Nội dung chính
  • 1. Điều trị viêm màng ngoài tim cấp
  • 2. Tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp
Nội dung chính
  • 1. Điều trị viêm màng ngoài tim cấp
  • 2. Tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Điều trị và tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Viêm màng ngoài tim cấp: phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
  • 1. Điều trị viêm màng ngoài tim cấp
  • 2. Tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp

1. Điều trị viêm màng ngoài tim cấp

Nguyên tắc điều trị viêm màng ngoài tim cấp: Điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng. Mục tiêu là giảm đau, giảm viêm, giảm tràn dịch màng ngoài tim (nếu có) và dự phòng tái phát.

a. Điều trị ngoại trú

Đa số các người bệnh viêm màng ngoài tim cấp có nguy cơ thấp có thể được theo dõi và điều trị ngoại trú, không phải nhập viện. Một số người bệnh nguy cơ cao cần nhập viện để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệu chứng trong một số trường hợp, bao gồm các triệu chứng trên lâm sàng:

  • Sốt (trên 38 độ C).
  • Có dấu hiệu chèn ép tim cấp, đặc biệt nếu có rối loạn huyết động thì là chỉ định nhập viện cấp cứu. Một số triệu chứng điển hình như: tụt huyết áp, tĩnh mạch cổ nổi và tiếng tim mờ (tam chứng Beck trong tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim cấp).
  • Có tràn dịch màng ngoài tim nhiều trên siêu âm (đo ở cuối thì tâm trương, khoảng trống trên siêu âm là >20mm).
  • Bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp,…
  • Chấn thương cấp.
  • Triệu chứng lâm sàng không cải thiện sau ít nhất 1 tuần điều trị bằng NSAIDs và / hoặc colchicine. 

Tam chứng Beck là dấu hiệu điển hình của tràn dịch màng ngoài tim cấp có ép tim, một chỉ định nhập viện của viêm màng ngoài tim

Tam chứng Beck là dấu hiệu điển hình của tràn dịch màng ngoài tim cấp có ép tim, một chỉ định nhập viện của viêm màng ngoài tim

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

b. Điều trị nội trú

Hạn chế hoạt động thể lực: vận động nặng có thể làm khởi phát tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh cần được hướng dẫn nhằm hạn chế hoạt động thể lực gắng sức cho đến khi hết triệu chứng và dấu ấn sinh học trở về bình thường.

Các thuốc được sử dụng:

- Aspirin và giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm màng ngoài tim cấp.

Aspirin và NSAIDs là các thuốc lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm màng ngoài tim cấp

Aspirin và NSAIDs là các thuốc lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm màng ngoài tim cấp

  • Aspirin: liều cơ bản 0.5 – 1g mỗi 6 – 8h, ngày 3 – 4 lần, tổng liều tối đa từ 1,5 – 4g / 24h duy trì trong 1 – 2 tuần, sau đó giảm dần liều 0.25 – 0.5g mỗi 1 – 2 tuần, duy trì tới khi triệu chứng viêm trên lâm sàng và cận lâm sàng về bình thường.
  • Hoặc Ibuprofen 0.6g mỗi 8 giờ, tổng liều không quá 2g/24h duy trì trong 1 - 2 tuần, sau đó giảm dần 0.2 – 0.4g mỗi 1 – 2 tuần, duy trì tới khi triệu chứng viêm trên lâm sàng và cận lâm sàng trở về bình thường. Thời gian điều trị thường là 1 – 2 tuần nếu không có biến chứng.
  • Hoặc Indomethacin 25 - 50 mg mỗi 8 giờ, tổng liều không quá 0.2g/ 24h; Nên dùng từ liều thấp nhất mà người bệnh có thể dung nạp được và tăng dần liều để tránh tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, giảm liều 25mg mỗi 1 - 2 tuần, duy trì tới khi triệu chứng viêm trên lâm sàng và cận lâm sàng trở về bình thường. Thời gian điều trị thường 1 – 2 tuần nếu không có biến chứng.

- Colchicine là thuốc hàng đầu để bổ trợ cho liệu pháp aspirin/NSAIDs, đặc biệt có ích trong trường hợp sử dụng NSAIDs để cải thiện triệu chứng thất bại. Với người bệnh dưới 70kg thì dùng liều tối đa 0.5 mg mỗi 24 giờ và với người bệnh trên 70kg thì dùng liều tối đa 1g chia 2 lần mỗi 12 giờ. Thời gian điều trị thường kéo dài 3 tháng. 

Colchicine giúp cải thiện 50% tỉ lệ tái phát viêm màng ngoài tim cấp.

- Corticosteroid liều thấp có thể cân nhắc điều trị ban đầu viêm màng ngoài tim cấp ở những người bệnh chống chỉ định hoặc không thể dung nạp với aspirin và /hoặc NSAIDs hoặc trong các chỉ định cụ thể (bệnh lý đáp ứng viêm toàn thân, người bệnh mang thai, suy thận,…) và phải loại trừ nguyên nhân do nhiễm trùng. Corticosteroid cũng được sử dụng trong viêm màng ngoài tim do bệnh tự miễn. 

Hết sức thận trọng khi sử dụng corticosteroid do thuốc có rất nhiều tác dụng phụ đi kèm

Hết sức thận trọng khi sử dụng corticosteroid do thuốc có rất nhiều tác dụng phụ đi kèm

Theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng (đau ngực, sốt), cận lâm sàng (xét nghiệm tình trạng nhiễm trùng: bạch cầu, CRP, máu lắng) và chẩn đoán hình ảnh (dịch màng ngoài tim trên siêu âm tim).

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

2. Tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp

Hầu hết các người bệnh viêm màng ngoài tim cấp do nguyên nhân virus thường có tiên lượng lâu dài tốt sau khi đã điều trị triệt để căn nguyên và triệu chứng.

Một số trường hợp người bệnh có thể xảy ra tràn dịch màng ngoài tim gây ép tim cấp trên lâm sàng thì tiên lượng kém hơn, tuy nhiên khá hiếm khi xuất hiện. Một số nhóm bệnh có thể gây ra tình trạng này như viêm màng ngoài tim cấp do bệnh lý ác tính (ung thư,…), lao hoặc viêm màng ngoài tim do mủ

Lao phổi là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm màng ngoài tim.

Colchicine làm giảm nguy cơ tái phát trên 50% người bệnh. Nếu được điều trị đúng và đủ thời gian với colchicine, khoảng 70 – 85% người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn và không tiến triển. Nhóm người bệnh còn lại mắc viêm màng ngoài tim cấp vô căn nhưng không được điều trị bằng colchicine sẽ tiến triển thành bán cấp hoặc tái phát. 

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 11/10/2022 - Cập nhật 12/10/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh màng ngoài tim do suy giáp, bệnh thận mạn và tăng áp...

Bệnh màng ngoài tim do suy giáp, bệnh thận mạn và tăng áp lực mạch phổi gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết...

Icon thời gian
29/10/2022
1401 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tràn dịch màng ngoài tim: Nguyên nhân, triệu chứng và điều...

Bạn đã biết gì về bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Icon thời gian
11/10/2022
2966 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Điều trị và tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp

Viêm màng ngoài tim cấp: phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết dưới đây nhé.

Icon thời gian
11/10/2022
733 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Đặc điểm màng ngoài tim và nguyên nhân gây bệnh màng ngoài...

Đặc điểm màng ngoài tim và nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim do nhiễm trùng là gì? Hãy cùng tim hiểu với IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết dưới đây.

Icon thời gian
29/09/2022
1447 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG