Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị thủng dạ dày. Bên cạnh những hiệu quả mà nó mang lại thì phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Chảy máu vết mổ, tắc miệng nối, miệng nối không kín, nhiễm trùng miệng nối, v.v… Cùng ISOFHCARE tìm hiểu về biến chứng sau mổ thủng dạ dày qua bài viết dưới đây!
1. Biến chứng sớm sau mổ thủng dạ dày
Thủng dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Sau mổ cần thực hiện những lưu ý để tránh những biến chứng không đáng có.
a. Tắc miệng nối
Một trong các biến chứng sau mổ thủng dạ dày là tắc miệng nối, xảy ra khi thực hiện mổ khâu lỗ thủng dạ dày kết hợp nối vị tràng, cắt đoạn dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong quá trình phẫu thuật, kỹ thuật khâu có thể khiến cho các quai, miệng nối bị thu hẹp dẫn đến tắc miệng nối.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
Khi có nghi ngờ tắc miệng nối, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, hút dạ dày. Nếu không cải thiện, người bệnh có nguy cơ cần phẫu thuật lại.
b. Chảy máu sau mổ
Biến chứng chảy máu rất thường gặp, chủ yếu trong 24 giờ sau mổ. Người bệnh có thể bị chảy máu vết mổ, chảy máu miệng nối, chảy máu trong ổ bụng.
Chảy máu vết mổ: Xử trí bằng cách sử dụng bông gạc vô khuẩn thấm máu hoặc khâu tăng cường.
Chảy máu miệng nối: Khâu miệng nối không hợp lý, dịch mật tiếp xúc với miệng nối, cầm máu không tốt,... là nguyên nhân dẫn đến chảy máu miệng nối. Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc cầm máu, truyền máu nếu cần thiết hoặc có thể cần phẫu thuật lại.
Chảy máu trong ổ bụng: Trong khi phẫu thuật, nếu các mạch máu lớn không được cầm máu tốt sẽ dẫn đến chảy máu trong ổ bụng. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân cần thực hiện thêm phẫu thuật và truyền máu.
c. Rò rỉ miệng nối
Trong trường hợp kỹ thuật khâu miệng nối không kín sẽ dẫn đến rò rỉ miệng nối. Bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh, truyền dịch, nặng hơn có thể phải tiến hành phẫu thuật rửa ổ phúc mạc, kiểm tra vùng rò rỉ và khâu lại.
2. Biến chứng muộn sau thủng dạ dày
a. Biến chứng tại chỗ
Các biến chứng muộn tại chỗ thường gặp sau mổ thủng dạ dày có thể là viêm miệng nối, bục miệng nối, rò rỉ vết khâu. Bệnh nhân có thể có sốt, cảm thấy đau bụng, đau âm ỉ tăng dần. Khi có bất kỳ bất thường nào, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Bệnh nhân có thể có sốt, cảm thấy đau bụng, đau âm ỉ tăng dần.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
b. Biến chứng toàn thân
Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn hấp thu là các biến chứng toàn thân sau mổ thủng dạ dày.
Thiếu dinh dưỡng: Ở bệnh nhân phải phẫu thuật cắt dạ dày, thiếu dinh dưỡng là tình trạng rất hay gặp. Dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn, khi một phần dạ dày mất đi sẽ khiến cho cơ thể không tiêu hóa và hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực, đoản khí đoản hơi, giảm khả năng lao động và học tập. Lúc này, người bệnh cần ăn thức ăn mềm, lỏng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh các công việc nặng nhọc để cơ thể dần dần hồi phục.
Tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng.
Thiếu máu: Thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu máu do không đủ nguyên liệu tạo máu. Người bệnh cảm thấy hoa mắt chóng mặt, choáng váng, đau đầu, dễ hồi hộp đánh trống ngực. Hơn nữa, dạ dày cũng tham gia vào quá trình tạo máu do sản xuất yếu tố nội thông qua tế bào viền. Yếu tố nội giúp cho vitamin B12 không bị phân hủy trong quá trình tiêu hóa, được hấp thu và tham gia vào quá trình tạo ADN của hồng cầu. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh bổ sung vitamin B12, viên sắt, …
Ngoài ra, người bệnh có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn hấp thu. Do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng nên hệ miễn dịch cũng trở nên suy yếu, do đó dễ mắc lao, viêm phổi và các bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra với các bệnh nhân có phẫu thuật phức tạp, cắt đoạn dạ dày lớn. Người bệnh cũng có thể mắc rối loạn hấp thu lipid, glucose, protein,...
3. Phương pháp hạn chế biến chứng sau mổ thủng dạ dày
Điều trị thủng dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật gần như là bắt buộc. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau khi phẫu thuật nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Do đó, để tránh biến chứng sau mổ thủng dạ dày, thực hiện thăm khám định kỳ cùng bác sĩ tiêu hóa và bên cạnh đó bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:
- Thăm khám và điều trị ở các cơ sở y tế uy tín, hiện đại, đội ngũ chuyên môn có tay nghề vững vàng, nhiều năm kinh nghiệm. Việc điều trị ở một nơi thiếu chuyên nghiệp không những khiến bạn tiền mất tật mang mà còn có nguy cơ bị những biến chứng nguy hiểm sau mổ.
- Tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng.
- Theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân/người nhà sau khi mổ. Khi có bất cứ điều gì bất thường, cần báo lại ngay cho nhân viên y tế.
- Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng.
- Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Phẫu thuật thủng dạ dày được coi là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị thủng dạ dày, tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng cho người bệnh. Do đó, người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về các rủi ro có thể gặp phải và phương pháp phòng ngừa để sức khỏe được cải thiện tốt nhất. Hi vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp đưuọc thông tin để bạn phòng ngừa bệnh.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.