Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các tính chất say này khác hẳn với ảo giác thật:
1. Các loại ảo giác thật
Thường gặp nhất.
Nội dung rất đa dạng. Đôi khi ảo thanh thô sơ: tiếng chuông, tiếng còi, tiếng súng, tiếng nổ, điệu nhạc,... thường gặp nhất là tiếng người nói.
Tiếng nói: rất rõ ràng, có vị trí nhất định trong không gian, nói thẳng với bệnh nhân, hay nghe hai hoặc nhiều tiếng nói với nhau về bệnh nhân, khi tăng khi giảm, xuất hiện theo chu kỳ,...
Nội dung lời nói có thể: mắng chửi, dọa nạt, ra lệnh, chế giễu, khen ngợi, bình phẩm, tiếng khen và tiếng chê lẫn lộn.
Ảo thanh ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và hành vi của bệnh nhân đau khổ, lo sợ, tự sát. giết người,... bệnh nhân phản ứng với áo thanh bằng nhiều cách: lắng nghe, bịt tai, nhét bông vào tai, nói chuyện với áo thanh, trả lời thì thầm,...
Ảo thanh ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và hành vi của bệnh nhân đau khổ, lo sợ, tự sát. giết người,...
Có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: loạn thần nhiễm khuẩn, loạn thần phản ứng, tâm thần phân liệt,...
Cũng thường gặp (sau ảo thanh) và thường kết hợp với áo thanh thường xuất hiện nhiều nhất và lúc quá trình tri giác bị trở ngại: khi rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng), khi quá mệt mỏi, hoảng hốt, hay khi điều kiện ánh sáng yếu (đêm tối, hoàng hôn).
Nội dung ảo thị cũng rất đa dạng: có thể một màu sắc mơ hồ hay một hình ảnh rõ rệt. Có thể là người, súc vật, ma quỷ, phong cảnh, cảnh tượng,...có thể là những hình ảnh sinh động luôn thay đổi hay những hình ảnh im lìm, bất động. Có thể là ảo thị khổng lồ (macropsie, hallacination gulliverienne) hay ảo thị tí hon (micropsie, hallucination elliputienne); có thể là ảo thị tâm hay ảo thị hình thóp tiếng nói, có thể là ảo thị tự thấy (autoscopie: bệnh nhân tự thấy mình trong thể phủ định.
Phản ứng của bệnh nhân đối với ảo thị cũng rất khác nhau: say mê nhìn ngắm, bàng quan hay tham gia các hoạt động cùng ảo thị,...
Gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: thường nhất trong các bệnh loạn thần cấp, loại thần nhiễm khuẩn, và trong các hội chứng rối loạn ý thức, nhiễm độc rượu,...
Rất ít gặp
Hai loại ảo giác này thường đi đôi với nhau và thường xuất hiện cùng với hoang tưởng. Thí dụ: Nghi bị đầu độc và ngửi thấy mùi thối trong cơm và ăn thấy đắng.
Nội dung của ảo vị và ảo khứu thường là những mùi khó chịu: đắng, chua, cay, mùi thịt thối, mùi tóc cháy, cao su cháy, trứng gà ung,...
Có thể gặp trong bệnh tâm thần phân liệt cấp, thường gặp nhất trong động kinh tâm thần (tổn thương khu trú ở thùy thái dương).
Nội dung rất đa dạng: cảm giác ngoài da như nóng bỏng, ẩm ướt, tẻ lạnh, côn trùng bò, kim châm, điện giật, dây sợi quấn khắp người,... có thể xuất hiện từng lúc hay thường xuyên, có khi kết hợp với ảo thị.
Thường gặp nhất trong loạn thần nhiễm độc (cocain,cloral, rượu, ...) và trong hoang tưởng nghi bệnh. Có thể gặp trong tâm thần phân liệt, loạn thần nhiễm khuẩn,...
- Ảo giác nội tạng và ảo giác về sơ đồ cơ thể
Nội dung rất phức tạp: đỉa trong tai, rần trong bụng, nước chảy róc rách trong đầu, ếch trong dạ dày, điện giật trong tim, tay chân biến đôi, ma quỷ nhập trong người, bị sờ mó, bị hiếp...gặp trong tâm thần phân liệt, hoang tưởng nghi bệnh và thường kết hợp với ảo thị.
