Nội dung chính
  • Tại sao cần biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim?
  • Triệu chứng nhồi máu cơ tim
  • Sơ cứu nhồi máu cơ tim
  • Tầm soát và dự phòng nhồi máu cơ tim cấp
Nội dung chính
  • Tại sao cần biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim?
  • Triệu chứng nhồi máu cơ tim
  • Sơ cứu nhồi máu cơ tim
  • Tầm soát và dự phòng nhồi máu cơ tim cấp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt, bệnh xảy ra đột ngột khiến người bệnh và mọi người xung quanh không phản ứng kịp, dễ ảnh hưởng đến tính mạng, Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim, giúp người bệnh vượt qua nguy kịch kịp thời. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Tại sao cần biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim?
  • Triệu chứng nhồi máu cơ tim
  • Sơ cứu nhồi máu cơ tim
  • Tầm soát và dự phòng nhồi máu cơ tim cấp

Các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt, bệnh xảy ra đột ngột khiến người bệnh và mọi người xung quanh không phản ứng kịp, dễ ảnh hưởng đến tính mạng, Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số kiến thức sơ cứu nhồi máu cơ tim, giúp người bệnh vượt qua nguy kịch kịp thời. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim?

Tim là cơ quan quan trọng hàng đầu của cơ thể, có vai trò bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng bởi 2 nhánh của mạch máu là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Nếu một trong hai động mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn, người bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim khiến máu không thể đến nuôi dưỡng tim. Nếu máu không được lưu thông trở lại trong vàng 2 tiếng, vùng cơ tim sẽ hoại tử khiến người bệnh tử vong đột ngột. Ngoài ra, vùng cơ tim tổn thương khiến người bệnh dễ có nguy cơ biến chứng dù đã thoát khỏi cơn nguy kịch như suy tim, rối loạn nhịp tim… Chính vì vậy, hiểu rõ về nhồi máu cơ tim và cách sơ cứu nhồi máu cơ tim giúp người bệnh nhanh chóng được hỗ trợ, ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim

Theo nghiên cứu do Đại học Arkansas, Hoa Kỳ, có 95% người sống sót sau nhồi máu cơ tim đã có dấu hiệu trước đó vài tuần, thậm chí là vài tháng. Người bệnh thường chủ quan, bỏ mặc hoặc không biết ddaays là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim cấp sắp đến. Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim như:

Đau thắt ngực: Đây là dấu hiệu nguy hiểm, điển hình. Người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực hay có bàn tay ai bóp chặt ở tim, trong khi một số khác cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm. Đa phần, cơn đau xuất hiện ở giữa ngực hoặc bên ngực trái. Đau lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay trong vòng một vài phút rồi biến mất và quay trở lại.

Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi lặp đi lặp lại nhiều lần mà trước đây chưa từng bị, trong khoảng vài ngày trước khi cơn nhồi máu xuất hiện.

Khó thở: Triệu chứng có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực.

Buồn nôn, nôn, khó tiêu, ợ nóng: Đây là những triệu chứng thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có triệu chứng chóng mặt, choáng váng, toát mồ hôi lạnh, cảm giác muốn đi đại tiện, vã mồ hôi, lo lắng quá mức…

Sơ cứu nhồi máu cơ tim

Khi bị đột quỵ tim, thời gian là yếu tố quan trọng quyết định sinh mạng của người bệnh. Vì vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần nhanh chóng liên hệ với y tế để được cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ, bạn cần thực hiện một số thao tác cơ bản để sơ cứu cho người nhồi máu cơ tim.

1. Nếu bạn là người bệnh:

  • Bạn cần dừng ngay tất cả các công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm tư thế nửa ngồi nửa nằm: Co đầu gối, nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất.
  • Cởi bỏ áo khoác ngoài, nới rộng khăn quàng cổ, cà vạt.
  • Hít thở sâu, thở ra từ từ để nhịp tim ổn định.
  • Bạn có thể uống một liều thuốc trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ nếu có. Nếu sau 5 phút mà cơn đau vẫn chưa đỡ, bạn nên dùng thêm một liều nữa.
  • Nếu bạn đang được cho uống aspirin, hãy uống một viên để phòng ngừa cục máu đông phát triển.

2. Nếu bạn là người thân:

Nếu là người ngoài và nhận thấy có người đang nhồi máu cơ tim, hãy thật bình tĩnh để thực hiện các thao tác sơ cứu. Với bệnh nhân còn tỉnh, bạn nên để người bệnh nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi, nằm ở nơi thoáng mát, trấn an nhẹ nhàng. Tránh nói to, hỏi quá nhiều khiến người bệnh căng thẳng. Nếu người bệnh được bác sĩ cho uống aspirin hoặc nitroglycerin… hãy cho bệnh nhân dùng thuốc theo hướng dẫn.

Với người bệnh đã bất tỉnh, bạn nên thực hiện các bước sơ cứu sau (Tuy nhiên, chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu bạn là nhân viên y tế hoặc người đã được huấn luyện thực hành):

Ép tim ngoài lồng ngực: Để người bệnh nằm ở một mặt phẳng cứng, quỳ gối phía bên trái bệnh nhân. Sau đó, chồng 2 bàn tay lên trên và đặt trước tim – vùng giữa 2 núm vú, khoáng liên sườn 4 – 5 bên trái. Dùng toàn lực để ép mạnh và sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi nới lỏng tay. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần liên tục, khoảng 60 lần/phút để tăng co bóp tim.

Hô hấp nhân tạo: Đặt người bệnh nơi thoáng đãng, nới rộng quần á. Kiểm tra dị vật trong miệng, kê cao cổ để đầu hơi ngửa lên cao. Điều này làm thông thoáng đường thở cho người bệnh. Sau ddos, bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi, thổi vào miệng người bệnh nhiều lần.

Tầm soát và dự phòng nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột và nguy hiểm, đặc biệt ở những người có các bệnh lý nền tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan và lơ là sức khỏe. Trang bị cho mình những kiến thức về sơ cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà. Đồng thời, thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để được hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị, dự phòng các bệnh lý.

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích để giảm thiểu tối đa hậu quả mà nhồi máu cơ tim gây ra. Lời cuối cùng, IVIE - Bác sĩ ơi chúc bạn luôn giữ được một chế độ sinh hoạt lành mạnh và có được một trái tim khỏe mạnh!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 07/01/2021 - Cập nhật 07/01/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát mới nhất năm 2021

Thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát mới nhất năm 2021

Các loại thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát được xem là vị “cứu tinh” cho sức khỏe của người bệnh. Không chỉ dự phòng tái phát mà còn là yếu tố thúc đẩy quá...

15/01/2021

1760 Lượt xem

4 Phút đọc

Dự phòng tái phát đột quỵ não

Dự phòng tái phát đột quỵ não

Nếu ai đó hỏi bạn rằng “đâu là căn bệnh nguy hiểm nhất mà con người phải đối mặt hiện nay” câu trả lời của bạn là gì nhỉ? Là ung thư hay là HIV? Không! Với...

15/01/2021

1046 Lượt xem

4 Phút đọc

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Ngày nay, các bệnh lý tim mạch xếp hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người. Đặc biệt là bệnh lý đột quỵ não xảy ra đột ngột, nguy hiểm và dễ gây...

15/01/2021

23359 Lượt xem

5 Phút đọc

Phòng tránh đột quỵ tim từ những thói quen đơn giản

Phòng tránh đột quỵ tim từ những thói quen đơn giản

Có khá nhiều người còn lầm tưởng đột quỵ tim chỉ xảy ra với những người cao tuổi. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, số lượng người trẻ mắc bệnh đang gia tăng một...

07/01/2021

1174 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG