá cấu trúc, chức năng tâm thu và tâm trương, thất trái và thất phải của tim mà còn giúp chẩn đoán nguyên nhân, biến chứng của suy tim. Một số tổn thương có thể gặp khi siêu âm tim như:
- Tim bẩm sinh: thông liên thất, còn ống động mạch, thông liên nhĩ, tứ chứng Fallot, hẹp van động mạch phổi,…
- Bệnh van tim: hẹp hở van hai lá, hẹp hở van động mạch chủ,…
- Bệnh thiếu máu cơ tim: giảm, mất hoặc vận động thành tim nghịch thường, phình các vùng cơ tim,…
- Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế,…
- Bệnh màng ngoài tim: tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim,…
- Bệnh lý động mạch phổi: tăng áp lực động mạch phổi, tâm phế mạn,…
- Biến chứng của suy tim: huyết khối buồng tim, phình, giả phình,…
Siêu âm tim là phương tiện chẩn đoán và hỗ trợ điều trị hữu hiệu, bắt buộc cần thực hiện với mọi người bệnh suy tim nói riêng và có bệnh tim mạch nói chung
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
d. Peptid lợi niệu
Khi tim bị suy, tình trạng căng các thành tim dẫn đến tăng sản xuất peptit lợi niệu, cụ thể là BNP và NT-proBNP, 2 hormone lợi niệu được sản xuất từ tâm thất. NT-proBNP có thời gian bán hủy dài hơn và ổn định hơn BNP nên có độ nhạy cao hơn và thường được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị người bệnh suy tim. NT-proBNP có giá trị cao trong chẩn đoán âm tính bệnh nhân suy tim với ngưỡng là 125 pg/mL (suy tim mạn) và 300 pg/mL (đợt cấp) với giá trị dự báo âm tính lên đến 94 - 98%. Giá trị trên ngưỡng để chẩn đoán suy tim cấp với NT-proBNP lần lượt là: >450 pg/mL nếu >55 tuổi, >900 pg/mL nếu 55 – 75 tuổi và >1800 pg/mL nếu > 75 tuổi.
- Peptit lợi niệu chỉ gợi ý là đang có dấu hiệu suy tim, không xác định được nguyên nhân suy tim phải do tâm phế mạn từ bệnh phổi hay do tăng áp ĐMP từ tim trái.
- Không loại trừ được nguyên nhân khó thở là suy tim hay bệnh lý khác.
- Xét nghiệm có thể bị biến đổi: giảm khi làm ở người béo phì và tăng ở bệnh nhân suy thận, nhiễm khuẩn.
Xét nghiệm BNP và NT-proBNP hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị người bệnh suy tim
Một số xét nghiệm máu thường quy khác để tìm nguyên nhân, biến chứng và hỗ trợ điều trị cho người bệnh suy tim: Công thức máu, chức năng gan, thận, điện giải đồ, chức năng tuyến giáp, glucose, acid uric.
Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
2. Các thăm dò bổ trợ
- Xét nghiệm máu để gợi ý nguyên nhân suy tim: men tim Troponin I hoặc Troponin T trong nhồi máu cơ tim, ANA và dsDNA trong bệnh tự miễn,
- Xét nghiệm nước tiểu: tìm biến chứng sớm trên thận thông qua protein niệu, đánh giá các thông số cơ bản nước tiểu để theo dõi điều trị,…
- Khí máu động mạch: hữu ích trong trường hợp người bệnh suy tim cấp có hoặc không có phù phổi cấp đi kèm.
- Đo chức năng hô hấp: đánh giá bệnh lý phổi mạn tính, nguyên nhân gây suy tim phải do tâm phế mạn.
Khí máu động mạch hữu ích trong trường hợp đợt cấp suy tim, phù phổi
- Test gắng sức: Điện tâm đồ, siêu âm tim: tìm các nguyên nhân gây bệnh đang ẩn giấu mà có thể biểu lộ khi gắng sức.
- Chụp động mạch vành: đánh giá tổn thương hệ động mạch vành cấp máu nuôi tim, hỗ trợ điều trị như nong, đặt stent động mạch vành để cải thiện chức năng tim.
Quy trình chụp và can thiệp động mạch vành qua da
- MRI tim, xạ hình cơ tim: đánh giá bệnh cơ tim như: Amylodosis, bệnh cơ tim nhiễm sắt, nhiễm bột,…
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367