Nội dung chính
  • 1. Dị ứng da là gì ?
  • 2. Triệu chứng và chẩn đoán dị ứng da
  • 3. Cách điều trị các trường hợp dị ứng da
Nội dung chính
  • 1. Dị ứng da là gì ?
  • 2. Triệu chứng và chẩn đoán dị ứng da
  • 3. Cách điều trị các trường hợp dị ứng da
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Dị ứng da xảy ra như thế nào? Cách điều trị các trường hợp dị ứng da

Da là cơ quan lớn nhất cơ thể đồng thời cũng là cơ quan “báo động” khi cơ thể bị dị ứng. Dị ứng da không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy dị ứng da xảy ra như thế nào? Cách điều trị các trường hợp dị ứng da. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Nội dung chính
  • 1. Dị ứng da là gì ?
  • 2. Triệu chứng và chẩn đoán dị ứng da
  • 3. Cách điều trị các trường hợp dị ứng da

1. Dị ứng da là gì ?

Dị ứng da là tình trạng quá mẫn miễn dịch của hàng rào bảo vệ da, gây ra các phản ứng viêm tại chỗ. Da bị dị ứng do nhiều yếu tố, bao gồm các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, thức ăn, mỹ phẩm, thuốc, … hoặc sự tăng phản ứng của hệ thống miễn dịch hoặc kết hợp cả hai. Ngoài dị ứng da là mức độ nhẹ của phản vệ, các trường hợp trung bình và nặng ảnh hưởng đến hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, … thậm chí gây sốc.

Dị ứng da biểu hiện qua các bệnh lý gồm cả cấp và mạn tính như sau :

a. Viêm da cơ địa (Chàm)

Chàm da là tình trạng viêm da phổ biến nhất, đặc biệt là trẻ em. Nó ảnh hưởng đến 1/5 trẻ sơ sinh và khoảng 1/5 người trưởng thành. Hiện nay người ta cho rằng nguyên nhân là do hàng rào bảo vệ da, khiến da bị khô, dễ bị kích ứng và viêm nhiễm bởi nhiều yếu tố môi trường. Ngoài ra, một số trẻ nhỏ bị chàm lại nhạy cảm với thức ăn, khiến bệnh nặng nề hơn. Một nửa số bệnh nhân bị viêm da cơ địa thừa hưởng gen từ bố mẹ có tên là filaggrin. 

Chàm da biểu hiện của dị ứng da

Không giống như mày đay (nổi mề đay), ngứa của chàm không chỉ do histamin gây ra, nên thuốc kháng histamin có thể không kiểm soát được các triệu chứng. Bệnh chàm thường liên quan đến hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thực phẩm.

b. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da của bạn tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng. Chẳng hạn như xà phòng, bột giặt, nước xả vải, dầu gội đầu, hoặc thậm chí là tiếp xúc quá nhiều với nước đều có thể gây viêm da tiếp xúc. Các vật dụng làm bằng kim loại có chứa niken, sơn móng tay, thuốc bôi, thực vật hoặc găng tay cao su cũng có thể gây viêm da tiếp xúc.

Đôi khi chất gây dị ứng sẽ không gây ra các phản ứng trên da cho đến khi da bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trường hợp này có thể xảy ra với các sản phẩm như kem dưỡng da cạo râu, kem chống răng và một số loại nước hoa.

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

c. Nổi mề đay (Mày đay)

Nổi mề đay là tình trạng viêm da được kích hoạt khi hệ thống miễn dịch giải phóng histamin. Điều này khiến các mạch máu nhỏ bị rò rỉ, dẫn đến sưng tấy trên da, ở các lớp sâu phản ứng viêm được gọi là phù mạch.

Có hai loại nổi mề đay là cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính kéo dài không quá 6 tuần và mạn tính kéo dài hơn 6 tuần. Mề đay cấp tính đôi khi xảy ra sau khi ăn một loại thực phẩm, thuốc hoặc tiếp xúc với một tác nhân kích hoạt cụ thể như bụi bẩn. Mề đay cũng có thể xuất hiện do nhiệt hoặc sau tập thể dục, côn trùng cắn,… Khác với mề đay cấp tính, mề đay mãn tính khó xác định được nguyên nhân cụ thể, vì vậy có xét nghiệm dị nguyên thường không hữu ích.

Nổi mề đay biểu hiện của dị ứng da

d. Phù mạch

Phù mạch là tình trạng sưng tấy ở các lớp sâu của da, thường xuất hiện cùng với mày đay. Phù mạch thường xảy ra ở các mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Phù mạch được gọi là « cấp tính » nếu chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn từ vài phút đến vài giờ. Phù mạch cấp tính thường do dị ứng thuốc hoặc thức ăn gây ra. Khác với phù mạch cấp tính, phù mạch mạn tính thường không xác định được nguyên nhân.

e. Phù mạch di truyền (HAE)

Phù mạch di truyền là bệnh lý di truyền hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ phận trên cơ thể gồm bàn tay, bàn chân, thành ruột và đường hô hấp. HAE không đáp ứng với thuốc kháng histamin và adrenalin. Vì vậy, bệnh cần được điều trị tại bác sĩ chuyên khoa.

Phù mạch di truyền biểu hiện của dị ứng da

2. Triệu chứng và chẩn đoán dị ứng da

Hầu hết các trường hợp dị ứng da đều có các triệu chứng cơ bản như:

- Cảm giác ngứa, châm chích, nóng rát.

- Da bị sưng tấy, phù nề.

 - Xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ.

 - Xuất hiện các sẩn, mảng đỏ trên da.

 - Nổi mề đay hoặc phát ban.

Tuy nhiên, có một số khác biệt trong từng bệnh cảnh cụ thể sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, nhiệt, tập thể dục, bụi bẩn, cào gãi, … hoặc đôi khi không do bất kỳ nguyên nhân nào.

a. Viêm da cơ địa

Chàm khiến làn da bị ngứa, đỏ và khô, có thể rỉ dịch đóng vảy khi bị trầy xước. Ở trẻ sơ sinh và người lớn, chàm thường xuất hiện trên mặt, các kẽ ở khuỷu tay, sau tai, đầu gối.  

b. Mề đay và phù mạch

Người nổi mề đay sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ở các sẩn, mảng đỏ. Các sẩn, mảng có kích thước khác nhau và xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Dị ứng da vẽ nổi là tình trạng các mảng dị ứng nổi lên sau khi vẽ, gãi trên da. Phù mạch thường xuất hiện trên mặt, xung quanh mắt, má hoạc môi. Ngoài ra phù mạch cũng nổi ở bàn tay, bàn chân, bộ  phận sinh dục, bên trong ruột hoặc cổ họng.

3. Cách điều trị các trường hợp dị ứng da

Dị ứng da là tình trạng dễ xảy ra nhưng lại khó điều trị dứt điểm vì bệnh liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch. Cách điều trị tối ưu nhất là xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó phòng ngừa và điều trị phù hợp. Hơn nữa, đôi khi dị ứng da không chỉ đơn thuần là vấn đề tại da mà còn ảnh hưởng đến gan và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy bạn không nên chủ quan khi da bị ngứa, nổi mẩn, sưng tấy, cần đến khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện Da liễu uy tín và nghĩ đến các nguyên nhân có thể gây bệnh để báo cáo với bác sĩ.

Cách điều trị dị ứng da

Nếu nguyên nhân của dị ứng da xuất phát từ yếu tố bên ngoài, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với dị nguyên bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng cho bản thân và người thân trong gia đình, tránh sử dụng các mỹ phẩm đã gây dị ứng.

Cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh chàm là sử dụng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ bôi ngoài da làm giảm viêm. Ngứa không thuyên giảm bởi thuốc kháng histamin mặc dù đôi khi chúng được sử dụng vào ban đêm để giúp những người bị bệnh chàm ngủ ngon giấc. Dupilumab là thuốc tiêm liệu pháp sinh học được sử dụng để điều trị người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng khó kiểm soát. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng như đóng vảy, chảy mủ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Steroid đường uống được hạn chế bởi mặc dù nó rất hiệu quả nhưng người bệnh sẽ nhanh chóng bị tái phát sau ngưng thuốc. Steroid đường uống còn đem lại tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng trong thời gian dài.

Ngoài sử dụng thuốc, thay đổi thói quen hàng ngày cũng rất quan trọng trong việc điều trị chàm. Đôi khi áo lót cotton và quần áo bó sát cơ thể giúp bảo vệ da khỏi các chất kích ứng và không bị trầy xước. Tránh sử dụng các sản phẩm xà phòng có chứa sodium lauryl sulfate và bất kỳ tác nhân nào gây phản ứng. Hạn chế cào gãi trên da cũng giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế tổn thương.

Với mề đay và phù mạch, nếu xác định được nguyên nhân, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách tránh các tác nhân đó. Mề đay được điều trị bằng các thuốc kháng histamin đường uống để kiểm soát cơn ngứa. Đôi khi nổi mề đay mãn tính mà không rõ nguyên nhân có thể kháng lại việc điều trị bằng thuốc kháng histamin. Omalizumab là một liệu pháp sinh học dạng tiêm có thể hữu ích trong những trường hợp như vậy.

Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc huyết áp (thuốc ức chế men chuyển) và bị phù mạch, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Thay đổi thuốc huyết áp khác có thể giúp hết phù mạch.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 21/07/2021 - Cập nhật 21/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Dị ứng da ngứa toàn thân phải làm sao?

Dị ứng da ngứa toàn thân phải làm sao?

Dị ứng da ngứa toàn thân là hiện tượng da nổi mẩn kèm ngứa toàn thân. Ngứa da toàn thân không rõ lý do khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng, hoang mang. Trên ...

21/07/2021

23209 Lượt xem

5 Phút đọc

Dị ứng da xảy ra như thế nào? Cách điều trị các trường hợp...

Dị ứng da xảy ra như thế nào? Cách điều trị các trường hợp...

Da là cơ quan lớn nhất cơ thể đồng thời cũng là cơ quan “báo động” khi cơ thể bị dị ứng. Dị ứng da không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ cho ...

21/07/2021

2244 Lượt xem

7 Phút đọc

Bị dị ứng da và 5+ dấu hiệu nhận biết sớm

Bị dị ứng da và 5+ dấu hiệu nhận biết sớm

Khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên từ bên ngoài kết hợp với hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch bên trong, cơ thể “biểu tình” và phản ứng ra bên ngoài, gọi là bị...

21/07/2021

18857 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG