Nội dung chính
  • 1. Cấu tạo và chức năng màng ngoài tim
  • 2. Bệnh lý màng ngoài tim
  • 3. Các nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim.
Nội dung chính
  • 1. Cấu tạo và chức năng màng ngoài tim
  • 2. Bệnh lý màng ngoài tim
  • 3. Các nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim.
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Đặc điểm màng ngoài tim và nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim do nhiễm trùng

Tham vấn y khoa:
Ths.BSNTCao Mạnh Hưng
Chuyên khoa Siêu âm tim,Chuyên khoa Nội tim mạch
Đặc điểm màng ngoài tim và nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim do nhiễm trùng là gì? Hãy cùng tim hiểu với IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Cấu tạo và chức năng màng ngoài tim
  • 2. Bệnh lý màng ngoài tim
  • 3. Các nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim.

1. Cấu tạo và chức năng màng ngoài tim

Giống như 2 lá phổi mỗi bên đều có một lớp màng bọc bên ngoài và chứa một lớp dịch mỏng, bao quanh tim và gốc động mạch chủ, động mạch phổi cũng có một lớp màng và được gọi là màng ngoài tim. Cũng như màng phổi, màng ngoài tim gồm hai lớp: lớp lá tạng bên trong ôm trực tiếp với cơ tim và lớp lá thành bên ngoài ôm lấy lá tạng và gốc các động mạch lớn. Giữa hai lớp này tồn tại một khoang ảo, thông thường sẽ chứa khoảng 15 – 30 mL dịch có tính chất sinh lý giúp làm trơn láng và ngăn cho cho lá thành và lá tạng không cọ vào nhau.

Cấu tạo màng ngoài tim

Cấu tạo màng ngoài tim

Về vai trò, giống như màng phổi, màng ngoài tim có chức năng bảo vệ tim và gốc động mạch chủ, động mạch phổi khỏi các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một tác dụng khác là màng ngoài tim làm cho hình dạng của tim không bị biến đổi, giãn nở trong một giới hạn nhất định, duy trì hoạt động trong các điều kiện sinh lý thông thường như hít thở, co bóp,…nhờ khả năng ôm và cố định tim và các gốc mạch máu lớn.

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể hoặc khám bệnh định kỳ, thì bạn nên thực hiện thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Chức năng của màng ngoài tim

Chức năng của màng ngoài tim

2. Bệnh lý màng ngoài tim

Có thể gặp nhiều dạng bệnh lý màng ngoài tim phụ thuộc vào các tổn thương trên lâm sàng và cận lâm sàng, từ viêm – tràn dịch màng ngoài tim đơn độc tới dày dính, viêm, co thắt, tràn dịch trong các bệnh lý toàn thân như nội ngoại khoa, ung thư, tự miễn,…Trong số đó, thường gặp nhất trên lâm sàng tại Việt Nam là bệnh viêm màng ngoài tim. Đây là một hội chứng lâm sàng gây ra do tình trạng viêm, nhiễm trùng màng ngoài tim, có hoặc không đi kèm tràn với tràn dịch màng ngoài tim. Bệnh chiếm tỉ lệ 0,1% trong tổng số các bệnh nhân nhập viện nói chung. Nam giới trong độ tuổi lao động (18 – 60) nguy cơ cao hơn so với nữ giới ở cùng độ tuổi. 

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý màng ngoài tim thường gặp nhất trên lâm sàng

Viêm màng ngoài tim là bệnh lý màng ngoài tim thường gặp nhất trên lâm sàng

Bệnh lý màng ngoài tim có thể chia làm 4 thể khác nhau, dựa vào các giai đoạn, diễn biến lâm sàng và hình thái tổn thương trên cận lâm sàng để chia thành các bệnh lý sau gồm:
- Viêm màng ngoài tim
- Tràn dịch màng ngoài tim.
- Ép tim.
- Viêm màng ngoài tim co thắt.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tim mạch tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Các nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim.

Như đã nói ở trên, bệnh lý màng ngoài tim có thể là một bệnh lý đơn độc, cũng có thể là một triệu chứng phối hợp với các triệu chứng khác nằm trong một bệnh toàn thân, do đó để chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ học.

Có nhiều cách phân loại bệnh lý màng ngoài tim, tuy nhiên đơn giản và dễ tiếp cận, đánh giá hơn cả là chia thành nhóm do nguyên nhân nhiễm trùng và không do nguyên nhân nhiễm trùng.

Với nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng, tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, căn nguyên gây bệnh thường là do vi khuẩn lao. Ngược lại thì đối với các nước phát triển nguyên nhân thường gặp là do virus.

Với nhóm nguyên nhân không do nhiễm trùng, bệnh màng ngoài tim thường nằm trong bệnh cảnh của một bệnh lý toàn thân khác như: ung thư, bệnh tự miễn, tăng ure máu,…Do đó về đặc điểm không có sự khác biệt về dịch tễ học mà phụ thuộc vào bệnh chính.

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn thường gặp có thể gây bệnh màng ngoài tim.

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là một bệnh tự miễn thường gặp có thể gây bệnh màng ngoài tim.

Nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim do nhiễm trùng

  • Vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn hay gây bệnh màng ngoài tim: thường gặp nhất là lao. Sau đó là các nhóm vi khuẩn phổ biến như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu. Ít gặp hơn có Mycoplasma, Leptospira, Haemophilus,…

  • Virus

Là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh màng ngoài tim do nhiễm trùng tại các nước phát triển, các loại virus gây bệnh gồm: Enterovirus (Hay gây bệnh đường ruột – thường do Coxsackie virus, Echovirus), Herpes virus (EBV, CMV, HHV-6), Adenovirus (hợp bào hô hấp), Parvovirus (lây qua động vật như: chó,...

  • Nấm

Rất hiếm gặp bệnh màng ngoài tim do nấm, thường xuất hiện ở người bệnh suy giảm miễn dịch như: ung thư, bệnh lý ác tính, HIV – AIDS, đang cần điều trị hóa trị, xạ trị, các thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc độc tế bào. Chính vì vậy nên tiên lượng khá kém vì thời gian điều trị kéo dài, bệnh lý nền nặng, thuốc điều trị bệnh nền và thuốc chống nấm nhiều tác dụng phụ và hệ miễn dịch người bệnh yếu. Một số loại nấm có thể gây bệnh màng ngoài tim như: Aspergillus, Candida...

  • Ký sinh trùng

Cực kì ít gặp ký sinh trùng gây bệnh màng ngoài tim, do đó y văn thế giới chưa có sự tổng hợp nhất định. Tuy nhiên một số loại ký sinh trùng đã được nhắc tới trong một số trường hợp bệnh cụ thể và được cho là nguyên nhân gây bệnh màng ngoài tim như: Echinococcus (sán dây kí sinh trong động vật hoang như chó, mèo, cáo,…), Toxoplasma (trùng cong hay kí sinh ở mèo, có thể gặp ở chim,…), Amíp (đơn bào kí sinh đường ruột gây bệnh lỵ ở người).

Vi khuẩn và virus là các nguyên nhân phổ biển gây nhiễm trùng có thể dẫn tới bệnh màng ngoài tim. 

Vi khuẩn và virus là các nguyên nhân phổ biển gây nhiễm trùng có thể dẫn tới bệnh màng ngoài tim. 

Ngoài ra, còn nhiều những yếu tố khác gây ảnh hưởng đến bệnh tim mạch mà chúng ta chưa để ý đến.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 29/09/2022 - Cập nhật 12/10/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh màng ngoài tim do ung thư, tia xạ và thuốc, nhiễm độc

Bệnh màng ngoài tim do ung thư, tia xạ và thuốc, nhiễm độc

Bệnh màng ngoài tim do ung thư, tia xạ và thuốc, nhiễm độc gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

29/10/2022

409 Lượt xem

5 Phút đọc

Bệnh màng ngoài tim do suy giáp, bệnh thận mạn và tăng áp...

Bệnh màng ngoài tim do suy giáp, bệnh thận mạn và tăng áp...

Bệnh màng ngoài tim do suy giáp, bệnh thận mạn và tăng áp lực mạch phổi gây ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết...

29/10/2022

1086 Lượt xem

4 Phút đọc

Tràn dịch màng ngoài tim: Nguyên nhân, triệu chứng và điều...

Tràn dịch màng ngoài tim: Nguyên nhân, triệu chứng và điều...

Bạn đã biết gì về bệnh lý tràn dịch màng ngoài tim? Hãy cùng IVIE - Bác sĩ ơi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

11/10/2022

2269 Lượt xem

5 Phút đọc

Điều trị và tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp

Điều trị và tiên lượng viêm màng ngoài tim cấp

Viêm màng ngoài tim cấp: phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng IVIE - Bác sĩ ơi qua bài viết dưới đây nhé.

11/10/2022

576 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG