Nội dung chính
  • 1. Tâm lý học về tri giác
  • 2. Các rối loạn tâm lý, giác quan
Nội dung chính
  • 1. Tâm lý học về tri giác
  • 2. Các rối loạn tâm lý, giác quan
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn phụ thuộc vào các chức năng tâm thần khác ý thức, sự chú ý, trí nhớ,... Tri giác một cái nhà là nhận thức toàn bộ cái nhà ấy với các đặc tính riêng lẻ như: mái đỏ, tường vàng, cao ráo, mát mẻ, dùng làm lớp học. Bạn đã vào đó vài lần, nhà của hợp tác xã,.... 
Nội dung chính
  • 1. Tâm lý học về tri giác
  • 2. Các rối loạn tâm lý, giác quan

1. Tâm lý học về tri giác

Tri giác là quá trình tâm lý có khả năng tổng hợp lại các đặc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng, để nhận thức được một cách toàn bộ, thống nhất, các sự vật, hiện tượng ấy.

Tri giác được hình thành từ cảm giác.

Tri giác được hình thành từ cảm giác.

Cảm giác chỉ phản ánh từng đặc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng, thông qua từng phân tích giác quan thần kinh và do các kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể sinh ra cảm giác ngọt, cảm giác hình tròn, cảm giác màu vàng, cảm giác đói, cảm giác đau, mệt... cảm giác là những hiện tượng sinh lý và tâm lý sơ đẳng của quá trình nhận thức. 

Tri giác là kết quả của hoạt động phân tích và tổng hợp của hệ thống tín hiệu thứ I (dưới ảnh hưởng điều chỉnh của hệ thống tín hiệu thứ II). Tự giác là nhận thức những sự vật, hiện tượng cụ thể tác động trực tiếp vào hệ tín hiệu I, Nhưng những sự vật, hiện tượng được tri giác không phải không còn để dấu vết gì trong não một khi các sự vật, hiện tượng ấy không còn kích thích chúng ta nữa. Dấu vết của sự vật, hiện tượng còn để lại trong óc gọi là biểu tượng. Khi cần, biểu tượng có thể xuất hiện trong ý thức. Nhờ biểu tượng mà ta có thể hình dung trong óc bất cứ lúc nào khuôn mặt bệnh nhân mà ta  xúc hôm qua. Biểu tượng là cơ sở để hình thành trí nhớ và tư duy mà ta sẽ nói sau đây.

2. Các rối loạn tâm lý, giác quan

Hay rối loạn tổng hợp giác quan. Đó là một rối loạn tri giác chủ yếu làm trở ngại quá trình tổng hợp các biểu tượng cũ và mới để nhận thức toàn bộ bản thân và thực tại thanh một mối thống nhất trong không gian và thời gian.

Rối loạn tâm lý- giác quan khác với ảo tưởng ở chỗ các rối loạn này bền vững dai dẳng hơn và ở chỗ bệnh nhân biết phê phán về tri giác sai lầm của mình (biết đối tượng đang tri giác có biến đổi).

Nội dung của rối loạn tâm lý- giác quan rất đa dạng: tri giác sai về hình thái của sự vật, vè quan hệ giữa các sự vật trong không gian, về sơ đồ cơ thể, về thời gian… (kể cả hiện tượng "đã thấy rồi" và "chưa hề thấy thường gặp trong động kinh tâm thần)

Thường người ta chia các rối loạn tâm lý, giác quan ra làm 2 loại lớn: tri giác sai thực tại ( tri giác sai lầm về thực tại bên ngoài) và giải thể nhân cách (tri giác sai về các đặc điểm cơ thể và tâm lý của bản thân bệnh nhân).

- Trị giác sai thực tại derealisation

Bệnh nhân còn biết bản chất của hiện tượng tri giác không thay đổi và biết đối tượng chỉ thấy một vài khía cạnh, một vài thuộc tính nào đấy thôi. Thí dụ: còn nhận thức được cái nhà nhưng cái nhà có vẻ to hơn, hay nhỏ đi, rõ ràng hay lờ mờ,...

Bệnh nhân còn biết bản chất của hiện tượng tri giác không thay đổi và biết đối tượng chỉ thấy một vài khía cạnh.

Bệnh nhân biết bản chất của hiện tượng tri giác không thay đổi và biết đối tượng thấy một vài khía cạnh.

Các thuộc tính biến đổi thường là: hình thái, chiều cao, kích thước, màu sắc, trọng lượng, chuyển động hay im lìm, khoảng cách xa hay gần, thời gian kéo dài hay ngắn lại,... Nếu chỉ thấy một vài thuộc tính của đối tượng thay đổi thì gọi là cảm giác biến hình (métamorphopsie). Nếu có nhiều thuộc tính thay đổi làm cho đối tượng gần như thay đổi hẳn thì gọi là cảm giác loạn hình (dysmosphopsie). 

Tri giác sai thực tại có thể bao trùm toàn bộ cảnh vật xung quanh: thấy xung quanh mơ hồ, biến đổi không ngừng, như trên phim ảnh hay im lìm không chút đổi thay như một bức tranh, v.v.... 

- Giải thể nhân cách (depersonalisation) có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm cơ thể ( rối loạn sơ đồ cơ thể): không có tim phổi, tai lại ở sau gáy, người nặng như chì hay nhẹ như bông, tay chân dài ra hay ngắn lại, cũng như đá hay mềm như sáp, nhắm mắt không đi được vì không biết chân mình ở đâu,...

Có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý: cảm xúc, ý nghĩ, tác phong đã biến đổi, nhân cách không giống như cũ nữa, cái "ta" đã mất hay chia đôi, một nửa "ta" nghĩ thế này, một nửa "ta" nghĩ thế kia,... Các rối loạn giác quan có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: thường gặp nhất trong bệnh tâm thần do tổn thương thực thể ở não (vùng đỉnh) trong giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt. Đó cũng là những triệu chứng của loạn thần thực nghiệm gây ra bởi các chất loạn thần như mescalin, LSD 25,...

Có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý.

Có thể là tri giác sai lầm về đặc điểm tâm lý.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào muốn được IVIE - Bác sĩ ơi giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19003367.

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn nội dung tư duy: bệnh lý có gây nguy hiểm?

Rối loạn nội dung tư duy: Có rất nhiều loại, thường chia ra làm ba loại lớn: định kiến, ý tưởng ám ảnh và hoang tưởng.

Icon thời gian
28/03/2022
1396 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Rối loạn ngôn ngữ: thể bệnh của rối loạn tư duy

Chia ra rối loạn ngôn ngữ (hình thức biểu hiện tư duy) và rối loạn nội dung tư duy chỉ để tiện việc sắp xếp chứ thực ra ngôn ngữ và nội dung thống nhất với...

Icon thời gian
28/03/2022
3384 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Tư duy trong tâm lý học biểu hiện qua các khía cạnh

Tư duy là một quá trình hoạt động tâm thần phức tạp, đây là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Đặc điểm tư duy là phản ánh thực tại khách quan một...

Icon thời gian
28/03/2022
8589 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

Icon thời gian
28/03/2022
5814 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG