Quản lý ngoại trú và mục tiêu điều trị người bệnh suy tim mạn tính như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Quản lý ngoại trú bệnh nhân suy tim mạn tính
Các yếu tố cần đánh giá khi quản lý một người bệnh suy tim mạn tính tại phòng khám ngoại trú và cơ sở y tế tuyến dưới:
- Chẩn đoán xác định suy tim (theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ESC 2016)
- Xác định nguyên nhân suy tim, mức độ nặng suy tim tại thời điểm chẩn đoán và đáìh giá các biến chứng đã có của suy tim.
- Hạn chế và loại bỏ các yếu tố thúc đẩy đợt cấp suy tim.
- Suy tim là một hội chứng lâm sàng, dựa trên sự phối hợp của nhiều chuyên gia các chuyên khoa khác nhau cùng tham gia, phối hợp để đánh giá và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh gồm: bác sĩ tim mạch, bác sĩ phẫu thuật tim mạch, phục hồi chức năng tim mạch, chuyên gia dinh dưỡng, tâm thần và rối loạn tình dục).
Hình ảnh mô tả sự phối hợp giữa các chuyên khoa trong điều trị người bệnh suy tim theo Hội Tim mạch châu Âu ESC 2016
- Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh cách sử dụng thuốc và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, tập luyện, dinh dưỡng tại nhà. Bên cạnh đó, giáo dục người bệnh và người nhà biết cách theo dõi triệu chứng, diễn biến đợt cấp và các dấu hiệu dự báo tiến triển nặng của người bệnh.
Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.
2. Mục tiêu điều trị suy tim mạn tính
- Giảm tỷ lệ tử vong chung, do cả nguyên nhân tim mạch và không do nguyên nhân tim mạch.
- Giảm tỷ lệ nhập viện vì các đợt cấp của suy tim.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cải thiện khả năng gắng sức, giảm triệu chứng lâm sàng và tăng cường chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh suy tim giai đoạn cuối.
- Dự phòng:
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể làm nặng hoặc là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của suy tim như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì.
- Ngăn cản các yếu tố làm nặng thêm quá trình tổn thương cơ tim, quá trình tái cấu trúc cơ tim và tái phát triệu chứng ở người bệnh.
Yếu tố nguy cơ có thể gây ra hoặc làm nặng tình trạng suy tim
- Áp dụng biện pháp điều trị chung cho tất cả các người bệnh suy tim theo hướng dẫn cụ thể của hội Tim mạch Châu Âu ESC 2016.
- Cá thể hóa từng người bệnh dựa trên các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh và yếu tố xã hội của gia đình người bệnh.
Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!
1900 3367
3. Biện pháp điều trị chung của suy tim và suy tim mạn tính
a. Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi tùy theo mức độ suy tim khác nhau, mỗi người bệnh có chế độ tập luyện khác nhau. Người bệnh suy tim nhẹ vẫn có thể tập thể lực nhưng không hoạt động gắng sức nặng, không thi đấu thể thao. Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng, người bệnh chủ yếu nghỉ ngơi tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi. Nếu người bệnh nằm tại chỗ trong một thời gian dài, nên khuyến khích người bệnh hoặc người nhà người bệnh xoa bóp 2 chi dưới để tăng vận chuyển máu tĩnh mạch về tim, hạn chế nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.
Tập luyện thể dục mức độ phù hợp là cần thiết với người bệnh suy tim
b. Chế độ ăn giảm muối
- Muối ăn làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng thể tích tuần hoàn, do đó làm tăng gánh nặng cho tim.
- Đối với người bệnh suy tim có 2 chế độ ăn giảm muối:
- Chế độ ăn nhạt: Người bệnh dùng <3g muối NaCl / ngày, tức là <1.2g Natri / ngày.
- Chế độ ăn nhạt hoàn toàn: Người bệnh dùng <1.2g muối NaCl / ngày tức là <0.48 Natri / ngày.
Chế độ ăn giảm muối có lợi với người bệnh tim mạch
c. Hạn chế nước và dịch
- Hạn chế nước và dịch cho người bệnh để làm giảm thể tích tuần hoàn và giảm gánh nặng với tim.
- Mỗi người bệnh suy tim chỉ nên dùng khoảng 500 – 1000ml dịch đưa vào cơ thể mỗi ngày tùy mức độ suy tim.
d. Loại bỏ yếu tố nguy cơ
- Ngăn chặn các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê,…
- Giảm cân nặng, tránh cảm xúc mạnh.
- Tránh sử dụng các thuốc làm giảm sức co bóp cơ tim trừ khi có chỉ định bắt buộc phải dùng và lợi ích cao hơn nguy cơ cho người bệnh.
- Tránh các thuốc giữ nước như corticoid, NSAID,…
- Hạn chế hoặc loại bỏ những yếu tố làm nặng tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim,…
Không sử dụng chất kích thích giúp hạn chế nguy cơ khởi phát đợt cấp ở người bệnh suy tim
e. Điều trị nguyên nhân
- Đối với tất cả người bệnh, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để luôn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị.
- Một số nguyên nhân thường gặp có thể xác định như:
- Suy tim do nhồi máu cơ tim: can thiệp tái thông bằng thuốc hoặc nong/đặt stent, phẫu thuật bắc cầu chủ vành,…
- Suy tim do bệnh van tim: can thiệp nong van qua da, phẫu thuật sửa chữa, thay van tim,…
- Suy tim do rối loạn nhịp tim: dùng thuốc, đốt các rối loạn nhịp hoặc đặt máy tạo nhịp.
- Suy tim do tăng huyết áp: tìm nguyên nhân tăng huyết áp và sử dụng thuốc phù hợp, điều trị thuốc hạ huyết áp tối ưu.
- Suy tim do cường giáp: điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp hoặc phương pháp phóng xạ, phẫu thuật.
Đặt máy tạo nhịp tim khi có chỉ định giúp cải thiện tình trạng suy tim
Bên cạnh đó, còn có nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.
IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.
1900 3367