Ảo thanh chức năng (hallucination fonctionnelle): áo thanh xuất hiện đồng thời với một âm thanh có thực bên ngoài. Âm thanh này mất đi ảo thanh cũng mất. Thí dụ: vừa nghe vòi nước chảy, vừa nghe nước dặn dò. Âm thanh bên ngoại thường là những âm thanh riêng lẻ, giản đơn: tiếng lá rì rào, tiếng nước chảy, tiếng tích tắc đồng hồ,... điểm xuất phát của ảo thanh cũng là điểm xuất phát của âm thanh bên ngoài.
Ảo giác lúc giờ thức giấc ngủ (hallucination hypnagogique) ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hay sắp thức dậy, trong bóng tối hay trong ánh sáng lờ mờ. Ảo giác thường lặp đi lặp lại với tinh chất ám ảnh hay tính chất định hình. Có thể có đủ các loại ảo giác (ảo thị, ảo thanh,...) thường gặp nhất trong loạn thần phản ứng và thường phản ánh nội dung sang chấn tâm thần.
Ảo giác lúc giờ thức giấc ngủ (hallucination hypnagogique) ảo giác xuất hiện lúc sắp ngủ hay sắp thức dậy.
2. Các loại ảo giác giả
- Cảm giác bị chi phối.
- Bệnh nhân cảm thấy trong tư duy và trong trí tưởng tượng của mình nhiều hơn là trong thực tại khách quan.
- Bệnh nhân cảm thấy như những biểu tượng hay những hình ảnh mơ hồ hơn là sự thật, hiện tượng cụ thể, rõ rệt, tiếp nhận qua giác quan.
Các loại ảo giác giả thường gặp là:
Thường là những hình ảnh giống như biểu tượng xuất hiện ngoài ý muốn. Những cái giống như lúc mê mộng, những hiện tượng giống như hồi ức, tưởng tượng, những hình bên trong hay nhân tạo. Hình ảnh thường là mơ hồ: hình người không đầy đủ, bóng mờ không đoán được già hay trẻ, nam hay nữ,... hiện tượng quái khách (người lạ nhập vào mình) thường cũng là một ảo thị giả.
Đây là ảo giác giả chính thức và thường gặp nhất.
Có rất nhiều loại:
Có bệnh nhân nghe tiếng nói trong cơ thể, thường là trong đầu, không rõ tiếng đàn ông họ đàn bà, lạ hay quen.
Có bệnh nhân nghe như tư duy mình vang lên thành tiếng(và từ đó cho là có hiện tượng ty duy bị bộc lộ, tư duy bị đánh cắp, tư duy làm sẵn, hồi ức làm sẵn,...)
Có bệnh nhân sắp nghĩ gì, đọc gì, làm gì thì tiếng nói bên trong đã nói trước (hoặc là tiếng của tư duy mình hoặc là tiếng của người lạ)
Ảo giác giả, đặc biệt là ảo thanh giả, là thành phần chủ yếu của hội chứng tâm thần tự động
Có bệnh nhân sắp nghĩ gì, đọc gì, làm gì thì tiếng nói bên trong đã nói trước.
Bệnh nhân ngồi yên nhưng có cảm giác như là tay chân mình như có ai làm cho vận động. Thường gặp là ảo giác giả vận động ngôn ngữ: bệnh nhân có cảm giác là lưỡi và các bộ phận phát âm của mình hoạt động ngoài ý muốn của mình, không phải bệnh nhân nói mà có ai dùng cơ quan phát âm của mình để nói.
Ảo giác giả có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau, nhưng thường gặp nhất trong hội chứng paranoit của bệnh tâm thần phân liệt. Trong các bệnh tâm thần tiến triển kéo dài, ảo giác thật có thể chuyển thành ảo giác giả, nhất là khi xuất hiện hoang tưởng bị chi phối.
Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.
Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng.
Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.