Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm ở người bệnh mắc rối loạn tâm thần thực tổn 
  • 2. Các hình thái lâm sàng
  • 3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần thực tổn
  • 4. Dự phòng rối loạn tâm thần thực tổn
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm ở người bệnh mắc rối loạn tâm thần thực tổn 
  • 2. Các hình thái lâm sàng
  • 3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần thực tổn
  • 4. Dự phòng rối loạn tâm thần thực tổn
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các biểu hiện hình thái của bệnh rối loạn tâm thần thực tổn

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Triệu chứng của rối loạn tâm thần thực tổn thể hiện ở những mặt: Ý thức bị thu hẹp; không nhận thức được bản thân, thời gian, không gian, không ghi nhận những sự kiện đang diễn ra và từ đó bịa ra những câu chuyện không có thực; u ám; ngủ gà.
Nội dung chính
  • 1. Đặc điểm ở người bệnh mắc rối loạn tâm thần thực tổn 
  • 2. Các hình thái lâm sàng
  • 3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần thực tổn
  • 4. Dự phòng rối loạn tâm thần thực tổn

1. Đặc điểm ở người bệnh mắc rối loạn tâm thần thực tổn 

- Bằng chứng có tổn thương não, bệnh lý não hoặc cơ thể liên quan đến quá trình phát sinh các triệu chứng, hội chứng loạn thần.

- Tìm thấy mối liên quan về thời gian (vài tuần hoặc vài tháng) giữa sự phát triển của bệnh thực tổn nằm bên dưới với sự khởi phát và tiến triển của các triệu chứng rối loạn tâm thần.

Đặc điểm hình thái của bệnh nhân rối loạn thực tổn rất đa dạng.

Đặc điểm hình thái của bệnh nhân rối loạn thực tổn rất đa dạng.

- Sự hồi phục của rối loạn tâm thần liên quan chặt chẽ với sự mất đi hoặc thuyền giảm của nguyên nhân thực tổn.

- Không có một bằng chứng gợi ý về nguyên nhân xen kẽ của hội chứng tâm thần (như tiền sử gia đình nặng nề về bệnh tâm thần phân liệt hoặc bệnh lý do stress thúc đẩy).

2. Các hình thái lâm sàng

Theo ICD.10 (1992) có tới chân hình thái rối loạn tâm thần thực tổn

- Ảo giác thực tổn (F06.0): nổi bật trong lâm sàng là các ảo giác (thường là ảo thanh, ảo thị) dai dẳng hoặc tái diễn; xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Căng trương lực thực tổn (F06.1): nổi bật là trạng thái giảm (sững sở) hoặc tăng (kích động) hoạt động tâm thần vận động kết hợp với không nói một phần hoặc hoàn toàn; có thể có trạng thái định hình hoặc hành vi xung động, xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Rối loạn hoang tưởng thực tổn (F06.2): nổi bật là các hoang tưởng dai dẳng hoặc tải diễn chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng, xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Rối loạn khí sắc thực tổn (F06, 3): nổi bật là rối loạn cảm xúc (trầm cảm, hưng cảm, lưỡng cực, hỗn hợp) phải xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Rối loạn lo âu thực tổn (F06,4): nổi bật là rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ là hậu quả của bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Rối loạn phân ly (chuyển đi) thực tổn (F06.5): nổi bật là sự rối loạn chuyển di xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

rối loạn phân ly

Rối loạn phân ly: một trong những hình thái của rối loạn tâm thần thực tổn.

- Suy nhược thực tổn (F06.6): nổi bật là cảm xúc không kiềm chế hoặc cảm xúc không ổn định và dai dẳng, sự mệt mỏi cùng với một số cảm giác khó chịu của cơ thể; xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Rối loạn nhận thức nhẹ thực tổn (F06. 7): nổi bật là sự suy giảm hoạt động nhận thức, bao gồm: trí nhớ suy giảm, khó khăn trong học tập và tập trung chú ý, xuất hiện với sự liên quan đến bệnh thực tổn não, bệnh cơ thể.

