Chứng vẹo cột sống ở người lớn xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, gây nên nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt và cuộc sống. Vậy bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng ra sao? Các phương pháp chữa cong vẹo cột sống là gì? Bạn đọc cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
1. Biểu hiện, triệu chứng bị vẹo cột sống ở người lớn
Vẹo cột sống ở người lớn là tình trạng cột sống bị cong một cách bất thường, đường cong của cột sống có thể đổ về phía trước hoặc phía sau (gù cột sống), hoặc lệch sang một bên (cong cột sống). Tình trạng cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh của mỗi người.
Nếu cột sống cong vẹo ở mức độ nhẹ thì không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày hay ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất. Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để cải thiện và phục hồi tình trạng theo thời gian.
Cấu trúc cột sống có đường cong tự nhiên hình chữ S khi nhìn nghiêng hình dáng xương nhưng khi quan sát trực diện từ phía sau sẽ thấy cột sống thẳng. Vẹo cột sống ở người lớn được xem là một rối loạn cột sống được xác định bởi độ cong bất thường của các vị trí trên cột sống.
Tình trạng này thường xảy ra tại phần lồng ngực hoặc xương sườn. Bệnh có ít các triệu chứng đau đớn nhưng có ảnh hưởng khá lớn đến sự thoái hoá cột sống. Vì người càng lớn tuổi sẽ đối mặt với nguy cơ bị thoái hoá xương ở phần thắt lưng vì sự thoái hoá ở đốt sống cùng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Cong vẹo cột sống không gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Bệnh thường gặp ở mức độ nhẹ và có thể cải thiện bằng cách thay đổi tư thế sinh hoạt như giữ lưng thẳng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp cong vẹo cột sống làm thay đổi diện mạo cơ thể được xem xét là mức độ nặng. Khi đó một vài trường hợp phải điều trị bằng phẫu thuật nếu gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Vẹo cột sống ở người lớn có biểu hiện như thế nào?
Vậy những triệu chứng để nhận biết bệnh cong vẹo cột sống ở người lớn là gì? Phần lớn bệnh cong vẹo cột sống ở các mức độ nhẹ không xuất hiện triệu chứng nên không cần điều trị. Với trường hợp nặng hầu hết người bệnh sẽ nhận thấy rõ các thay đổi bất thường trên cơ thể do cột sống bị xoắn hoặc xoay lại hoặc có thể bị cong từ bên này sang bên kia. Một số trường hợp cảm nhận xương sườn hoặc cơ bị nhô ra một bên xa hơn bên còn lại. Bệnh có thể nhận biết với các dấu hiệu lâm sàng cụ thể:
- Cột sống có dấu hiệu cong có thể nhìn thấy rõ
- Cơ thể bị nghiêng về một phía
- Hai bên vai không đều nhau
- Một phần của vai hoặc hông nhô ra ngoài
- Xương sườn bị nhô ra so với bên còn lại
- Đau lưng, biểu hiện này hay gặp ở người lớn tuổi

Hình ảnh vẹo cột sống ở người lớn
Tìm hiểu: 10+ Cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em nhanh khỏi
2. Người lớn bị vẹo cột sống do đâu?
Một số nguyên nhân khiến vẹo cột sống ở người lớn đó là:
Hoạt động sai tư thế
Các hoạt động thường ngày sai tư thế gây ra vẹo cột sống là nguyên nhân thường gặp phải. Khi làm sai tư thế sẽ tạo một áp lực lớn lên cột sống đồng thời khi nâng đỡ trong lượng cơ thể cột sống sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.
Những hành động như cong lưng, khuân vác nặng, ngồi học và làm việc sai tư thế, các động tác thể thao chuyên nghiệp sai cách có thể là nguyên nhân lớn gây cong vẹo cột sống nếu như lặp lại thường xuyên.
Loãng xương
Loãng xương là do mật độ xương giảm đi, gây ra khi tình trạng xương bị giòn, yếu và xốp. Khi đó sẽ dễ gây ra tình trạng vẹo cột sống. Tình trạng loãng xương cũng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề khác nhau về xương khớp.
Thoái hóa
Tình trạng thoái hoá xương và gây ra cong vẹo cột sống thường gặp ở các đối tượng lớn tuổi, người già. Do khi đó chức năng xương khớp bị suy giảm dẫn đến sự biến dạng của cột sống lưng. Và biến dạng thường gặp nhất chính là vẹo cột sống.
Do hệ thần kinh
Vẹo cột sống do hệ thần kinh thường xảy ra với người bệnh thần kinh cơ. Những bệnh này ảnh hưởng đến chức năng phát triển của cơ từ đó có thể dẫn đến vẹo cột sống. Một số bệnh hệ thần kinh phổ biến như bại não, loạn dưỡng cơ, teo cơ.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Những thói quen hàng ngày sẽ tác động lớn đến chức năng và tình trạng cột sống. Do các hành động này sẽ được lặp lại với tần suất mỗi ngày, từ đó sẽ ảnh hưởng dần đến cột sống. Những người hay gặp tình trạng này là người trẻ làm công việc liên quan đến thể chất, hoặc do ngồi làm việc sai tư thế, khuân vác nặng trong thời gian dài.

Thói quen sinh hoạt có thể dẫn đến việc bị vẹo cột sống
Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các bộ phận cơ xương khớp trong đó có cột sống. Khi người lớn tuổi bước vào giai đoạn lão hóa xương khớp tự nhiên, các chức năng suy giảm sẽ tăng rủi ro mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có bệnh vẹo cột sống.
3. Những phương pháp chữa cong vẹo cột sống ở người lớn
Những phương pháp chữa vẹo cột sống ở người lớn đang áp dụng hiện nay phổ biến là:
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là phương pháp chữa trị bằng cách sử dụng thuốc kê toa cho những bệnh nhân bị cong vẹo cột sống với những triệu chứng kèm theo như đau, khó thở,...Tùy theo tình trạng và mức độ đau của mỗi người mà bác sĩ sẽ khám và kê đơn thuốc phù hợp, để giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng, cải thiện vấn đề vận động. Phương pháp này cần được kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để tối ưu hiệu quả điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Khám cột sống thắt lưng ở đâu thì tốt? Bảng giá khám
Đeo nẹp cột sống
Nẹp cột sống là một loại nẹp chuyên dụng để điều chỉnh cột sống lại cho người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng cho những người có bệnh lý nền cũng như bị hạn chế trong việc sử dụng thuốc giảm đau. Từ đó giảm thiểu được các rủi ro mang lại do tác dụng phụ của thuốc.
Khi đeo nẹp cột sống, cột sống của người bệnh sẽ dần dần về đúng vị trí ban đầu và được cố định lại, khi đó sẽ ổn định dần cấu trúc cột sống. Việc đeo nẹp hầu như không gây ra bất kỳ trở ngại hay hạn chế nào trong sinh hoạt của người bệnh.
Người bệnh cần đeo nẹp cột sống liên tục cả ngày lẫn đêm và chỉ tháo ra khi chơi thể thao để thuận tiện chuyển động. Khi đó bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên cũng chỉ nên bỏ ra trong thời gian ngắn.

Đeo nẹp cột sống là phương pháp giúp điều trị chứng vẹo cột sống
Vật lý trị liệu
Phương pháp tập vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến để chữa cong vẹo cột sống. Phương pháp này có thể áp dụng với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả chữa trị cao nhất, rút ngắn thời gian phục hồi.
Các bài tập cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Mục đích của bài tập là giúp tăng sự linh hoạt và sức mạnh cho vai cổ cùng các nhóm cơ lưng từ đó ổn định lại cấu trúc của cột sống.
Xem thêm: Vật lý trị liệu cong vẹo cột sống có thực sự hiệu quả? Địa chỉ trị liệu uy tín
Phẫu thuật
Phẫu thuật xương cột sống là phương án lựa chọn cuối cùng trong điều trị cong vẹo cột sống ở người lớn. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bệnh quá nặng và người bệnh không còn đáp ứng với các phương pháp trước đó thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật.
Một số loại phẫu thuật được chỉ định với bệnh cong vẹo cột sống như cắt bỏ đốt sống hoặc đĩa đệm, cố định cột sống. Phương pháp phẫu thuật cần thực hiện ở những bệnh viện hoặc cơ sở uy tín để không xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu, tổn thương thần kinh.

Nếu bệnh nặng có thể điều trị bằng phẫu thuật
Tốt nhất khi gặp các triệu chứng khó chịu của bệnh cong vẹo cột sống, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Khách hàng có thể lựa chọn đặt lịch khám với các bác sĩ uy tín trên ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để có thể sắp lịch thăm khám nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi.
Trên ứng dụng có nhiều cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc như Tổ hợp phòng khám Mediplus, Hệ thống y tế Thu Cúc, Bệnh viện Bảo Sơn,...Khách hàng có thể lựa chọn cơ sở phù hợp hoặc chọn bác sĩ mong muốn để khám bệnh. Ứng dụng cũng có các tính năng tư vấn sức khỏe online để hỗ trợ nhanh chóng cho bệnh nhân.
4. Một số bài tập giúp cải thiện cong vẹo cột sống
Một số bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ bệnh vẹo cột sống ở người lớn:
Bài tập kéo giãn với bóng
Bài tập kéo giãn cơ thể với bóng gồm các bước tập như sau:
- Vật dụng cần chuẩn bị thảm tập và bóng
- Bắt đầu bài tập với tư thế quỳ trên thảm tập
- Đặt bóng bên hông và đặt phần nhô ra của cột sống bị vẹo lên bóng
- Nghiêng người và tựa vào quả bóng cho đến khi 1 bên người đặt trên bóng, canh chỉnh cho vị trí quả bóng nằm giữa hông và dưới xương lồng ngực.
- Một bên chân và tay hạ thấp để giữ cân bằng cho cơ thể, bên tay còn lại duỗi thẳng và hướng lên.
- Giữ tư thế này trong khoảng từ 20 - 30 giây và thực hiện lặp lại từ 2 đến 3 lần. Thực hiện bài tập mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.
Thực hiện bài tập kéo giãn cột sống cùng con lăn
Thực hiện bài tập kéo giãn cột sống cùng con lăn theo các bước sau:
- Dùng khăn tắm bọc xung quanh con lăn và đặt theo chiều rộng của tấm thảm tập, vuông góc cơ thể.
- Đặt con lăn ngay eo giữa hông và phần dưới của xương lồng ngực.
- Chân trên duỗi thẳng còn chân dưới cong theo đầu gối ra sau.
- Duỗi thẳng cánh tay trên cho đến khi cánh tay chạm tới sàn và phần lườn được kéo căng ra.
- Giữ tư thế trong 20 đến 30 giây và thực hiện lập lại 2 đến 3 lần. Bạn có thể luyện tập bài tập mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
Thực hiện các bài tập về bước chân
Bài tập bước chân sẽ phù hợp cho những bệnh nhân bị vẹo cột sống do nguyên nhân chênh lệch chiều dài 2 chân (chân cao chân thấp). Các bước tập như sau:
- Bước chân dài hơn lên bậc cầu thang
- Hạ chân thấp đối diện so với sàn nhà khi bạn co đầu gối lên đồng thời giơ cánh tay cùng phía với bên chân đang hạ thấp, sao cho cao nhất có thể.
- Thực hiện bài tập từ 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 5 - 10 nhịp động tác tùy theo thể lực người tập. Chỉ thực hiện 1 bên và không đổi chiều.

Bệnh nhân cần tập các bài tập trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ
Trên đây là những thông tin để giúp bạn hiểu hơn về chứng vẹo cột sống ở người lớn. Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch khám bệnh thì có thể liên hệ app IVIE - Bác sĩ ơi qua tổng đài: 1900.3367 để được hỗ trợ nhanh chóng.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.