Bị đau phía trên gót chân không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn hạn chế vận động. Tình trạng đau gót chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như các điều trị khi bị đau phía trên gót chân, bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân gây đau phía trên gót chân
Bị đau phía trên gót chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và dưới đây là một số bệnh lý phổ biến liên quan đến triệu chứng này:
Viêm gót chân (Viêm gân Achilles)
Viêm gót chân (viêm gân Achilles) là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị đau phía trên gót chân. Viêm gót chân là tình trạng gân Achilles bị quá tải do hoạt động quá mức, dẫn đến tổn thương vùng gót chân. Gân Achilles, nằm cách xương gót 3 - 6 cm, có ít mạch máu và được cấu tạo từ các sợi collagen nhỏ, do đó rất dễ bị tổn thương khi gặp tác động bất ngờ. Các triệu chứng thường gặp của viêm gân gót bao gồm:
-
Đau nhức vùng gót chân, cơn đau tăng dần khi di chuyển.
-
Sưng, nóng, đỏ vùng gót chân.
-
Hạn chế vận động vùng gót chân.
-
Gân Achilles dày lên.

Bị đau phía trên gót chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Viêm gót chân gây đau vùng gót chân khi chịu sức nặng cơ thể, đặc biệt khi mới thức dậy vào buổi sáng. Đau thường giảm trong 5-10 phút nhưng có thể tái phát trong ngày, nặng hơn khi đẩy gót chân ra hoặc sau khi nghỉ ngơi. Đau gót chân cấp tính, nặng, kèm sưng nhẹ có thể chỉ ra tình trạng rách cân gan chân cấp tính. Một số bệnh nhân có cảm giác đau bỏng rát, đau tức gót chân, lan dọc theo bờ trong của gan chân khi đi bộ.
Viêm bao hoạt dịch
Bị đau phía trên gót chân có thể do bạn bị viêm bao hoạt dịch gót chân. Đây là tình trạng viêm của túi hoạt dịch quanh gót chân do vi khuẩn. Triệu chứng bao gồm sưng tấy quanh mặt sau của gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, và da sau gót chân có thể bị đỏ hoặc nóng.
Hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng đường hầm cổ chân xảy ra khi dây thần kinh chày sau bị chèn ép bởi gãy xương, khối u, hạch, hoặc gai gót chân trong khoảng hẹp nằm ở mặt trong của cổ chân.
Gai gót chân là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở những người vận động thể chất thường xuyên. Biểu hiện của bệnh bao gồm đau, tê, bỏng rát, hoặc cảm giác như bị điện giật ở phía bên trong mắt cá chân, dưới lòng bàn chân, và có thể lan đến gót chân, vòm chân, các ngón chân và bắp chân.

Hội chứng ống cổ chân có thể làm bạn bị đau phía trên gót chân
Tăng cân hoặc béo phì
Khi tăng cân, trọng lượng cơ thể gia tăng sẽ làm tăng áp lực lên toàn bộ đôi chân, đặc biệt là khu vực gót chân. Điều này có thể làm cho bạn bị đau phía trên gót chân, dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng và đau ở vùng gót chân do phải chịu đựng trọng lượng lớn hơn bình thường.
Cảm giác đau nhức và mệt mỏi ở gót chân và vùng xung quanh, thường tăng lên khi đứng hoặc đi lâu.
Căng thẳng cơ bắp chân
Căng thẳng cơ bắp chân có thể xảy ra do hoạt động thể thao quá mức hoặc thiếu giãn cơ trước khi vận động. Sự căng thẳng và quá tải có thể làm tăng áp lực lên gân và cơ xung quanh gót chân, làm cho bạn bị đau phía trên gót chân.
Đau nhói hoặc cảm giác căng cứng ở bắp chân, đặc biệt sau khi vận động mạnh hoặc không thực hiện giãn cơ đúng cách. Có thể kèm theo cảm giác mỏi mệt và khó chịu khi đi bộ hoặc đứng lâu.
Xem thêm: Đau xương bàn chân là bị bệnh gì? Cách trị đau
Chấn thương
Chấn thương, chẳng hạn như gãy xương, bong gân, hoặc va đập mạnh vào khu vực gót chân có thể gây ra sưng tấy, đau và khó di chuyển. Các chấn thương có thể làm tổn thương các cấu trúc xung quanh gót chân, dẫn đến cảm giác đau đớn.
Sưng tấy, bầm tím, hoặc đỏ ở khu vực gót chân. Đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi di chuyển hoặc chạm vào vùng bị chấn thương. Cảm giác đau có thể kèm theo hạn chế trong phạm vi chuyển động và khó khăn khi đi lại.
Tìm hiểu: 4 Cách giảm đau và điều trị đau xương gót chân
2. Cách chữa trị bị đau phía trên gót chân
Ngâm muối Epsom
Bạn có thể giảm đau gót chân bằng cách ngâm chân trong nước muối Epsom ấm. Muối Epsom có chứa thành magnesium sulfate, giúp giảm đau và viêm hiệu quả. Thêm 1 - 2 tách muối Epsom vào nước ấm và bắt đầu ngâm chân trong khoảng 20 phút mỗi ngày để giảm đau gót chân.

Ngâm chân trong nước muối Epsom để giảm đau
Giảm đau tạm thời bằng chườm lạnh
Khi bị đau phía trên gót chân, bạn có thể chườm lạnh để giảm đau. Chườm đá lạnh lên vùng gót chân đau trong khoảng 10-15 phút mỗi lần giúp giảm đau và sưng tấy. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách và không chườm quá lâu để tránh tổn thương da và mô mềm.
Sử dụng thuốc giảm đau
Để xoa dịu triệu chứng đau gót chân ngay, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như diclofenac, meloxicam, celecoxib, hoặc etoricoxib. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc này vì có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch, gan thận và xương khớp. Những người mắc viêm loét đường tiêu hóa, hen phế quản, hoặc bệnh lý tim mạch cần thận trọng khi sử dụng.
Dùng nẹp gót bàn chân
Nẹp bàn chân là phương pháp điều trị hiệu quả khi bị đau phía trên gót chân. Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà và hiệu quả hơn là khi sử dụng vào ban đêm. Nẹp giúp giữ gót chân ở vị trí cố định và hỗ trợ kéo căng cân cơ, từ đó giảm đau khá tốt.

Dùng nẹp gót bàn chân để giảm đau
Xoa bóp gót chân với các loại dầu, tinh dầu
Xoa bóp gót chân là phương pháp chữa đau gót chân hiệu quả từ dân gian. Sử dụng các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu bạc hà, hoặc bột nghệ để xoa bóp vùng gót chân đau. Massage nhẹ nhàng và đều đặn trong khoảng 10-15 phút giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Bạn cũng có thể sử dụng các bàn chân đá hoặc dụng cụ massage chuyên dụng để xoa bóp.
Đi khám bác sĩ
Bạn nên đi khám bác sĩ khi cơn đau gót chân kéo dài, có dấu hiệu sưng đỏ hoặc nóng, và gặp khó khăn trong việc đi lại. Nếu chưa có thời gian đến các cơ sở y tế để thăm khám thì bán có thể tư vấn y tế từ xa tại ứng dụng y tế IVIE - Bác sĩ ơi. Các ưu điểm nổi bật của ứng dụng này gồm có:
-
Xếp lịch khám bệnh nhanh
-
Bệnh nhân có thể đặt lịch khám đau gót chân tại các bệnh viện lớn, uy tín trên toàn quốc
-
Tư vấn trực tuyến với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thắc mắc.

Miễn phí chat riêng với bác sĩ trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi
Tải app
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả khi bị đau phía trên gót chân. Hy vọng các thông tin mà IVIE - Bác sĩ ơi chia sẻ có thể mang đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. Để đặt lịch khám với bác sĩ giỏi tại cơ sở y tế uy tín, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.