- Rối loạn nhân cách và hành vi trực tổn (F07) bao gồm: 

  • Rối loạn nhân cách thực tổn (F07.0): nổi bật, cảm xúc không ổn định, những cơn giận dữ, bùng nổ xâm phạm hoặc có khi vô cảm, khoái cảm không thích hợp, những cơn xung động (hoạt động bản năng tình dục, ăn uống, trộm cắp,...) không tính đến hậu quả, rối loạn nhận thức, tính chi ly, đại khái,... 
  • Hội chứng sau viêm não (F07.1): các triệu chứng không đặc hiệu, thay đổi tùy theo từng người, tuỳ thuộc vào tác nhân nhiễm khuẩn, độ tuổi ở thời điểm nhiễm khuẩn. Biểu hiện vô cảm và suy giảm nhận thức, mất khả năng tính toán, vong ngôn, vong hành, giảm năng lực phán đoán. 
  • Hội chứng sau chấn động não (F07. 2): xảy ra sau chấn thương đầu, rối loạn ý thức, đau đầu, choáng váng, khó tập trung tư tưởng, khó hoạt động trí não, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, lo âu. 
  • Rối loạn nhân cách và hành vi thực tổn khác do viêm não, tổn thương hoặc rối loạn chức năng não (F07.8): Bao gồm các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, nhân cách và hành vi.

3. Nguyên tắc điều trị rối loạn tâm thần thực tổn

- Điều trị nguyên nhân gây nên rối loạn tâm thần là chính, không nhất thiết phải chuyển người bệnh sang khoa tâm thần, nhất là các bệnh nhân bị bệnh cơ thể năng. Trong trường hợp cần thiết thì mới bác sĩ chuyên khoa tâm thần hội chẩn để phối hợp điều trị tại chuyên khoa liên quan.

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị.

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị.

- Chỉ chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa tâm thần khi có rối loạn trầm cảm nặng, có ý tưởng và hành vi tự sát mãnh liệt, kích động dữ dội, rối loạn hành vi tác phong nặng. Tuy nhiên, vẫn cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để điều trị tốt căn nguyên.

- Bệnh nhân rối loạn tâm thần thực tổn khả năng dung nạp thuốc kém nên khi sử dụng các thuốc hướng thần điều trị cần chú ý:

  • Chọn loại thuốc ít gây ra tác dụng phụ và biến chứng về cơ thể, đặc biệt về tim mạch, gan, thận… 
  • Chọn liều phải tăng dần từ thấp đến liều có hiệu quả phù hợp với từng cá thể.
  • Cần theo dõi thường xuyên chặt chẽ về cơ thể, thể dịch để tránh những tác dụng phụ và tai biến do thuốc gây ra.

- Đi đôi với điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng rối loạn tâm thần cần chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhằm hỗ trợ cho người bệnh chóng hồi phục.

4. Dự phòng rối loạn tâm thần thực tổn

Rối loạn tâm thần thực tổn nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý tại não và ngoài não, vì vậy cần nâng cao thể trạng cơ thể bằng tập luyện thể thao, dinh dưỡng, có chế độ sinh hoạt, vệ sinh trong lao động hợp lý. 

Dự phòng và điều trị sớm các bệnh cơ thể. 

Phát hiện sớm và điều trị sớm các rối loạn tâm thần tại cơ sở chuyên khoa.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chi phí gặp bác sĩ tâm lý bao nhiêu tiền? 5 Bác sĩ tâm lý...

Việc hiểu rõ về chi phí gặp bác sĩ tâm lý giúp người bệnh chuẩn bị tài chính chủ động và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết IVIE - Bác sĩ ơi ...

Icon thời gian
07/12/2023
2865 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

Icon thời gian
28/03/2022
5812 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

Icon thời gian
27/03/2022
1396 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tìm hiểu 5 phân loại bệnh trong bệnh lý tâm thần

Bệnh tâm thần biểu hiện bệnh là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt gây ảnh hưởng và mất khả năng cư xử bình thường. Rối loạn tâm thần có thể chia làm nhiều...

Icon thời gian
25/03/2022
1104 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG