Nội dung chính
  • 1. Trí nhớ trong tâm lý học
  • 2. Quá trình ghi nhận của trí nhớ
  • 3. Quá trình bảo tồn của trí nhớ
  • 4. Quá trình nhớ lại của trí nhớ
  • 5. Rối loạn trí nhớ biểu hiện ra thành các thê bệnh
Nội dung chính
  • 1. Trí nhớ trong tâm lý học
  • 2. Quá trình ghi nhận của trí nhớ
  • 3. Quá trình bảo tồn của trí nhớ
  • 4. Quá trình nhớ lại của trí nhớ
  • 5. Rối loạn trí nhớ biểu hiện ra thành các thê bệnh
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân khác. Khi mắc bệnh rối loạn trí nhớ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh. Để tránh những ảnh hưởng và biến chứng xấu của bệnh, người bệnh cần được thăm khám, phát hiện và điều trị sớm và hiệu quả. 
Nội dung chính
  • 1. Trí nhớ trong tâm lý học
  • 2. Quá trình ghi nhận của trí nhớ
  • 3. Quá trình bảo tồn của trí nhớ
  • 4. Quá trình nhớ lại của trí nhớ
  • 5. Rối loạn trí nhớ biểu hiện ra thành các thê bệnh

1. Trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và cho hiện tại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. ( trung tâm ở vỏ não ở hồi hải mã và thùy thái dương)

Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não.

Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não.

2. Quá trình ghi nhận của trí nhớ

Quá trình hưng phấn ở những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não trước những kích thích của thực tại: càng chú ý và càng thích thú với kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn, rõ ràng bấy nhiêu... 

3. Quá trình bảo tồn của trí nhớ

Quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào vỏ não. Kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng bền vững.

4. Quá trình nhớ lại của trí nhớ

Quá trình hồi phục những đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn trong những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não. Nhớ lại tốt chứng tỏ quá trình bảo tồn tốt. Thường nhớ lại xuất hiện dưới 2 hình thức.

- Nhận lại: thông qua các giác quan nhận được những đối tượng kích thích trước kia. Thí dụ: nhận lại bạn cũ xa nhau đã nhiều năm.

- Hiện lại kinh nghiệm và tri thức cũ, không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia, vẫn có thể hiện ra trong đầu óc dưới dạng biểu tượng hay ý niệm. Thí dụ: hiện tại khuôn mặt của bà mẹ đã mất.

Thường chỉ ra trí nhớ máy móc và trí nhớ thông hiểu. Trí nhớ máy móc, chỉ dựa vào mối liên hệ đơn giản giữa các đối tượng để nhớ (gần nhau, giống nhau hay trái ngược nhau).

Thí dụ: nhở bảng cửu chương, đặt công thức để nhớ ngữ pháp tiếng Nga.

Trí nhớ thông hiểu: vận dụng đến các mối liên hệ nội tại có tính chất quy luật giữa các hệ thống để nhớ. Trí nhớ thông hiểu chắc chắn hơn vì trong quá trình nhờ có sự tham gia của ý thức, sự chú ý, cảm xúc và nhất là trí tuệ, tư duy. Thí dụ: nhớ nội dung một quyển truyện.

5. Rối loạn trí nhớ biểu hiện ra thành các thê bệnh

a. Giảm nhớ 

Kém nhớ những sự việc xảy ra hay những sự việc cũ. Gắn trong loạn thần tuổi già, liệt toàn thể tiến triển, loạn thần kinh suy nhược,... loạn thần thực tổn, tâm căn suy nhược. 

b. Tăng nhớ 

Nhớ lại những sự việc rất cũ, ngay cả những sự việc không có ý nghĩa hay những chi tiết vụn vặt tưởng không thể nhớ được.

Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm, trong trạng thái sốt do nhiễm khuẩn, say rượu bệnh lý,... 

Tăng nhớ gặp trong say rượu bệnh lý.

Tăng nhớ gặp trong say rượu bệnh lý.

c. Mất nhớ hay quên

- Theo sự việc chia ra

  • Quên toàn bộ: gặp trong trí tuệ sa sút nặng
  • Quên từng phần: gặp trong tổn thương khu trú ở một vùng nhất định của não hay do cảm xúc mạnh.

- Theo thời gian, chia ra: mốc sự kiện từ khi có bệnh.

  • Quên thuận chiều: gặp sau chấn thương sọ não, sau khi lú lẫn, hôn mê.
  • Quên ngược chiều: thường gặp trong chấn thương sọ não, xơ mạch não kèm xuất huyết,... tổn thương thực thể, nguy hiểm
  • Quên trong cơn: gặp trong cơn động kinh, trong trạng thái hoàng hôn, sa sút trí tuệ,..
  • Quên vừa nhận thức ngược chiều: gặp trong loạn thần kèm lũ lẫn, trong trí tuệ sa sút do chấn thương sọ não…

- Theo quá trình cơ bản của trí nhớ, chia ra:

  • Quên do ghi nhận kém
  • Quên do nhớ lại kém

-  Theo tiến triển, chia ra:

  • Quên cố định
  • Quên thoái triển
  • Quên tiến triển

d. Loạn nhớ 

- Nhớ giả: nhớ giả còn gọi là ảo tưởng trí nhớ. Có khi trên một sự việc có thực, bệnh nhân lại nhớ thêm những chi tiết không hề có.

- Bịa chuyện: còn gọi là ảo giác trí nhớ để phân biệt với ảo giác giả (ảo tưởng trí nhớ).

Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não (có kèm theo quên và có nội dung thông thường), có thể gặp trong bệnh tâm thần phân liệt (không kèm theo quên và mang tính chất hoang tưởng, kỳ quái). 

Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não

Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não.

- Nhớ nhầm

  • Nhớ vơ vào mình
  • Nhớ việc mình thành việc người.
  • Nhớ đang sống trong dĩ vãng

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

Icon thời gian
28/03/2022
5813 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn...

Icon thời gian
28/03/2022
1092 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

Icon thời gian
28/03/2022
8849 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

Icon thời gian
27/03/2022
1396 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG