Nội dung chính
  • 1. Mày đay là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân của mày đay là gì?
  • 3. Phù mạch 
  • 4. Chẩn đoán bệnh mày đay
  • 5. Điều trị bệnh mày đay như thế nào?
  • 6. Tiên lượng bệnh mày đay như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Mày đay là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân của mày đay là gì?
  • 3. Phù mạch 
  • 4. Chẩn đoán bệnh mày đay
  • 5. Điều trị bệnh mày đay như thế nào?
  • 6. Tiên lượng bệnh mày đay như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh mày đay cấp tính: Nguyên nhân và điều trị bệnh

Mày đay là bệnh lý về da thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Có khoảng 20% dân số từng bị mày đay ít nhất một lần trong đời. Vị trí xuất hiện thường gặp của mày đay là da, niêm mạc, thanh quản và đường tiêu hóa.
Nội dung chính
  • 1. Mày đay là bệnh gì?
  • 2. Nguyên nhân của mày đay là gì?
  • 3. Phù mạch 
  • 4. Chẩn đoán bệnh mày đay
  • 5. Điều trị bệnh mày đay như thế nào?
  • 6. Tiên lượng bệnh mày đay như thế nào?

1. Mày đay là bệnh gì?

Bệnh mày đay là bệnh lý với các biểu hiện trên da là những sẩn phù, mảng màu đỏ và ngứa nhiều. Thương tổn có kích thước khác nhau và không tồn tại quá 24 giờ

Mày đay cấp được định nghĩa là sự xuất hiện của thương tổn dưới 6 tuần. Khi bệnh vượt quá ngưỡng thời gian là 6 tuần thì được gọi là mày đay mạn tính.

Khi có những yếu tố làm xuất hiện các triệu chứng đến da và trở nên nặng lên, bạn cần thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Sẩn phù trong bệnh mày đay

Sẩn phù trong bệnh mày đay

2. Nguyên nhân của mày đay là gì?

Nguyên nhân bệnh mày đay do nhiều nguyên nhân gây nên tuy nhiên có đến 30-50% không tìm được nguyên nhân gây bệnh

Một số yếu tố khởi phát bệnh:

  • Nhiễm trùng
  • Virus Adenovirus, Enterovirus, virus viêm gan A,B,C..
  • Vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu..
  • Thuốc: thuốc điều trị tăng huyết áp, các thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm…
  • Thức ăn: sữa, trứng, hải sản…
  • Phấn hoa
  • Côn trùng đốt
  • Ở trẻ em nhiễm trùng đường hô hấp và các nhiễm trùng khác được cho là nguyên nhân hay gặp nhất khởi phát mày đay

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám da liễu tại các phòng khám uy tín hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

Nguyên nhân bệnh mày đay do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh mày đay do nhiều nguyên nhân

3. Phù mạch 

Phù mạch là một tình trạng thường đi kèm với mày đay, tuy nhiên phù mạch thường nặng hơn với các đặc điểm:

  • Tổn thương dưới trung bì
  • Tổn thương cả da và niêm mạc, đặc biệt là mi mắt và môi
  • Tổn thương thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ
  • Các biểu hiện khối màu sưng đỏ hoặc màu da dưới bề mặt da
  • Có thể ngứa hoặc không
  • Cảm giác thường là đau và căng tức
  • Trong các trường hợp phù nề họng và lưỡi có thể gây khó thở
  • Phù nề đường tiêu hóa có thể gây đau bụng và ỉa chảy

Hình ảnh sưng nề môi trong phù mạch

Hình ảnh sưng nề môi trong phù mạch

4. Chẩn đoán bệnh mày đay

Chẩn đoán bệnh mày đay chủ yếu dựa vào lâm sàng khi thăm khám, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để tìm được nguyên nhân gây dị ứng như: test lẩy da hoặc test 52 dị nguyên…

Ngoài ra còn có các bệnh lý da liễu khác ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

5. Điều trị bệnh mày đay như thế nào?

Điều trị bệnh mày đay tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định điều trị như sau:

  • Điều trị triệu chứng ngứa bằng các thuốc kháng histamin
  • Điều trị  các căn nguyên gây bệnh và tránh các tác nhân gây dị ứng nhằm hạn chế bệnh tái phát
  • Đa số các trường hợp mày đay chỉ cần điều trị ngoại trú, tuy nhiên trường hợp mày đay cấp tính mức độ nặng và phù mạch có thể phải nhập viện theo dõi và điều trị
  • Người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn về phác đồ điều trị cũng như các biện pháp hạn chế tái phát bệnh. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc bôi, uống hoặc các sản phẩm không rõ nguồn gốc vì có thể sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn.

6. Tiên lượng bệnh mày đay như thế nào?

Hầu hết mày đay cấp tính sẽ cải thiện sau 2-3 tuần điều trị, ở trẻ em và thanh thiếu niên bệnh thường bị ngắn ngày hơn. 

Bệnh có thể có những đợt bùng phát do nguyên nhân cơ địa, nhiễm khuẩn hay các bệnh lý toàn thân khác

Các trường hợp bệnh vô căn sẽ khó điều trị hơn và tình trạng bệnh sẽ dai dẳng hơn.

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/08/2022 - Cập nhật 28/08/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh mày đay cấp tính: Nguyên nhân và điều trị bệnh

Bệnh mày đay cấp tính: Nguyên nhân và điều trị bệnh

Mày đay là bệnh lý về da thường gặp, gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Có khoảng 20% dân số từng bị mày đay ít nhất một lần trong đời. Vị trí xuất hiện thường gặp...

28/08/2022

326 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG