Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây dị ứng da
  • 2. Dấu hiệu nhận biết sớm
  • 3. Phương pháp điều trị Tây y
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây dị ứng da
  • 2. Dấu hiệu nhận biết sớm
  • 3. Phương pháp điều trị Tây y
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bị dị ứng da và 5+ dấu hiệu nhận biết sớm

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên từ bên ngoài kết hợp với hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch bên trong, cơ thể “biểu tình” và phản ứng ra bên ngoài, gọi là bị dị ứng da. Một bệnh lý da liễu điển hình thường xuất hiện ở nước ta, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh lý này? Cùng ISOFHCARE tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
  • 1. Nguyên nhân gây dị ứng da
  • 2. Dấu hiệu nhận biết sớm
  • 3. Phương pháp điều trị Tây y

1. Nguyên nhân gây dị ứng da

Theo các chuyên gia, tình trạng dị ứng phát sinh do histamin được sản xuất quá mức trong quá trình tiêu diệt dị nguyên khiến cơ thể bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài.

Có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây bùng phát hiện tượng dị ứng:

- Khói thuốc, bụi bặm, nấm mốc: Những người phải làm việc nơi khói bụi hoặc đi đường mà không che chắn có nguy cơ bị dị ứng da.

- Lông động vật, phấn hoa, hóa chất: Đây là một trong những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất.

- Thuốc tây, thuốc bôi ngoài da: Tác dụng phụ của nhiều loại thuốc đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm có thể gây bỏng rát, ngứa ngáy, khó chịu.

- Mỹ phẩm: Hiện nay có rất nhiều loại mỹ phẩm không có xuất xứ rõ ràng, kem trộn hay những sản phẩm mỹ phẩm hết hạn sử dụng. Chúng là tác nhân gây dị ứng da khiến nhiều chị em “khốn khổ”.

- Sự thay đổi đột ngột thời tiết: Thường xảy ra khi giao mùa từ nóng sang lạnh.

Nguyên nhân gây dị ứng da

- Dị ứng thức ăn: Là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến mà không cần điều trị. Có khoảng 30% các trường hợp dị ứng với thức ăn gây ngứa ngáy, nổi mề đay và mẩn đỏ trên da. 

- Yếu tố di truyền: Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử dị ứng với dị nguyên nào thì con cái có khả năng dị ứng dị nguyên đó cao hơn.

- Dị ứng do cơ địa: Cơ địa chiếm đến 80% khả năng dị ứng với bất kỳ nguyên nhân nào đó ở mỗi người. Đặc biệt là những đối tượng có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng bị dị ứng hơn so với người có cơ địa khỏe mạnh bình thường.

- Tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa hoặc dung môi,...

Người bệnh thường không nhận thấy dấu hiệu dị ứng ngay khi tiếp xúc với các dị nguyên, tuy nhiên lâu dần sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn. Tức là cơ thể đã ghi nhớ sau lần đầu tiếp xúc dị nguyên. Khi đó, những triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện, gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Dấu hiệu nhận biết sớm

Dưới đây là những triệu chứng xuất hiện khi bị dị ứng da, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất, các cơ sở bệnh viện Da liễu uy tín để được tư vấn:

- Da sưng đỏ, phù nề, ngứa: Các mao mạch bị giãn nở dưới tác động của các histamin. Lúc này, trên da bắt đầu có những nốt nhỏ li ti, da sần sùi và khô ráp hơn. Một số trường hợp bong tróc thành từng mảng, gây ngứa ngáy, nhất là khi về đêm.

- Da có nhiều mẩn đỏ, ngứa: Đa số người bị dị ứng da nhận thấy nổi nhiều mẩn đỏ, đôi khi có màu nhợt hơn so với các vùng da xung quanh. Chúng gây ngứa dữ dội và thường xuất hiện nhiều ở khu vực da tay, da chân. Một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa khắp người.

- Da bị khô, bong tróc: Dị ứng có thể khiến da bị mất nước, gây khô và bong vảy trắng.

- Da bị chảy dịch: Khi ngứa người bệnh có xu hướng cào gãi. Chính vì điều này khiến cho một số nốt mẩn đỏ có dịch bên trong bị vỡ, chảy ra ngoài.

- Cảm giác vùng bị dị ứng da châm chích, nóng ran.

3. Phương pháp điều trị Tây y

Hiện nay, có nhiều cách chữa dị ứng da mặt được liệt kê trong phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.  Ở những bệnh nhân bị dị ứng nhẹ có thể áp dụng điều trị không dùng thuốc bằng cách loại trừ nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc tại nhà. Nếu như triệu chứng dị ứng mạnh và tái phát nhiều lần, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ Da liễu và điều trị tại bệnh viện để được hướng dẫn sử dụng thuốc cho phù hợp.

Điều trị dị ứng da bằng thuốc tây

Người bệnh khi có các triệu chứng dị ứng da mặt sau 3 ngày không thuyên giảm cần lập tức tới các bệnh viện để điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng những thuốc sau:

- Thuốc ức chế Calcineurin: Loại thuốc này giúp ngăn chặn các kháng nguyên sinh ra – nguyên nhân chủ yếu gây dị ứng ngoài da bằng cách sẽ tác động lên những tế bào Lympho T. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng thuốc vì nguy cơ bị ung thư sẽ tăng cao.

- Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc háng Histamin được sử dụng chung với nhóm thuốc bôi ngoài da chống dị ứng. Thuốc làm ức chế sự sản sinh Histamin trong cơ thể và làm dịu đi các kích ứng ngoài da.

- Thuốc mỡ kháng sinh: Dị ứng da mặt ở dạng dị ứng thực phẩm, hoặc mỹ phẩm gây nổi mụn trứng cá sẽ được điều trị tốt với nhóm thuốc mỡ kháng sinh. Công dụng chính của thuốc là giúp giảm viêm, giảm sưng và đồng thời ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây dị ứng dưới da. 

- Thuốc Corticoid dạng bôi: Chứa thành phần kháng sinh cao nên thường chỉ được dùng điều trị dị ứng cho trường hợp dị ứng da nặng. Tác dụng chống viêm và chống dị ứng song song nhưng đồng thời thuốc có tác dụng phụ là làm mỏng da. Do đó bệnh nhân không dùng thuốc điều trị trong thời gian dài.

Trên lâm sàng đã ghi nhận nhiều case bị dị ứng da nhưng không được điều trị kịp thời khiến “dung nhan” bị tàn phá. Vì vậy để bảo vệ làn da của mình hãy nắm bắt và ghi nhớ những thông tin ở bài viết trên.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/07/2021 - Cập nhật 21/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dị ứng da ngứa toàn thân phải làm sao?

Dị ứng da ngứa toàn thân phải làm sao?

Dị ứng da ngứa toàn thân là hiện tượng da nổi mẩn kèm ngứa toàn thân. Ngứa da toàn thân không rõ lý do khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang. Trên ...

21/07/2021

23093 Lượt xem

5 Phút đọc

Dị ứng da xảy ra như thế nào? Cách điều trị các trường hợp...

Dị ứng da xảy ra như thế nào? Cách điều trị các trường hợp...

Da là cơ quan lớn nhất cơ thể đồng thời cũng là cơ quan “báo động” khi cơ thể bị dị ứng. Dị ứng da không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ cho ...

21/07/2021

2205 Lượt xem

7 Phút đọc

Bị dị ứng da và 5+ dấu hiệu nhận biết sớm

Bị dị ứng da và 5+ dấu hiệu nhận biết sớm

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên từ bên ngoài kết hợp với hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch bên trong, cơ thể “biểu tình” và phản ứng ra bên ngoài, gọi là bị...

21/07/2021

18702 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG