Nội dung chính
  • 1. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
  • 2. Tiên lượng tốt và nặng của bệnh tâm thần phân liệt
  • 3. Những phương pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt
Nội dung chính
  • 1. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
  • 2. Tiên lượng tốt và nặng của bệnh tâm thần phân liệt
  • 3. Những phương pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Nguyên tắc điều trị và tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt

Trên thế giới, tâm thần học là một ngành lớn trong y học, chiếm 53% số giường bệnh trong tổng số giường bệnh của nhiều nước ( thống kê của tổ chức y tế thế giới ). Đặc biệt phải kể đến bệnh lý tâm thần phân liệt.
Nội dung chính
  • 1. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt
  • 2. Tiên lượng tốt và nặng của bệnh tâm thần phân liệt
  • 3. Những phương pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt

Nguyên tắc điều trị và tiên lượng bệnh tâm thần phân liệt

Đặc điểm và đối tượng của tâm thần học

- Đặc điểm của tâm thần học:

Tâm thần học là dịch từ chữ psychiatria ra (psyche là tâm thần và iatria là chữa bệnh). Tâm thần học là một bộ môn riêng biệt trong y học có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng. Bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần đề phòng và chữa các bệnh ấy.

Trên thế giới, tâm thần học là một ngành lớn trong y học, chiếm 53% số giường bệnh trong tổng số giường bệnh của nhiều nước ( thống kê của tổ chức y tế thế giới ). Ở nước ta, môn tâm thần học ra đời từ năm 1957 sát nhập với môn thần kinh học trong một bộ môn ghép gọi là bộ môn Tinh thần kinh. Từ năm 1969, bộ môn Tâm thần được tách ra thành một bộ môn độc lập. Tâm thần học thường được chia ra làm hai phần lớn:

  • Phần tâm thần học cơ sở (hay đại cương) nghiên cứu những quy luật biểu hiện và phát triển các triệu chứng tâm thần, bản chất các quá trình tâm thần bệnh lý, những vấn đề chung về bệnh nguyên và bệnh sinh những nguyên tắc phân loại bệnh, những phương pháp khám xét và theo dõi bệnh... 
  • Phân bệnh học tâm thần (hay tâm thần học chuyên biệt), nghiên cứu riêng từng loại bệnh tâm thần khác nhau. Trong quá trình phát triển, tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn: tâm thần học người lớn, tâm thần học trẻ em, tâm thần học người già, tâm thần học quân sự, giám định pháp y tâm thần, dịch tễ học tâm thần, vệ sinh tâm thần, tâm thần học xã hội (hay nhân chủng), tâm thần dược lý, sinh hóa tâm thần... 

Bệnh tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể.) nhưng cuối cùng đều làm rối loạn hoạt động của não, làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại.

- Đối tượng của nghiên cứu bệnh tâm thần:

Bản chất của hoạt động tâm thần là một hoạt động phản ứng thực tại khách quan vào trong chủ quan mỗi người, thông qua bộ não tức là tổ chức cao nhất trong quá trình tiến hóa vật chất.

1. Điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Nguyên tắc điều trị bệnh

- Tâm thần phân liệt là một bệnh chưa rõ nguyên nhân, điều trị triệu chứng là chủ yếu- song cần phát hiện sớm và can thiệp sớm.

- Hóa dược liệu pháp có vai trò quan trọng, đặc biệt với các triệu tính, dương tính, song cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị tâm lý, lao động và tái thích ứng 

- Điều trị duy trì sau cơn loạn thần đầu tiên, quản lý và theo dõi phòng tái phát.

- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân, đặc biệt đối với các triệu chứng âm tính.

- Giáo dục gia đình và cộng đồng thay đổi thái độ đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt (Tránh mặc cảm, xa lánh người bệnh). Phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc bệnh nhân.

- Phát hiện và giải quyết kịp thời các yếu tố thúc đẩy bệnh tái phát.

Liệu pháp hóa dược

Các thuốc an thần kinh làm giảm hoặc thanh toán các 9 triệu chứng âm tính thường ít đáp ứng với ATK điển hình.

2. Tiên lượng tốt và nặng của bệnh tâm thần phân liệt

Tương đối tốt nếu bệnh có đặc điểm:

  • Bệnh phát sinh muộn, càng lớn tuổi càng nhẹ.
  • Thể bệnh là thể tiến triển từng giai đoạn có thuyên giảm.
  • Trước khi bị bệnh, nhân cách thích ứng hòa hợp với môi trường xung quanh.
  • Có những nhân tố bên ngoài thúc đẩy.
  • Yếu tố di truyền ít.
  • Còn tiếp xúc được, thâm nhập được.

Tương đối nặng nếu bệnh có đặc điểm:

  • Bệnh phát sinh ở tuổi trẻ, càng trẻ càng nặng.
  • Thể bệnh là thể tiến triển liên tục hoặc từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần.
  • Trước khi bị bệnh đã có tính cách kín đáo, cô độc.
  • Bệnh phát sinh không có yếu tố bên ngoài thúc đẩy.
  • Yếu tố di truyền nặng.
  • Cảm xúc sớm khô lạnh, khó tiếp xúc.

3. Những phương pháp phòng bệnh tâm thần phân liệt

Căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt chưa rõ ràng nên chưa có phương pháp phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên bản thân mỗi người chúng ta vẫn cần phải:

  • Rèn luyện cho trẻ em tính tập thể, biết cách thích ứng với môi trường và các điều kiện khó khăn của cuộc sống.
  • Theo dõi những người có yếu tố di truyền (bố, mẹ, ông bà, anh chị em họ hàng gần) bị bệnh tâm thần phân liệt để phát hiện và điều trị sớm.
  • Tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi ra viện, kiên trì điều trị củng cố và tích cực chữa các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh cơ thể… để đề phòng bệnh tái phát.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/03/2022 - Cập nhật 27/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Chia ra rối loạn ngôn ngữ (hình thức biểu hiện tư duy) và rối loạn nội dung tư duy chỉ để tiện việc sắp xếp chứ thực ra ngôn ngữ và nội dung thống nhất với...

28/03/2022

2471 Lượt xem

6 Phút đọc

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6571 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1641 Lượt xem

5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3053 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG