Nội dung chính
  • 1.Tại sao trẻ bị chảy mủ tai?
  • 2. Chảy mủ tai có ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ hay không? 
  • 3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?
  • 4. Không nên làm gì khi trẻ bị chảy mủ tai?
Nội dung chính
  • 1.Tại sao trẻ bị chảy mủ tai?
  • 2. Chảy mủ tai có ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ hay không? 
  • 3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?
  • 4. Không nên làm gì khi trẻ bị chảy mủ tai?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1.Tại sao trẻ bị chảy mủ tai?
  • 2. Chảy mủ tai có ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ hay không? 
  • 3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?
  • 4. Không nên làm gì khi trẻ bị chảy mủ tai?

Chảy mủ tai là bệnh lý Tai Mũi Họng, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các CSYT uy tín hoặc khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng người bệnh, từng giai đoạn bệnh. 

1.Tại sao trẻ bị chảy mủ tai?

Đối với trẻ em, chảy mủ tai là một trong những biểu hiện của viêm tai giữa cấp tính hoặc ít gặp hơn là bệnh viêm mủ ống tai ngoài và nhọt ống tai ngoài. Đây là một trong các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng là chính. Lúc đầu trẻ sẽ đau tai, chảy dịch tai sau đó hóa thành mủ nếu nguyên nhân do nhiễm trùng. Khi trẻ còn nhỏ, khả năng ngôn ngữ chưa phát triển nên trẻ thường quấy khóc, lấy tay giữ vào vành tai.

Thực ra chảy mủ tai hoàn toàn là một diễn biến tự nhiên của một em bé bị viêm tai. Giống như 1 cái nhọt trên da, tai khi bị viêm cũng trải qua các giai đoạn: Viêm tấy, sưng nhọt và vỡ mủ. Tai giữa là một khoang trống, khi bị viêm nó ứ đầy dịch. Nếu viêm tai giữa không được điều trị, ổ mủ căng lên làm tăng áp lực hòm nhĩ làm vỡ mủ. Lúc này, em bé sẽ đỡ hẳn các triệu chứng như đau, sốt.

2. Chảy mủ tai có ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ hay không? 

Theo nhiều nghiên cứu, phần lớn em bé sau khi sạch mủ và đã điều trị hết vi khuẩn thì hầu như sức nghe của trẻ trở lại bình thường. Có 1 tỉ lệ nhỏ trẻ bị giảm sức nghe, nhưng nếu được điều trị đầy đủ và đúng cách thì thính lực của em bé sẽ dần ổn định.

Một số em bé chảy mủ tai không được điều trị đến nơi đến chốn sẽ gây ra các biến chứng như thủng màng nhĩ, sau 1 - 2 tuần có thể diễn tiến thành viêm tai xương chũm. Trường hợp bệnh kéo dài hơn sẽ gây ra viêm màng não mủ khiến trẻ nguy kịch.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Điều cần nhất sau khi trẻ bị chảy mủ tai là đưa trẻ đến các cơ sở chuyên về nhi khoa hoặc tai mũi họng để điều trị và vệ sinh tai đúng cách cho trẻ. Như vậy, bố mẹ có thể yên tâm và không cần phải lo lắng nữa. Tại cơ sở điều trị, bé sẽ được chẩn đoán và kê đơn thuốc với các loại kháng sinh phù hợp diệt sạch vi khuẩn gây chảy mủ tai. Sau đó, muốn trẻ khỏi bệnh, bố mẹ cần phải cho trẻ uống thuốc đúng liều, đúng thời gian kết hợp vệ sinh tai cho trẻ.

chảy mủ  tai

Phương pháp vệ sinh tai “loa kèn” khá đơn giản và tiện lợi, bố mẹ có thể áp dụng để chăm sóc tai cho trẻ.

Bước 1: Dùng khăn ướt sạch lau sạch mủ chảy ra ngoài tai và vành tai của trẻ.

Bước 2: Các mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 miếng giấy hoặc bông mềm, sạch, gấp thành hình tam giác và cuộn thành hình ống.

Bước 3: Đưa cuộn “kèn” vào lỗ tai em bé, thấm dịch vào giấy và thay miếng giấy khác cho đến khi thấy tai sạch hẳn.

Ưu điểm của cách thức này là cuộn giấy có thể làm to nhỏ tùy theo kích cỡ ống tai của trẻ, ngoài ra bố mẹ cũng có thể sử dụng các loại bông ngoáy tai vô khuẩn trên thị trường. 

Sử dụng các loại bông ngoáy tai vô khuẩn

Lưu ý rằng không nên đưa cuộn vào quá sâu bên trong tai khiến bé khó chịu và làm tổn thương các tổ chức bên trong. Chúng ta chỉ vệ sinh với mục đích giải tỏa dịch bẩn giúp lỗ tai trẻ thông thoáng. Và phương pháp này không giúp trẻ khỏi bệnh hoàn toàn nếu không được điều trị tại cơ sở chuyên khoa.

Ngoài ra, ngay cả khi trẻ chưa chảy mủ tai, sau khi trẻ tắm rửa, làm khô tai bằng cách lau khăn tắm nơi vành tai. Đừng để nước bẩn sau khi tắm đọng lại trong tai trẻ. Mẹo nhỏ này sẽ giúp đôi tai của bé được sạch sẽ, thoáng mát.

Chảy mủ tai là bệnh lý Tai Mũi Họng, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các CSYT uy tín hoặc khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giỏi để được chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với từng người bệnh, từng giai đoạn bệnh. 

4. Không nên làm gì khi trẻ bị chảy mủ tai?

Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý nhỏ hay cho trẻ uống các loại thuốc mà không được bác sĩ kê đơn. Vì điều trị không đúng cách không những tình trạng của trẻ không giảm mà bệnh còn nặng hơn. Mỗi tác nhân gây ra nhiễm khuẩn tai cần được kê một loại thuốc đặc hiệu và tùy vào thể trạng của trẻ để có liều lượng phù hợp. Bố mẹ cũng đừng nên chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi, thực tế cho thấy đã có rất nhiều trẻ bị điếc chì vì sự vô tâm của bậc làm cha mẹ.

Tóm lại, khi trẻ bị chảy mủ tai, bố mẹ đừng lên quá lo lắng, hãy đưa trẻ đi khám và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ kết hợp vệ sinh tai hằng ngày cho trẻ. Tuân thủ các hướng dẫn trên sẽ giúp tai trẻ mau lành và tránh các biến chứng về sau. Hi vọng rằng những lời khuyên của IVIE - Bác sĩ ơi hữu ích đối với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con cái. Nếu trẻ gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với IVIE - Bác sĩ ơi để hẹn lịch khám với các chuyên gia nhé!

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 23/06/2021 - Cập nhật 05/11/2021
4.9/5 - (18 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm tai giữa có những loại nào?

Viêm tai giữa có những loại nào?

Tai là cơ quan thính giác, chịu trách nhiệm thu nhận âm thanh và truyền tín hiệu về não bộ. Các bệnh lý ở tai rất phổ biến, đặc biệt là viêm tai giữa. Một...

30/06/2021

12250 Lượt xem

5 Phút đọc

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Trẻ quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn? Mẹ lo lắng rằng bé mắc bệnh viêm tai ngoài? Mẹ thấp thỏm không ngủ được vì sợ rằng viêm tai ngoài trẻ em sẽ để lại nhiều biến ...

25/06/2021

1419 Lượt xem

4 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16165 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6399 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG