Nội dung chính
  • 1. Các hội chứng lâm sàng chính của bệnh
  • 2. Đối tượng ,con đường, yếu tố lây lan bệnh
  • 3. Những biến chứng cảnh báo nguy hiểm của bệnh
  • 4. Các xét nghiệm cần làm
  • 5. Những phương pháp phòng bệnh
Nội dung chính
  • 1. Các hội chứng lâm sàng chính của bệnh
  • 2. Đối tượng ,con đường, yếu tố lây lan bệnh
  • 3. Những biến chứng cảnh báo nguy hiểm của bệnh
  • 4. Các xét nghiệm cần làm
  • 5. Những phương pháp phòng bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra khi mắc bệnh tiêu chảy?

Tiêu chảy bệnh lý cấp tính của đường tiêu hóa. Thông thường, ở thể nhẹ, bệnh có thể tự xử lý tại nhà. Nhưng đừng chủ quan! Vì bệnh có thể tiến triển lên thể nặng nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Bệnh có thể nhanh chóng gây ra những biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, nên nhận biết và có những thông tin đúng về bệnh lý cũng là một trong những bước đầu trong phòng và điều trị bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Các hội chứng lâm sàng chính của bệnh
  • 2. Đối tượng ,con đường, yếu tố lây lan bệnh
  • 3. Những biến chứng cảnh báo nguy hiểm của bệnh
  • 4. Các xét nghiệm cần làm
  • 5. Những phương pháp phòng bệnh

Tiêu chảy do nhiều căn nguyên gây nên, phần lớn là các căn nguyên nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng), ngoài ra còn có các căn nguyên không gây nhiễm trùng (thuốc, các độc chất, viêm, dị ứng)

1. Các hội chứng lâm sàng chính của bệnh

- Hội chứng lỵ

  • Bệnh cảnh xuất hiện khá đột ngột 
  • Sốt 39-40°C
  • Nôn
  • Đau bụng lan toả, đau quặn từng cơn và mót rặn liên tục
  • Phân có nhầy máu, đôi khi có mủ

Sốt: triệu chứng có trong hội chứng lỵ.

Sốt: triệu chứng có trong hội chứng lỵ.

- Hội chứng tiêu chảy kiểu bệnh tả

  • Xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh 
  • Không sốt hoặc sốt nhẹ
  • Thường có nên 
  • Phân dễ đi, lỏng loãng, không có nhầy máu
  • Dấu hiệu mất nước xuất hiện nhanh và nặng

- Hội chứng viêm dạ dày ruột đi kèm với tiêu chảy

  • Các triệu chứng thường không đặc hiệu: đau bụng lan tỏa, nôn và đôi khi có sốt.

2. Đối tượng ,con đường, yếu tố lây lan bệnh

Bệnh thường gặp ở độ tuổi mẫu giáo và trẻ ở thời gian đầu học tiểu học.

Trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh.

- Bệnh thường gặp ở độ tuổi mẫu giáo và trẻ ở thời gian đầu học tiểu học. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh cao ở một số trường hợp trẻ:

  • Trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch
  • Trẻ bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm

Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 19003367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

- Con đường lây truyền bệnh

Tiêu chảy được các chuyên gia đánh giá là một trong những bệnh lý có tính lây lan nhanh và gây thành dịch lớn. Đặc biệt là trong các khu vực đông dân cư, các hộ gia đình sử dụng chung nguồn nước sinh hoạt, ăn uống. Bệnh thường có tỷ lệ tăng vào mùa hè, khi thời tiết bước vào giai đoạn nóng ẩm, là một điều kiện thích hợp cho tiến triển mầm bệnh.

- Yếu tố tăng sự lây lan của bệnh

Bệnh rất dễ lây lan và hình thành dịch, trong đó có một số đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc phải, gồm:

  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
  • Các hộ gia đình tại các khu vực sử dụng nhà tiêu không vệ sinh, các chất bẩn đổ thẳng ra khu vực nguồn nước quanh nha ( ao, hồ, sông, suối…)
  • Cây trồng được sử dụng thẳng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý để chăm bón, trồng trọt.
  • Người có sinh hoạt, ăn uống với người bị tiêu chảy, dễ dàng mắc bệnh nếu không biết cách phòng bệnh.
  • Tập quán ăn uống không hợp vệ sinh ( ăn rau sống, ăn đồ ăn chưa được nấu chín kỹ,...)
  • Vào mùa lũ: khu dân cư bị ngập lụt và sau mùa lũ.

Mất nước là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của tiêu chảy.

Mất nước là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của tiêu chảy.

3. Những biến chứng cảnh báo nguy hiểm của bệnh

Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy đứng hàng đầu, gây tử vong nhiều ở đối tượng trẻ em.

Tiêu chảy có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu biện pháp điều trị đúng, bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu trong trường hợp chủ quan, lơ là  thì bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn biến chứng, gây nên tình trạng hôn mê, trụy mạch, mất nước, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

  • Suy dinh dưỡng
  • Hăm loét vùng da xung quanh hậu môn: do đi ngoài quá nhiều lần.
  • Tình trạng mất nước: mối đe dọa nghiêm trọng của bệnh. Nếu mất mát không được thay thế có thể gây nên tình trạng co giật, tổn thương hệ thống não, thậm chí là tử vong.

Lưu ý, ở đối tượng trẻ nhỏ hoặc người bị suy dinh dưỡng, người có hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh càng có nguy cơ biến chứng nặng và nghiêm trọng hơn.

4. Các xét nghiệm cần làm

- Xét nghiệm phân

Có thể áp dụng kỹ thuật soi phân trực tiếp hoặc cấy, kỹ thuật sinh học phân tử để tìm nguyên nhân. Soi phân có thể xác định được một số vi khuẩn (tả), bạch cầu, hồng cầu, tìm ký sinh trùng đường ruột. Cần đặc biệt chú ý làm xét nghiệm phân trong các trường hợp sau:

  • Sau khi vào vùng dịch tễ có lưu hành Entamoeba histolytica, Giardia - Tiêu chảy ở người suy giảm miễn dịch (đặc biệt bệnh nhân nhiễm HIV): tìm Cryptosporidia, Microsporidia, Isospora belli, Cyclopra, Giardia.

Các kỹ thuật thường được áp dụng để tìm căn nguyên vi khuẩn và virus gồm cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh, xét nghiệm phân lập virus trong phân, xét nghiệm PCR: đang phát triển để chẩn đoán căn nguyên tiêu chảy nhiễm trùng. Các xét nghiệm phân lập virus có giá trị về mặt dịch tễ học, nhưng ít có giá trị trong thực hành lâm sàng. Các phương pháp chẩn đoán nhanh (ngưng kết hoặc bằng các hạt latex) thường có ích trong thực hành lâm sàng, đặc biệt là tìm rotavirus đối với trẻ em.

- Các xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm máu: công thức máu, điện giải đồ, cấy máu, huyết thanh chẩn đoán. 
  • Các xét nghiệm gọi trực tràng, soi đại tràng, sinh thiết được chỉ định giới hạn trong trường hợp nghi ngờ có viêm đại trực tràng.

5. Những phương pháp phòng bệnh

Hoàn toàn có thể phòng bệnh lý dễ lây lan và có nhiều biến chứng nguy hiểm này. Bằng cách thực hiện biện pháp phòng bệnh sau:

  • Đảm bảo thực hiện vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
  • An toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín uống sôi.
  • Sử dụng nguồn nước sạch và bảo vệ nguồn nước.
  • Khi có trường hợp bị tiêu chảy cần xử lý nhanh chóng và đúng cách.

Tiêm phòng vacxin phòng tiêu chảy do rotavirus.

Tiêm phòng vacxin phòng tiêu chảy do rotavirus.

Khuyến cáo được đưa ra là: tiêm phòng- tấm khiên chắn hữu hiệu, bước đầu tiên trong phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus. Bệnh có tính chất lây lan cao, đặc biệt là đối với trẻ dưới 5 tuổi. 

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 18/01/2022 - Cập nhật 18/01/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Theo quan niệm dân gian: Mắc thủy đậu cần kiêng gió, kiêng...

Thủy đậu: căn bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền và có đến hơn 90% người mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch. Từ xưa đến nay nếu phát hiện sớm và điều trị thì bệnh...

19/01/2022

4481 Lượt xem

5 Phút đọc

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Gánh nặng bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng tại...

Những bệnh truyền từ người sang người hoặc từ động vật sang người được gọi là bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh được truyền qua đường không khí cùng với nước bọt...

19/01/2022

1324 Lượt xem

3 Phút đọc

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

6 thể bệnh xuất hiện phổ biến trong bệnh lý truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm theo nhận định của các chuyên gia, bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Đối tượng mắc bệnh có ...

19/01/2022

969 Lượt xem

3 Phút đọc

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Điểm mặt 10 thể bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và bệnh tái ...

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lý dễ lây truyền với tốc độ nhanh chóng, nếu không được khống chế thì có thể hình thành những ổ dịch lớn, vừa và nhỏ. Qua bài viết...

19/01/2022

1242 Lượt xem

3 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG