Nội dung chính
  • Đột quỵ não – bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai
  • Chẩn đoán nhồi máu não
  • Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế
  • Điều trị đột quỵ não – cuộc chiến dài trường kỳ
Nội dung chính
  • Đột quỵ não – bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai
  • Chẩn đoán nhồi máu não
  • Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế
  • Điều trị đột quỵ não – cuộc chiến dài trường kỳ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Ngày nay, các bệnh lý tim mạch xếp hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người. Đặc biệt là bệnh lý đột quỵ não xảy ra đột ngột, nguy hiểm và dễ gây tử vong. Không khó để tìm kiếm được các thông tin cách phòng chống, điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ trên các trang mạng. Thế nhưng, thông tin nào mới là uy tín? Cách điều trị chuẩn theo phác đồ của bộ Y tế là như thế nào? Hãy cùng iSofHcare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Đột quỵ não – bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai
  • Chẩn đoán nhồi máu não
  • Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế
  • Điều trị đột quỵ não – cuộc chiến dài trường kỳ

Đột quỵ não – bệnh lý nguy hiểm không của riêng ai

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) đột quỵ não là sự xuất hiện đột ngột của các khiếm khuyết thần kinh cục bộ kéo dài hơn 24 giờ. Trong đó, nguyên nhân không do mạch máu đã được loại trừ. Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3, nguyên nhân gây tàn thế cao thứ nhất ở người.

Đột quỵ não bao gồm 2 loại: Chảy máu não (xuất huyết) và thiếu máu não (nhồi máu não).

Nhồi máu não: Bệnh lý xảy ra khi một mạch máu não bị tắc do có cục máu đông ngăn chặn. Ngoài ra, một số người có thể gặp tình trạng thiếu máu não thoáng qua (Đầy đủ các triệu chứng của đột quỵ nhưng thời gian tồn tại triệu chứng kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong vòng 60 phút.)

Xuất huyết não: Xảy ra do mạch máu não bị vỡ, máu tràn làm tổn thương các nhu mô não.

Chẩn đoán nhồi máu não

Theo các chuyên gia Y tế, để chẩn đoán đột quỵ não cần dựa trên các yếu tố bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng.

1. Bệnh sử:

  • Bệnh nhân đột ngột yếu, tê mặt, tan hoặc chân, đặc biệt là một bên cơ thể.
  • Rối loạn ý thức
  • Có bất thường về lời nói, sự hiểu biết
  • Bất thường về nhìn một hoặc cả hai bên mắt
  • Mất thăng bằng, chóng mặt hoặc phối hợp động tác.
  • Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

2. Khám lâm sàng khẩn

Bác sĩ khám lâm sàng khẩn bệnh nhân đột quỵ có thể thấy

  • Rối loạn ý thức, trí nhớ.
  • Co giật cục bộ.
  • Liệt, rối loạn cảm giác một phần hai cơ thể, mặt.
  • Hội chứng tiểu não, hội chứng tiền đình trung ương.
  • Rối loạn vận ngôn, thị giác.
  • Liệt dây thần kinh sọ.
  • Hội chứng màng não.

3. Chỉ định cận lâm sàng cho bệnh nhân đột quỵ

Một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm máu cần làm gấp như:

  • CT Scan não không có cản quang.
  • Xquang tim phổi, điện tim.
  • Kiểm tra độ bão hòa oxy, đặt monitor tim mạch liên tục trong 24 giờ đầu.
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra công thức máu, chức năng đông máu, đường huyết, điện giải đồ, chức năng thận.

Bác sĩ ơi! - Chương trình hỗ trợ người bệnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến miễn phí qua video call với các bác sĩ hàng đầu.

Bac sĩ ơi

Ngoài ra còn có một số cận lâm sàng thực hiện có chọn lọc ở bệnh nhân co mạch, tắc mạch máu từ tim như:

  • Kiểm tra chức năng gan, khí máu động mạch.
  • Dịch não tủy, bilan lipid máu, chức năng tuyến giáp.
  • Phân tích nước tiểu.
  • Đo điện não nếu co giật.
  • Siêu âm doppler động mạch cảnh, động mạch đốt sống trong vòng 24 giờ đầu.
  • Doppler xuyên sọ, MRI, MRA, mạch não đồ.

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

1. Nguyên tắc điều trị chung

Thông thoáng đường thở: Trong giai đoạn này, điều trị đột quỵ não cho bệnh nhân cần đảm bảo thông thoáng đường thở, thông khí cho bệnh nhân để đảm bảo tuần hoàn ổn định: Oxy qua sonde mũi với người có triệu chứng thiếu oxy, đảm bảo độ bão hòa oxy từ 95 – 100%. Đặt nội khí quản trong trường hợp bệnh nhân có suy hô hấp, rối loạn nhịp thở, hôn mê hoặc có nguy cơ hít sặc cao.

Truyền dịch: Truyền dịch cho bệnh nhân từ 1.5 – 2 lít/ngày.

Điều chỉnh huyết áp: Khi huyết áp tăng cao trên 210/110mmHg cần điều chỉnh bằng tiêm thuốc hạ áp đường tĩnh mạch. Trừ những trường hợp điều trị tiêu huyết khối, tổn thương cơ quan đích nặng do tăng huyết áp ác tính.

Hạ sốt: Một số bệnh nhân đột quỵ có thể bị sốt. Cần hạ sốt cho bệnh nhân bằng phương pháp vật lý như lau người, làm mát, uống thuốc. Nếu sốt do nhiễm trùng cần chỉ định dùng kháng sinh.

Ổn định đường huyết: Duy trì mức đường huyết dưới 150 mg/Dl.

2. Điều trị theo nguyên nhân

Tùy theo từng loại đột quỵ mà cách điều trị chuyên biệt cũng khác nhau.

Với thể xuất huyết mạch máu não:

  • Cần dùng thuốc cầm máu trong thời gian đầu của bệnh nhằm bảo vệ các tế bào não, ngăn ngừa sự lan tỏa các ổ tổn thương.
  • Dùng thuốc chống co thắt mạch theo đường truyền 5 – 7 ngày từ khi cơn đột quỵ khởi phát. Sau đó chuyển sang đường uống.
  • Khi bệnh nhân ổn định, kê thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho não.

Với thể nhồi máu não

  • Tái thông mạch máu não bằng rTPA – chất hoạt hóa plasminogen mô: Hoạt chất được tiêm đường tĩnh mạch hoặc động mạch, chỉ định trong trường hợp đột quỵ nhồi máu từ 3 – 4.5 giờ đầu lúc khởi phát, Không dùng trên bệnh nhân có triệu chứng quá nhẹ, quá nặng hay có dấu hiệu xuất huyết, rối loạn đông máu.
  • Tái thông mạch máu bằng dụng cụ cơ học: Chỉ định trong vòng 3 – 9 giờ sau khởi phát.
  • Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: chỉ định trong vòng 24 – 48 giờ kể từ khi khởi phát.

Điều trị đột quỵ não – cuộc chiến dài trường kỳ

Đột quỵ não xảy ra một cách nhanh chóng và để lại nhiều di chứng, biến chứng khôn lường cho cơ thể.

Những biến chứng cấp mà người bệnh có thể gặp như: Nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch sâu, phù não, tăng áp lực nội sọ, co giật…

Di chứng: Liệt mặt, liệt nửa người, yếu cơ, run tay chân, khó nói, khó nuốt, mất tiếng,…

Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là cách tốt nhất để hạn chế tối đa các biến chứng. Đồng thời người bệnh cần kết hợp theo dõi, tập phục hồi chức năng và phòng ngừa bệnh đột quỵ não. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất. Hãy liên hệ với các bác sĩ, bệnh viện để được thăm khám và sàng lọc nguy cơ đột quỵ ngay từ hôm nay.

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 15/01/2021 - Cập nhật 08/09/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát mới nhất năm 2021

Thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát mới nhất năm 2021

Các loại thuốc dự phòng đột quỵ não tái phát được xem là vị “cứu tinh” cho sức khỏe của người bệnh. Không chỉ dự phòng tái phát mà còn là yếu tố thúc đẩy quá...

15/01/2021

1769 Lượt xem

4 Phút đọc

Dự phòng tái phát đột quỵ não

Dự phòng tái phát đột quỵ não

Nếu ai đó hỏi bạn rằng “đâu là căn bệnh nguy hiểm nhất mà con người phải đối mặt hiện nay” câu trả lời của bạn là gì nhỉ? Là ung thư hay là HIV? Không! Với...

15/01/2021

1066 Lượt xem

4 Phút đọc

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị đột quỵ não chuẩn theo Bộ Y tế

Ngày nay, các bệnh lý tim mạch xếp hàng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong ở người. Đặc biệt là bệnh lý đột quỵ não xảy ra đột ngột, nguy hiểm và dễ gây...

15/01/2021

23447 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ não và những điều bạn cần biết!

Đột quỵ não và những điều bạn cần biết!

Ngày nay, bệnh lý đột quỵ não ngày càng trẻ hóa và có xu hướng gia tăng, gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đột quỵ não là...

07/01/2021

1693 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG