Nội dung chính
  • 1. Bệnh quai bị là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh quai bị
  • 3. Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán và phát hiện biến chứng bệnh quai bị
  • 4. Bệnh quai bị có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?
  • 5. Điều trị bệnh quai bị
  • 6. Dự phòng bệnh quai bị như thế nào?
Nội dung chính
  • 1. Bệnh quai bị là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh quai bị
  • 3. Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán và phát hiện biến chứng bệnh quai bị
  • 4. Bệnh quai bị có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?
  • 5. Điều trị bệnh quai bị
  • 6. Dự phòng bệnh quai bị như thế nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bệnh quai bị và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Bệnh quai bị- căn bệnh không còn xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Đối tượng mắc bệnh có thể ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt cần lưu ý biến chứng có thể xảy ra ở bé trai.
Nội dung chính
  • 1. Bệnh quai bị là gì?
  • 2. Triệu chứng của bệnh quai bị
  • 3. Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán và phát hiện biến chứng bệnh quai bị
  • 4. Bệnh quai bị có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?
  • 5. Điều trị bệnh quai bị
  • 6. Dự phòng bệnh quai bị như thế nào?

1. Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một bệnh do virus gây ra với đặc điểm sưng tuyến mang tai và tuyến nước bọt. Có thể mắc bệnh ở mọi trẻ, nhưng tuổi hay gặp từ 2 đến 12 tuổi.

Virus quai bị lây từ người sang người qua đường hô hấp. Virus xuất hiện trong tuyến nước bọt từ 1 tuần trước và 2 tuần sau khi xuất hiện sưng tuyến nước bọt. Bệnh quai bị lây truyền cao nhất trong giai đoạn từ 1-2 ngày trước và đến 5 ngày sau sưng tuyến mang tai.

Ở nước ta, bệnh quai bị có thể tản phát quanh năm, tuy nhiên thường gặp hơn vào các tháng thu - đông, đây là thời điểm có khí hậu mát, lạnh và khô hanh khiến cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn.

Bệnh quai bị

Bệnh quai bị

Khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thay đổi làm ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ, mẹ nên thực hiện cho trẻ nhanh chóng đến thăm khám tại phòng khám, bệnh viện chuyên khoa nhi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Triệu chứng của bệnh quai bị

Triệu chứng của bệnh quai bị dễ nhận biết, khi có biểu hiện dưới đây trẻ cần được Bác sĩ nhi thăm khám và tư vấn. Triệu  chứng bệnh quai bị gồm:

- Đau hoặc sưng góc hàm, đau khi há miệng hoặc khi nuốt, da trên vùng sưng có màu sắc bình thường, không đỏ, sờ không nóng. Thường sưng cả 2 bên tuyến mang tai, bên này sau bên kia vài giờ tới vài ngày. Tỷ lệ số các trường hợp sưng cả 2 bên so với 1 bên là 6/1.

- Sốt nhẹ thường kéo dài 2-3 ngày. Nếu trẻ sốt cao nguy cơ biến chứng.

- Ngoài ra trẻ còn có một số triệu chứng như đau cơ, ăn uống kém, đau đầu, đau tai, đau bụng, nôn ói, sưng vùng bìu.

Các mẹ cần đưa bé đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm và theo dõi kịp thời. Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường hãy liên hệ theo hotline để được IVIE - Bác sĩ ơi đặt khám và tư vấn

1900 3367

3. Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán và phát hiện biến chứng bệnh quai bị

- Công thức máu: giúp phân biệt viêm tuyến mang tai do virus hay do vi khuẩn.

- Amylase máu và nước tiểu : tăng trong trường hợp viêm tụy

- Siêu âm tuyến mang tai: giúp phân biệt viêm hạch hay viêm tuyến mang tai do vi trùng

- Phân lập virus: bệnh phẩm máu, dịch phết họng, dịch tiết lỗ Stenon, dịch não tủy, nước tiểu. Xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh quai bị.

Ngoài ra, mẹ bé có thể tham khảo thêm thông tin về một số bệnh điển hình trong nhi khoa, sớm có những phương pháp dự phòng bệnh, tránh được các biến chứng đe dọa tới sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng của bệnh quai bị

Triệu chứng của bệnh quai bị

4. Bệnh quai bị có thể gây những biến chứng nguy hiểm nào?

Viêm tinh hoàn: Thường gặp ở tuổi dậy thì, hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi . Biểu hiện viêm tinh hoàn ở trẻ gồm những triệu chứng sau: 

  • Trẻ sốt cao 39 - 40°C trở lại sau khi viêm tuyến mang tai dịu đi, mệt mỏi, nhức đầu, mê sảng, buồn nôn, nôn.
  • Sưng tinh hoàn (vùng bìu) sau sưng tuyến mang tai 7 - 10 ngày, có thể cùng lúc hoặc không kèm sưng tuyến mang tai. Tinh hoàn sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường. Thường bệnh nhân sưng một bên tinh hoàn nhưng cũng có thể sưng hai bên.
  • Đau nhói tinh hoàn, lan xuống đùi làm trẻ đi lại khó khăn.
  • Sau 4 - 5 ngày trẻ hết sốt nhưng tinh hoàn sưng lâu hơn, không hóa mủ. Tinh hoàn hết sưng sau khoảng 2 tuần. Sau 2 – 6 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có bị teo hay không. 

Ở trẻ gái, viêm buồng trứng: 7% sau dậy thì, sốt và đau hạ vị, hiếm khi vô sinh.

 Viêm màng não

  • Trẻ sốt cao, nhức đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật. Trẻ nhỏ có thể có thóp phồng.  Nếu không kèm viêm não thì lành tính, bệnh tự giới hạn.

Biến chứng bệnh quai bị

Biến chứng bệnh quai bị

 Viêm não

  • Trẻ sốt cao, nhức đầu, co giật, rối loạn hành vi, nói sảng, ngủ gà, hôn mê, yếu liệt tay chân.
  • Tổn thương thần kinh do virus quai bị (Các rối loạn ý thức và vận động) thường cuối cùng sẽ tự phục hồi, rất hiếm có di chứng vĩnh viễn.

Viêm tuỵ cấp

  • Trẻ sốt trở lại, đau bụng vùng thượng vị, nôn, đầy bụng, ỉa lỏng, chán ăn.
  • Bệnh diễn biến lành tính, khỏi sau 1-2 tuần, hiếm để lại di chứng.

5. Điều trị bệnh quai bị

Bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ điều trị theo triệu chứng gồm:

- Hạ sốt, giảm đau tuyến mang tai: Paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần , uống 4 lần/ngày  giảm đau, hoặc khi sốt cách nhau mỗi 4-6 giờ.

- Chế độ ăn: Thức ăn mềm, dễ nuốt giúp giảm đau cho trẻ

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

- Khi có các triệu chứng của biến chứng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị

6. Dự phòng bệnh quai bị như thế nào?

Phòng bệnh quai bị gồm những cách sau:

- Những trẻ mắc bệnh quai bị, cần được cách ly trẻ  để tránh lây lan

- Tiêm vắc xin quai bị cho trẻ từ 12 tháng tuổi, nhắc lại mũi 2 lúc 4 – 6 tuổi. Thường hay sử dụng loại vắc xin kết hợp sởi - quai bị - rubella.

Bệnh quai bị là bệnh do virus có thể tự giới hạn, tuy nhiên có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Hiện đã có vắc xin phòng ngừa cho trẻ trên 12 tháng, quý phụ huynh đưa trẻ tiêm vắc xin để giảm tỷ lệ mắc và biến chứng bệnh quai bị ở trẻ.

Bạn hoàn toàn có thể chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được tiến hành làm sàng lọc và chẩn đoán bệnh. Vì vậy, hãy đặt lịch khám và chữa bệnh qua hệ thống IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất cho chính bạn và gia đình bạn!

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/09/2022 - Cập nhật 27/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Bệnh quai bị và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Bệnh quai bị và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Bệnh quai bị- căn bệnh không còn xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Đối tượng mắc bệnh có thể ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt cần lưu ý biến chứng có thể xảy ra ở bé trai.

27/09/2022

352 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG