Nội dung chính
  • 1. Giảm nhớ 
  • 2. Tăng nhớ
  • 3. Mất nhớ hay quên
  • 4. Loạn nhớ
Nội dung chính
  • 1. Giảm nhớ 
  • 2. Tăng nhớ
  • 3. Mất nhớ hay quên
  • 4. Loạn nhớ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và cho hiện tại những kinh nghiệm và tri thức cũ dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. Rối loạn trí nhớ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Giảm nhớ 
  • 2. Tăng nhớ
  • 3. Mất nhớ hay quên
  • 4. Loạn nhớ

1. Giảm nhớ 

Kém nhớ những sự việc xảy ra hay những sự việc cũ. Thường những sự việc mới xảy ra khó nhớ hơn những sự việc cũ (định luật Ribot). Gắn trong loạn thần tuổi già, liệt toàn thể tiến triển, loạn thần kinh suy nhược,... loạn thần thực tổn, tâm căn suy nhược. 

Kém nhớ những sự việc xảy ra hay những sự việc cũ.

Kém nhớ những sự việc xảy ra hay những sự việc cũ.

2. Tăng nhớ

Nhớ lại những sự việc rất cũ, ngay cả những sự việc không có ý nghĩa hay những chi tiết vụn vặt tưởng không thể nhớ được.

Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm, trong trạng thái sốt do nhiễm khuẩn, say rượu bệnh lý,... 

3. Mất nhớ hay quên

- Theo sự việc chia ra

Quên toàn bộ: quên tất cả những sự việc cũ và mới thuộc mọi lĩnh vực. Gặp trong trí tuệ sa sút nặng. Quên từng phần: chỉ quên một số kỉ niệm, chỉ quên ngoại ngữ, chỉ quên thao tác nghề nghiệp, chỉ quên danh từ riêng,... gặp trong tổn thương khu trú ở một vùng nhất định của não hay do cảm xúc mạnh.

- Theo thời gian, chia ra: mốc sự kiện từ khi có bệnh.

Quên thuận chiều ( annésie antérograde): quên những sự việc xảy ra ngay sau khi bị bệnh. Có thể quên trong khoảng thời gian từ vài giờ đến vài tuần. Gặp sau chấn thương sọ não, sau khi lú lẫn, hôn mê.

Quên ngược chiều ( annésie retrograde): quên những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh. Thời gian quên có thể là vài ngày, vài tháng hay vài năm. Có thể quên từng phần hay quên toàn bộ: Thường gặp trong chấn thương sọ não, xơ mạch não kèm xuất huyết,... tổn thương thực thể, nguy hiểm.

Quên ngược chiều: quên những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh.

Quên ngược chiều: quên những sự việc đã xảy ra trước khi bị bệnh.

Quên trong cơn (amnésie congrade): chỉ quên những sự việc xảy ra trong cơn, trong một thời gian bị bệnh. Gặp trong cơn động kinh, trong trạng thái hoàng hôn, sa sút trí tuệ,..

Quên vừa nhận thức ngược chiều ( amnédie antérpretrograde): quên cả sự việc cũ lẫn sự việc mới. Gặp trong loạn thần kèm lũ lẫn, trong trí tuệ sa sút do chấn thương sọ não…

- Theo quá trình cơ bản của trí nhớ, chia ra:

Quên do ghi nhận kém ( annésie de fixation): thường là quên thuận chiều

Quên do nhớ lại kém ( annésie d'évocallon): thường là quên ngược chiều. 

-  Theo tiến triển, chia ra:

Quên cố định: không tăng, không giảm.

Quên thoái triển; nhớ lại dần. 

Quên tiến triển: quên tăng dần, thường theo quy luật Ribot: sự việc mới quên trước, sự việc cũ quên sau.

4. Loạn nhớ

- Nhớ giả: (psuaudo reminiscence): so sánh với rối loạn tri giác. Nhớ giả còn gọi là ảo tưởng trí nhớ. Những việc có thực trong cuộc sống của bệnh nhân trong một khoảng thời gian và không gian nào đó, bệnh nhân lại nhớ vào một khoảng thời gian và không gian khác, hoặc lẫn lộn sự việc này với sự việc khác. Có khi trên một sự việc có thực, bệnh nhân lại nhớ thêm những chi tiết không hề có.

- Bịa chuyện (confabulation): còn gọi là ảo giác trí nhớ để phân biệt với ảo giác giả (ảo tưởng trí nhớ). Có thể là bệnh nhân quên toàn bộ và thay vào chỗ quên, bệnh nhân kể những sự việc không hề xảy ra với bệnh nhân, nhưng bản thân bệnh nhân không hề biết là mình bịa ra, khẳng định những sự việc ấy có thực. Có thể bệnh nhân chỉ bịa mà không quên.

Nội dung chuyện bịa có thể thông thường hay kì quái. Trường hợp bịa chuyện kèm theo mất định hướng gọi là lú lẫn bịa chuyện. Trong lâm sàng nhiều khi khó phân biệt giữa nhớ giả và bịa chuyện vì phải hiểu chi tiết cuộc đời của bệnh nhân mới biết chuyện kể ra có thực hay bịa.

Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não (có kèm theo quên và có nội dung thông thường), có thể gặp trong bệnh tâm thần phân liệt (không kèm theo quên và mang tính chất hoang tưởng, kỳ quái). 

Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não.

Nhớ giả và bịa chuyện có thể gặp trong các bệnh thực thể nặng ở não.

- Nhớ nhầm

Nhớ vơ vào mình: ý nghĩ, sáng kiến của người khác lại nhớ ra là của mình hay những cái nghe người khác kể hoặc thấy ở đâu đấy lại tưởng là những cái bản thân mình đã sống qua.

Nhớ việc mình thành việc người: sự việc, ý nghĩ của mình lại nhớ ra của người khác hay đã đọc, đã thấy ở đâu.

- Nhớ đang sống trong dĩ vãng ( eomnésie):

Quên tiến triển, bệnh nhân tưởng mình đang sống thời kì dĩ vãng (cách 10-20 đông như người trẻ lại, có khi soi gương không nhận ra mình, cho là một cụ già

năm), hành động như người trở lại, có khi nào đấy. Gặp trong loạn thần tuổi già, động kinh.

Hội chứng Koesakop, gồm có:

- Quên thuận chiều (do ghi nhận kém, mất định hướng và quên tất cả mọi sự việc vừa xảy ra.

- Loạn nhớ ( nhớ giả hay bịa chuyện)

- Các sự việc cũ( trước khi bị bệnh) còn nhớ được tốt.

Hội chứng Korako gặp trong giai đoạn cấp của các chấn thương sọ não (có tính chất tạm thời). Còn gặp trong các bệnh có tổn thương thực thể ở não (rối loạn không hồi phục): liệt toàn thể tiến triển, u não, tai biến mạch máu não,...

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/03/2022 - Cập nhật 28/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6297 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1587 Lượt xem

5 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6297 Lượt xem

6 Phút đọc

Rối loạn cảm giác và tri giác trong bệnh tâm thần

Rối loạn cảm giác và tri giác trong bệnh tâm thần

Tri giác là quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ, thống nhất, các sự...

28/03/2022

1618 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG