Nội dung chính
  • 1. Tâm thần phân liệt- bệnh lý mạn tính
  • 2. Đặc điểm bệnh tâm thần phân liệt
Nội dung chính
  • 1. Tâm thần phân liệt- bệnh lý mạn tính
  • 2. Đặc điểm bệnh tâm thần phân liệt
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tâm thần phân liệt: căn bệnh loạn thần khuynh hướng mạn tính

Bệnh tâm thần phân liệt là một thể bệnh xuất hiện khá phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 0,3-0,5% dân số. Đối tượng mắc bệnh khá đa dạng, đặc biệt là từ 18-40 tuổi.
Nội dung chính
  • 1. Tâm thần phân liệt- bệnh lý mạn tính
  • 2. Đặc điểm bệnh tâm thần phân liệt

1. Tâm thần phân liệt- bệnh lý mạn tính

Tâm thần phân liệt (TTDL) là một bệnh loạn thần nặng tiến triển, có khuynh hướng mạn tính. làm cho người bệnh dần dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong. Tình cảm trở nên khô lạnh dân, khả năng làm việc học tập càng sút kém, có những hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu.

Tâm thần phân liệt (TTDL) là một bệnh loạn thần nặng tiến triển, có khuynh hướng mạn tính.

- Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh khá phổ biến ở các nước trên thế giới và tỷ lệ khoảng 0,3-0,5% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi 18-40 tuổi.

- Cho đến nay, bệnh nguyên bệnh sinh bệnh tâm thần phân liệt vẫn chưa xác định được rõ ràng. Tâm thần phân liệt vẫn được xếp vào nhóm các bệnh nội sinh trong đó có vai trò của rất nhiều yếu tố di truyền, miễn dịch, nhiễm độc... Biến đổi đặc trưng được nghiên cứu trong lâm sàng và điều trị bệnh tâm thần phân liệt là các thay đổi về sinh hóa não (Dopamine, Serotonine...).

2. Đặc điểm bệnh tâm thần phân liệt

Theo quan điểm cổ điển: biểu hiện lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt bao gồm các triệu chứng âm tính và dương tính.

a. Các triệu chứng dương tính

- Là các triệu chứng phong phú, đa dạng luôn biến động, biểu hiện trên và mặt hoạt động tâm thần, đặc biệt trong tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong loại này đều mang đặc tính là tính thiếu hòa hợp thể hiện bằng: tính hai chiều trái ngược, kỳ dị, khó hiểu, tính khó thâm nhập, phủ định và tự động.

- Thiếu hoà hợp trong tư duy: ngôn ngữ của người bệnh thường khó hiểu. Bệnh nhân nói một mình, không nói hoặc nói rất khẽ, có khi nói liên hồi, nói đầu gà đầu vịt chỉ chỉ một mình bệnh nhân mới hiểu được. Dòng tư duy có lúc chậm lúc nhanh, lúc bị ngừng lại. Nội dung tư duy thường nghèo nàn, tối nghĩa..

- Thiếu hòa hợp trong cảm xúc cảm xúc trở nên lạ lùng, khó hiểu, thiếu tình cảm với người thân, bàng quan lạnh nhạt với những thích thú trước đây, cảm xúc hai chiều, trái ngược...

Thiếu hoà hợp trong cảm xúc cảm xúc trở nên lạ lùng, khó hiểu.

Thiếu hòa hợp trong cảm xúc cảm xúc trở nên lạ lùng, khó hiểu.

Thiếu hoà hợp trong hành vi: hành vi xung động, khó hiểu lố lăng, định hình...

- Người bệnh thường xa lánh mọi người, sống cô độc, đi lang thang không có mục đích, đôi khi có cơn kích động, hò hét, đập phá. Có người có những động tác lặp đi lặp lại, điệu bộ, nhún vai, nhếch mép... Một số bệnh nhân có hành vi kỳ dị như trời nắng thì mặc áo bông, trời rét thì lại ở trần. Có người lúc thì ngồi co ro một mình ở nhà, lúc thì chạy nhảy ngoài đường can thiệp vào công việc của người khác.

- Các triệu chứng dương tính trong bệnh TTPL có thể xuất hiện riêng lẻ, nhưng cũng có thể kết hợp với nhau thành những hội chứng: suy nhược, hội chứng giống tâm căn, hội chứng ảo giác paranoid, hội chứng paraphrenia, hội chứng căng trương lực…

b. Các triệu chứng âm tính: là cốt lõi của quá trình phân liệt

Tính tự kỷ: tính tự kỷ là mức độ cao của tính thiếu hòa hợp, biểu hiện bằng hiện tượng tách rời thực tại, cắt đứt với thế giới bên ngoài, quay về với cuộc sống nội tâm bên trong. Chủ yếu là tính khó thâm nhập, kỳ dị khó hiểu. Thế giới tự kỷ là thế giới riêng của người bệnh, trong đó có các quy luật của tự nhiên và xã hội đều bị đảo lộn, không áp dụng được

Thế năng tâm thần giảm sút: Thế năng tâm thần là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động tâm thần, biểu hiện bằng lòng nhiệt tình, tính năng động, tính linh hoạt và sáng tạo...

Thế năng tâm thần bị giảm sút thể hiện bằng: cảm xúc hằng ngày khô lạnh, bệnh nhân trở nên bàng quan, vô cảm xúc, tư duy nghèo nàn cứng nhắc, bệnh nhân học tập giảm sút kém, thói quen nghề nghiệp cũ tan biến dần. Ý chí ngày càng suy đồi, bệnh nhân không thiết làm gì thậm chí cả vệ sinh cơ thể.

Theo bảng phân loại quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10)

Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào.

Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào.

Mặc dù không xác định được các triệu chứng đặc trưng của bệnh một cách chặt chẽ, nhằm mục đích thực tiễn người ta chia các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt thành từng nhóm có tầm quan trọng đặc biệt đối với chẩn đoán, đó là:

  • Tư duy vang thành tiếng.
  • Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động có liên quan rõ rệt với vận động thân thể, với những ý nghĩ hay cảm giác đặc biệt, đó là: Tri giác hoang tưởng.
  • Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thể.
  • (Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hóa, về tôn giáo hay chính trị hoặc những hoang tưởng về khả năng và quyền lực siêu nhân (ví dụ: có khả năng điều khiển thời tiết hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác)
  • Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có dụng cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng trong nhiều tuần hay nhiều tháng.
  • Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan, lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt.
  • Tác phong căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay phủ định, không nói hay sững sờ.
  • Các triệu chứng âm tính như vô cảm rõ rệt, các đáp ứng cảm xúc cùn mòn hay không thích hợp, ngôn ngữ nghèo nàn thường đưa đến cách ly xã hội  hay giảm sút hiệu suất lao động ( các triệu chứng trên không do trầm cảm hay thuốc an thần kinh gây ra )
  • Biến đổi thường xuyên và có ý nghĩa về chất lượng toàn diện của tập tính cá nhân biểu hiện như là mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác và cách ly xã hội.

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/03/2022 - Cập nhật 27/03/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Rối loạn nội dung tư duy: bệnh lý có gây nguy hiểm?

Rối loạn nội dung tư duy: bệnh lý có gây nguy hiểm?

Rối loạn nội dung tư duy: Có rất nhiều loại, thường chia ra làm ba loại lớn: định kiến, ý tưởng ám ảnh và hoang tưởng.

28/03/2022

1071 Lượt xem

5 Phút đọc

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Rối loạn trí nhớ trong bệnh tâm thần có những thể nào?

Trí nhớ là một phần của con người, giúp con người ghi nhận, bảo tồn, và nhớ lại các hoạt động, công việc, kiến thức cần chú ý. Trí nhớ có chức phận và đặc tính ...

28/03/2022

1637 Lượt xem

5 Phút đọc

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

3039 Lượt xem

4 Phút đọc

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Tìm hiểu về ảo giác thật và ảo giác giả trong bệnh tâm thần

Các loại ảo giác thật thường bệnh nhân thấy xuất hiện bên ngoài nhiều hơn là trong chủ quan mình. Ảo giác có thể có đủ các loại như ảo giác thật nhưng với các...

28/03/2022

6526 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG