Nội dung chính
  • 1. Sơ lược về viêm tai ngoài trẻ em
  • 2. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em
  • 3. Dự phòng viêm tai ngoài ở trẻ
Nội dung chính
  • 1. Sơ lược về viêm tai ngoài trẻ em
  • 2. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em
  • 3. Dự phòng viêm tai ngoài ở trẻ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Trẻ quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn? Mẹ lo lắng rằng bé mắc bệnh viêm tai ngoài? Mẹ thấp thỏm không ngủ được vì sợ rằng viêm tai ngoài trẻ em sẽ để lại nhiều biến chứng? Đừng lo mẹ nhé, iSofHcare sẽ cho mẹ câu trả lời trong bài viết dưới đây. Nhưng để giải đáp những nghi vấn đó, trước tiên ta nên tìm hiểu xem nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em là gì. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
  • 1. Sơ lược về viêm tai ngoài trẻ em
  • 2. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em
  • 3. Dự phòng viêm tai ngoài ở trẻ

1. Sơ lược về viêm tai ngoài trẻ em

Viêm tai ngoài trẻ em - một bệnh lý phổ biến ở nước ta, mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm như viêm tai giữa nhưng nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ sau này. Đây là một bệnh nhiễm trùng niêm mạc của ống tai ngoài. Ngoài ra, những người hay tham gia bơi lội cũng là “mục tiêu” được nhắm đến.

Viêm tai ngoài do tham gia bơi lội

Viêm tai ngoài được chia thành nhiều dạng, bao gồm:

- Viêm ống tai ngoài: Đây là tình trạng viêm tai cấp hay mạn tính lớp da bao phủ ống tai ngoài và có triệu chứng bệnh đa dạng.

- Viêm tai ngoài khu trú hay còn gọi là nhọt ống tai: Là tình trạng nhiễm trùng nang lông trong ống tai. Tác nhân chủ yếu là vi trùng Staphylococcus.

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây viêm hoại tử lan rộng, thậm chí có thể gây tử vong. Thông thường, tình trạng này xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch. 

Gọi hotline 19003367 hoặc Tải ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa.

2. Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Mẹ có từng thắc mắc, vì sao bé yêu lại luôn là mục tiêu tấn công đầu tiên của các loại bệnh tật, đặc biệt là viêm tai ngoài. Thực chất có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài trẻ em, dưới đây là một số điển hình:

- Bé con vẫn còn là một chú chim yếu ớt cần mẹ bảo bọc, chở che. Hệ miễn dịch của bé chưa được phát triển toàn diện vì thế hàng rào phòng thủ còn rất nhiều lỗ hổng.

- Một số bà mẹ có những quan điểm sai lầm khiến cơ thể bé yếu ớt ngay từ lúc sinh ra: Mẹ không cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, cho con ăn dặm quá sớm,...

- Việc bảo bọc con quá kỹ không cho phép con thỏa sức sáng tạo và vui chơi, khiến hệ miễn dịch không được kích thích phát triển.

- Trẻ em thường xuyên bơi lội hoặc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài.

- Vô tình nước đi vào tai nhưng không được lấy ra hết. Lượng nước đọng lại trong tai có nguy cơ trở thành ổ vi khuẩn và nấm. 

- Nước ao, hồ, sông là môi trường lý tưởng cho hàng tỷ loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Việc tắm hoặc bơi lội trong môi trường nước như vậy, bé có nguy cơ cao mắc viêm tai ngoài.

- Trẻ em có tính hiếu động và tò mò vì thế chúng có thể chọc thứ gì đó vào tai như que, hạt hay thức ăn hoặc là ngón tay. Điều này có thể làm xước da, niêm mạc trong tai làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, dị vật kẹt lại trong tai cũng là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng.

dị vật kẹt lại trong tai cũng là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng.

- Việc mẹ lấy ráy tai không đúng cách cho bé có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Ráy tai có chức năng bảo vệ tai vì thế chỉ nên lấy khi có quá nhiều. Việc lấy sai cách có thể làm rách niêm mạc hoặc đẩy sâu ráy tai vào trong, khu vực này sẽ trở thành nơi cư trú của vi khuẩn.

- Các bệnh lý về da như chàm, bệnh vẩy nến cũng có thể khiến cho trẻ dễ bị viêm nhiễm.

- Trẻ có ống tai hẹp nên dễ ứ nước trong tai, nếu không được vệ sinh đúng cách rất dễ dẫn đến nhiễm trùng.

- Thường xuyên dùng tai nghe, ống trợ thính nhưng không được vệ sinh sạch.

- Bị dị ứng hoặc kích thích do keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc hoặc trang sức.

 

3. Dự phòng viêm tai ngoài ở trẻ

Có nhiều bà mẹ than phiền rằng “chăm con như một cuộc chiến” vậy. Nuôi con lớn khôn, giữ cho con khỏe mạnh chưa bao giờ là dễ dàng mẹ nhỉ. Nhưng nếu biết tận dụng những mẹo sau việc dự phòng viêm tai ngoài ở trẻ không phải là điều gì khó khăn:

- Làm sạch tai cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

- Giữ tai bé luôn khô thoáng, lau khô kỹ lưỡng bằng khăn mềm sau khi bơi và tắm.

- Không dùng tăm bông và các vật cứng để làm sạch bên trong tai.

- Tránh để các vật lạ vào trong tai.

- Khi bơi lội cần có vật dụng bảo vệ tai.

- Nếu vô tình nước lọt vào tai, hãy nghiêng đầu sang một phía để nước chảy ra ngoài sau đó liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn.

- Cố gắng giảm thiểu lượng nước lọt vào trong tai của bé.

- Đối với trẻ sơ sinh, nên đi bao tay cho bé để tránh bé làm tổn thương tai của mình.

- Thường xuyên vệ sinh tay cho bé.


Viêm tai ngoài ở trẻ mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu lơ là chúng sẽ tiến triển âm thầm gây ra nhiều biến chứng khó lường. Các bậc phụ huynh hãy chú ý đến các dấu hiệu bệnh, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/06/2021 - Cập nhật 25/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ em

Trẻ quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn? Mẹ lo lắng rằng bé mắc bệnh viêm tai ngoài? Mẹ thấp thỏm không ngủ được vì sợ rằng viêm tai ngoài trẻ em sẽ để lại nhiều biến ...

25/06/2021

1420 Lượt xem

4 Phút đọc

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Hướng dẫn cách vệ sinh tai khi viêm tai ngoài ở trẻ em

Cơ thể trẻ non nớt với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là điểm đến hấp dẫn của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong đó, không thể không nhắc bệnh viêm tai...

25/06/2021

16166 Lượt xem

5 Phút đọc

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Cách nhận biết bệnh lý viêm tai...

Viêm tai ngoài là bệnh có nguy cơ mắc cao do vùng tai ngoài tiếp xúc nhiều với môi trường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Có khá ít người hiểu về bệnh và biết được ...

23/06/2021

6401 Lượt xem

5 Phút đọc

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chảy mủ tai?

Rất nhiều bố mẹ khi thấy tai em bé chảy mủ thì rất lo lắng, hoảng sợ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ chảy mủ tai? iSofHcare sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm...

23/06/2021

13327 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG