Nội dung chính
  • 1. Sa sút trí tuệ là bệnh lý? Nguyên nhân gây bệnh
  • 2. Đặc điểm của bệnh sa sút trí tuệ
  • 3. Bệnh lý điển hình của sa sút trí tuệ
  • 4. Phân loại sa sút trí tuệ
  • 5. Triệu chứng của sa sút trí tuệ gồm các lĩnh vực
Nội dung chính
  • 1. Sa sút trí tuệ là bệnh lý? Nguyên nhân gây bệnh
  • 2. Đặc điểm của bệnh sa sút trí tuệ
  • 3. Bệnh lý điển hình của sa sút trí tuệ
  • 4. Phân loại sa sút trí tuệ
  • 5. Triệu chứng của sa sút trí tuệ gồm các lĩnh vực
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Sa sút trí tuệ: nguy cơ mắc bệnh đang ngày càng tăng?

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm nhận thức, có diễn biến mạn tính, toàn bộ và không thể hồi phục được. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội, tác động lên cuộc sống thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, bệnh Alzheimer là một trong những bệnh lý điển hình của sa sút trí tuệ. Phụ thuộc vào nguyên nhân, trạng thái của từng người bệnh mà biểu hiện triệu chứng của sa sút trí tuệ có thể cải thiện.
Nội dung chính
  • 1. Sa sút trí tuệ là bệnh lý? Nguyên nhân gây bệnh
  • 2. Đặc điểm của bệnh sa sút trí tuệ
  • 3. Bệnh lý điển hình của sa sút trí tuệ
  • 4. Phân loại sa sút trí tuệ
  • 5. Triệu chứng của sa sút trí tuệ gồm các lĩnh vực

1. Sa sút trí tuệ là bệnh lý? Nguyên nhân gây bệnh

Sa sút trí tuệ (ssTT) là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hằng ngày của cá thể.

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ rất đa dạng và thường là phát hiện được. Khi năng hồi phục của sa sút trí tuệ phụ thuộc vào bệnh lý nằm bên dưới và việc áp dụng kịp thời các trị liệu có hiệu quả sản có. 15% các bệnh nhân bị sa sút trí tuệ là do bệnh có thể điều trị được nếu được phát hiện kịp thời trước khi xuất hiện các tổ thường không hồi phục. 

2. Đặc điểm của bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ thực chất là một bệnh lý tuổi già. Ở Mỹ trong số những người trên 65. tuổi có khoảng 5% bị sa sút trí tuệ nặng. 15% bị sa sút trí tuệ ở mức độ nhẹ. Khoảng 20, số người trên 80 tuổi bị sa sút trí tuệ nặng. Tuổi thọ con người càng cao thì quần thể người già càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số và số người bị sa sút trí tuệ sẽ càng tăng.

Trong tâm thần học người già, sa sút trí tuệ là một hội chứng phổ biến thứ 2 sau trầm cảm.

Trong tâm thần học người già, sa sút trí tuệ là một hội chứng phổ biến thứ 2 sau trầm cảm.

Sa sút trí tuệ là gánh nặng trong cơ sở sức khỏe cộng động ở mọi quốc gia. Sa sút trí tuệ đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ hiện nay. 

3. Bệnh lý điển hình của sa sút trí tuệ

- Bệnh Alzheimer: (50-60%) các bệnh nhân sa sút trí tuệ. 

- Các bệnh thần kinh

  • Các bệnh mạch máu (10-20% các bệnh nhân): Nhồi máu đa ổ (multiple infarcts), ổ khuyết (lacunae), bệnh Binswanger, nhồi máu vi thể ở vỏ não,
  • Các khối u nội sọ: U não, abcess não (1-5% các bệnh nhân). 
  • Chấn thương sọ não (1-5% các bệnh nhân), sa sút trí tuệ ở những võ sĩ quyền anh.
  • Thủy thũng não áp lực bình thường (1-5% các bệnh nhân).
  • Các bệnh thoái hóa thần kinh: Bệnh Parkinson (1%), Huntington (1%), bệnh Pick (1%), liệt trên nhân tiến triển (1%), bệnh Wilson, xơ hóa cột bên teo cơ, bệnh thoái triển tủy sống tiểu não.
  • Các bệnh nhiễm trùng thần kinh: Bệnh Creutzfeldt - Jacob, AIDS (1% các bệnh nhân SSTT), viêm não virus, giang mai thần kinh, viêm màng não do vi khuẩn mạn tính, hội chứng behget.

- Các bệnh nội khoa

  • Nhiễm độc rượu, ma túy (1-5%).
  • Các rối loạn dinh dưỡng: Hội chứng Wernicke - Korsakoff (1-5%), thiếu vitamin B12, thiếu acid folat, Pentagra, thiếu kẽm.
  • Các rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chức năng tuyến giáp, suy thận, suy gan, bệnh tuyến giáp trạng, hội chứng Cushing.
  • Các bệnh viêm mạn tính: Xơ cứng rải rác, bệnh Whipple, bệnh Lupus và các rối loạn collagen có viêm mạch nội sọ...

Bệnh nội khoa: một trong những nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ.

Bệnh nội khoa: một trong những nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ.

- Các nguyên nhân khác

  • Sa sút tâm thần còn có thể là giai đoạn cuối của một số bệnh lý tâm thần mãn tính (Tâm thần phân liệt, động kinh... ). 

4. Phân loại sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng chứ không phải là một bệnh. Theo ICD.10 sa sút trí tuệ được xếp ở mục F.0. Bao gồm:

  • F.00 sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer. 
  • F.01 sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu. 
  • F.02 sa sút trí tuệ trong các bệnh lý được xếp loại ở chỗ khác.
  • F.03 sa sút trí tuệ không biệt định. 

Tuy nhiên, theo quan điểm truyền thống sa sút trí tuệ được phân thành hai loại:

- Sa sút trí tuệ nguyên phát: Sa sút trí tuệ trong các bệnh thoái triển (Alzheiner, pick, creutzfeldt-Jakob, levibody...), Sa sút trí tuệ trong các bệnh mạch máu ( tắc mạch, nhồi máu).

- Sa sút trí tuệ thứ phát (sau nhiễm độc rượu, nhiễm trùng, thiếu vitamin...). 

5. Triệu chứng của sa sút trí tuệ gồm các lĩnh vực

Triệu chứng của sa sút trí tuệ gặp phải ở một số lĩnh vực: định hướng, trị nhở, tri giác, khả năng suy luận, quyết định... 

Các chức năng này bị suy giảm ngày càng rõ rệt và trầm trọng theo tiến triển của bệnh. Các thay đổi về cảm xúc, hành vi thường gặp.

Các biến đổi về nhân cách cũng rõ rệt ở các giai đoạn sau của bệnh,

Các biến đổi về nhân cách cũng rõ rệt ở các giai đoạn sau của bệnh,

Thực hiện tìm kiếm lời khuyên chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu bạn đang cảm thấy lo lắng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng rối loạn trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh nên tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc trầm trọng hơn các triệu chứng. 

Tìm kiếm sự điều trị chuyên nghiệp từ các bác sĩ tâm lý nếu bạn có lo lắng, trầm cảm hoặc các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác, để bạn có thể hình thành các kỹ năng đối phó lành mạnh. Bạn cũng có thể gọi điện trực tuyến qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi với Đội ngũ Bác Sĩ Ơi để được tư vấn và kê đơn thuốc từ xa.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 22/02/2022 - Cập nhật 23/02/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Khái quát trí nhớ trong tâm lý học

Trí nhớ tái hiện lại, ghi nhớ sự kiện và là một phần của cuộc sống của con người. Trí nhớ có thể bị suy giảm do tuổi cao, do bệnh lý, hay một số nguyên nhân...

28/03/2022

2994 Lượt xem

4 Phút đọc

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Biểu hiện ảnh hưởng của rối loạn tổng hợp giác quan

Tri giác là một quá trình nhận thức cao hơn, có tính chất tổng hợp, phức tạp, chứ không phải chỉ là tổng số đơn giản của cảm giác. Tri giác đúng hay sai còn...

28/03/2022

852 Lượt xem

4 Phút đọc

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Điểm mặt những nhân tố thuận lợi khiến bệnh tâm thần phát...

Bệnh tâm thần là một bệnh xã hội, ngày càng phát triển trong các xã hội và có những điều kiện xã hội không thuận lợi và thiều quan tâm khắc phục. Ở nước ta với ...

27/03/2022

1077 Lượt xem

4 Phút đọc

Các thể lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt

Các thể lâm sàng của bệnh tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần có khuynh hướng bệnh diễn ra mạn tính. Ảnh hưởng khiến bệnh nhân không thể có những giao tiếp, hành vi bình thường...

27/03/2022

9478 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG