Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ngôn ngữ theo nhịp độ
  • 2. Rối loạn ngôn ngữ theo hình thức phát ngôn
  • 3. Rối loạn ngôn ngữ theo kết cấu ngôn ngữ 
  • 4. Rối loạn ngôn ngữ theo ý nghĩa, mục đích của ngôn ngữ
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ngôn ngữ theo nhịp độ
  • 2. Rối loạn ngôn ngữ theo hình thức phát ngôn
  • 3. Rối loạn ngôn ngữ theo kết cấu ngôn ngữ 
  • 4. Rối loạn ngôn ngữ theo ý nghĩa, mục đích của ngôn ngữ
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Chia ra rối loạn ngôn ngữ (hình thức biểu hiện tư duy) và rối loạn nội dung tư duy chỉ để tiện việc sắp xếp chứ thực ra ngôn ngữ và nội dung thống nhất với nhau. Mỗi chữ, mỗi câu, đúng chữ,... đều do nội dung tư duy quyết định.
Nội dung chính
  • 1. Rối loạn ngôn ngữ theo nhịp độ
  • 2. Rối loạn ngôn ngữ theo hình thức phát ngôn
  • 3. Rối loạn ngôn ngữ theo kết cấu ngôn ngữ 
  • 4. Rối loạn ngôn ngữ theo ý nghĩa, mục đích của ngôn ngữ

1. Rối loạn ngôn ngữ theo nhịp độ

a. Nhịp nhanh

-  Ngôn ngữ hay tư duy phi tên (fuile der idees): tư duy hoạt động nhanh chóng, liên tưởng mau lẹ, có tính chất cơ học (theo vần, theo chỗ gần nhau, giống nhau, khác nhau, nội dung nông cạn, chủ đề luôn luôn thay đổi theo tác động của hoàn cảnh đó ngoài, nói theo thao bất tuyệt, việc nọ xọ việc kia. Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm. 

- Tư duy dồn dập (mentisme)

Ý nghĩ đủ các loại dồn dập đến trong đầu bệnh nhân,

ngoài ý muốn của bệnh nhân, bệnh nhân không ngăn cản được.

Thường gặp nhất trong bệnh tâm thần phân liệt (hình thức thô sơ của tư duy tự động)

- Nói hổ lốn (logophen)

Nói luôn mồm, ý tưởng linh tinh, nội dung vô nghĩa.

Gặp trong tâm thần phân liệt, trí tuệ sa sút.

b. Nhịp chậm

- Tư duy chậm chạp (bradypsychie)

Dòng ý tưởng rất chậm, suy nghĩ khó khăn, sau mỗi câu hỏi phải rất lâu mới trả lời được. Gặp trong trạng thái trầm cảm. 

Dòng ý tưởng rất chậm, suy nghĩ khó khăn

Dòng ý tưởng rất chậm, suy nghĩ khó khăn.

- Tuy duy ngắt quãng (barrage)

Khi đang nói chuyện dòng ý tưởng như bị cắt đứt làm

cho bệnh nhân không nói được nữa. Mãi về sau lại tiếp tục nói về chủ đề khác. Gặp trong bệnh tâm thần phân liệt

- Tư duy lai nhai (pensee, propos circonsiancies): bệnh nhân rất khó chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, luôn luôn đi vào các chi tiết vụn vặt của một chủ đề. Thường gặp nhất trong bệnh động kinh.

- Tư duy kiên định (perseseration) : trong câu chuyện luôn luôn lặp lại một chủ đề, hay có hệ thống quay đi quay lại một chủ đề nhất định. Có thể biểu hiện trong khi kể chuyện hay trong khi trả lời. Gặp trong hội chứng paranoia (tâm thần phân liệt, nhân cách bệnh, loạn thần phản ứng )

2. Rối loạn ngôn ngữ theo hình thức phát ngôn

Cách tiếp xúc với bên ngoài.

- Nói một mình (monoiogue): nói rõ ràng, hay nói lẩm bẩm một mình nội dung không liên quan với hoàn cảnh. Thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh tâm thần phân liệt. 

- Nói tay đôi tưởng tượng (dialogue imagicare): thường là nói chuyện tranh luận với ảo thanh hay nói chuyện với một nhân vật tưởng tượng. Gặp trong loạn thần phản ứng và tâm thần phân liệt.

- Trả lời bên cạnh (reionse a cote): hỏi một đằng, bệnh nhân trả lời một nẻo. Thường gặp trong bệnh nhân tâm thần phân liệt

- Không nói (mulisme): có nhiều nguyên nhân: không nói do ức chế (trạng thái trầm cảm), không nói do hiện tượng phủ định (trạng thái căng trương lực); không nói do hoạt động tâm thần nghèo nàn hay bị rối loạn nặng (trạng thái lú lẫn và không nói do liệt chức năng cơ quan phát âm (bệnh tâm căn: hysicia): không phải do hoang tưởng và ảo giác chi phối.

- Nói lặp lại: luôn luôn lặp đi lặp lại một số câu chữ hay một câu, không ai hỏi cũng cứ nói.

- Đáp lặp lại: tất cả mọi câu hỏi khác nhau bệnh nhân đều trả lời bằng một câu nhất định.

- Nhại lời: hỏi không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hỏi suốt ngày nhưng thi thoảng lại có một cơn xung động nói một hồi lâu, nguyên. 

Nói lặp lại, đáp lặp lại và nhại lời là những triệu chứng về ngôn ngữ của hội chứng căng trương lực.

Nói lặp lại, đáp lặp lại và nhại lời là những triệu chứng về ngôn ngữ của hội chứng căng trương lực.

-  Cơn xung động lời nói: bệnh nhân im lặng, li si/rủa, nói tục hay nói những câu vô nghĩa. Gặp trong bệnh tâm thần phân liệt

3. Rối loạn ngôn ngữ theo kết cấu ngôn ngữ 

Rối loạn kết âm và phát âm

- Đủ các loại: nói khó, nói thì thào, nói lặp , nói giọng mũi, giả giọng địa phương khác, giả giọng nước ngoài, tiếng kí sinh khi nói chuyện (vừa nói vừa khụt khịt, vừa đằng hằng,...) 

Rối loạn ngữ pháp và logic của tư duy:

- Ngôn ngữ phân liệt: hay tư duy chia cắt: trong lời nói, từng câu có thể dùng ngữ pháp, có ít nhiều ý nghĩa những giữa các câu, không có mối quan hệ gì hợp logic về nghĩa. Gặp trong giai đoạn cuối của bệnh tâm thần phân liệt

- Ngôn ngữ rời rạc, không liên quan: bệnh nhân nói những từ, những câu rời rạc, không có mối liên hệ gì giữa các câu ngay cả giữa các từ trong câu. Thường gặp trong các trạng thái rối loạn ý thức (mê sảng, và nhất là lú lẫn).

- Chơi chữ trong lời nói, câu này tiếp theo câu khác theo vần, theo sự giống nhau hay khác nhau giữa các ý nghĩa các từ: thí dụ: trời xanh, ăn chanh, đi năm bước,... tôi đi chơi, con bò thì ngả, tay tôi có đủ, chân không còn…

- Chơi ngữ pháp: có nhiều cách: lẫn lộn các thành phần trong mệnh đề, cắt xén một số thành phần trong mệnh đề (câu thiếu về hay lối nói kiểu điện tín), dùng trạng từ chỉ thời gian thay cho trạng từ chỉ địa điểm... Gặp trong tâm thần phân liệt.

- Tự bịa đặt, tiếng nói riêng: có nhiều cách có thể do chơi chữ, chơi ngữ pháp, bệnh nhân có một ngôn ngữ lạ lùng, người khác không hiểu được hay muốn hiểu phải phân tích suy nghĩ lâu. Có thể trong lời nói của mình, bệnh nhân dùng một số từ riêng để chỉ một số sự việc thông thường theo quan niệm tự kỷ của mình, người khác không hiểu được tý nào. Có thể đặt hoàn toàn một thứ tiếng riêng như tiếng nước ngoài. Gặp trong tâm thần phân liệt.

4. Rối loạn ngôn ngữ theo ý nghĩa, mục đích của ngôn ngữ

- Suy luận bệnh lý: bệnh nhân luôn luôn nói về một chủ đề nhất định, không thể tách rời ra được và dùng mọi quá trình hoạt động của tư duy để nghiên cứu chủ đề ấy (so sánh, diễn dịch, quy nạp, hệ thống hóa, tìm ra quy luật,...) nhưng thường là đi vào cái vụn vặt , không có ý nghĩa, xa rời thực tế, bí hiểm, trái ngược hay đi vào những vấn đề triết học và khoa học phức tạp hay siêu hình. Gặp trong bệnh tâm thần phân liệt.

- Tư duy hai chiều ( trong ngôn ngữ đồng thời xuất hiện hai câu có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, loại trừ lẫn nhau. Gặp trong tâm thần phân liệt.

-  Tư duy tự kỷ: trong tiếp xúc, bệnh nhân luôn nói đến những chủ đề của thế giới bên trong kì lạ của mình, thế giới tự kỉ, tách rời thực tế, không có trong thực tế. Gặp trong tâm thần phân liệt.

Tư duy tự kỷ: trong tiếp xúc, bệnh nhân luôn nói đến những chủ đề của thế giới bên trong kì lạ của mình

Tư duy tự kỷ: trong tiếp xúc, bệnh nhân luôn nói đến những chủ đề của thế giới bên trong kì lạ của mình.

- Tư duy tượng trưng: sự việc thực tế nhiều khi không quan trọng, bệnh nhân lại gắn cho một ý nghĩa tượng trưng. Thí dụ: hình tam giác là sự thống nhất của ba ngôi. Con số 5 tượng trưng cho tên bệnh nhân (gồm năm chữ), cho sự thống nhất (như năm ngón tay thống nhất trong một bàn tay)...

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/03/2022 - Cập nhật 28/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Chia ra rối loạn ngôn ngữ (hình thức biểu hiện tư duy) và rối loạn nội dung tư duy chỉ để tiện việc sắp xếp chứ thực ra ngôn ngữ và nội dung thống nhất với...

28/03/2022

2450 Lượt xem

6 Phút đọc

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

28/03/2022

6519 Lượt xem

5 Phút đọc

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn...

28/03/2022

857 Lượt xem

4 Phút đọc

Rối loạn cảm giác và tri giác trong bệnh tâm thần

Rối loạn cảm giác và tri giác trong bệnh tâm thần

Tri giác là quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ, thống nhất, các sự...

28/03/2022

1659 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG