Nội dung chính
  • 1. Chốc
  • 2. Viêm nang lông
  • 3. Nhọt
  • 4. Viêm quầng
  • 5. Viêm mô tế bào
Nội dung chính
  • 1. Chốc
  • 2. Viêm nang lông
  • 3. Nhọt
  • 4. Viêm quầng
  • 5. Viêm mô tế bào
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các dạng bệnh lý viêm da nhiễm trùng có thể bạn chưa biết

Viêm da nhiễm trùng là một tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng, đây là một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Mỗi một dạng lại có biểu hiện và điều trị riêng biệt, nhưng rất ít người có thể phân biệt rõ được từng mặt bệnh. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu về các dạng bệnh lý viêm da nhiễm trùng mà bạn chưa biết qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Chốc
  • 2. Viêm nang lông
  • 3. Nhọt
  • 4. Viêm quầng
  • 5. Viêm mô tế bào

1. Chốc

Chốc là bệnh lý viêm da nhiễm trùng thường gặp nhất ở trẻ em trên toàn thế giới, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Đây là một bệnh có thể lây, gồm 3 thể là chốc lây, chốc bọng nước và chốc loét.

a. Chốc lây

Chốc lây là thể chốc thường gặp nhất, chiếm đến 70% các trường hợp. Nguyên nhân chính của bệnh là do tụ cầu và liên cầu beta nhóm A, trong đó tụ cầu thường gây bệnh nhiều hơn. Bệnh thường lây lan nhanh chóng thông qua dịch tiết ở các tổn thương trên da. Ngoài xuất hiện tổn thương da và ngứa, trẻ không biểu hiện triệu chứng toàn thân nào.

Vị trí yêu thích của chốc lây là quanh các lỗ tự nhiên như lỗ mũi, miệng,… Đây cũng là vị trí thường trú của tụ cầu vàng trên da chúng ta. Ngoài ta, khi trẻ đến khám cũng thường thấy tổn thương chốc xuất hiện ở tay vì trẻ có thói quen dùng tay lui chùi mũi miệng, dần dần có thể lây lan qua những vị trí khác nếu chúng tiếp xúc với dịch tiết vùng tổn thương.

Tổn thương nhiễm trùng da của chốc lây có khởi phát điểm là một nền đỏ, mảng đỏ, trên đó có xuất hiện vài mụn nước. Sau đó mụn nước vỡ tạo thành vết trợt và xuất tiết dịch trên bề mặt. Lúc này, vi khuẩn và bạch cầu đến đây hình thành nên một lớp vảy tiết, khi khô lại có màu vàng nâu đặc trưng của chốc lây.

b. Chốc bọng nước

Đối tượng thường gặp nhất của chốc bọng nước là trẻ sơ sinh, tuy nhiên vẫn có thể gặp bệnh lý này ở trẻ em và người lớn. Chốc bọng nước chỉ có một nguyên nhân duy nhất là tụ cầu vàng, chỉ có vi khuẩn này mới có độc tố bong vảy cắt đứt các cầu nối liên kết tạo thành bọng nước.

Bệnh chốc

Bởi độc tố bong da của tụ cầu nên bệnh lý này có tổn thương cơ bản dạng bọng nước. Giai đoạn sớm xuất hiện các mụn nước nhỏ cho đến các bọng nước nông kích thước từ 1 -2 cm. Giai đoạn muộn là các bọng nước chùng 1 – 5 cm, không có viền đỏ da, chứa dịch vàng trong ở trong. Dần dần, dịch tiết này chuyển sang màu vàng đục rồi vỡ ra để lại các vảy da, không có vảy tiết dày giống như chốc lây.

Ở trẻ em, bệnh thường biểu hiện ở mặt và tay, nhưng ở người lớn lại thường thấy tổn thương xuất hiện ở các vùng kẽ lớn như nách, háng rồi mới đến tay chân. Ngoài tổn thương da, người bệnh có thể có một số triệu chứng toàn thân như sốt, đi chảy phân màu xanh lá,…

c. Chốc loét

Khác với hai thể chốc trên chỉ tổn thương nông ở thượng bì, chốc loét tổn thương sâu hơn xuống lớp trung bì và hạ bì. Bệnh thường thấy ở chi dưới, gặp ở các đối tượng trẻ em, người vô gia cư, bộ đội, người mắc bệnh đái tháo đường, HIV,… Đây là những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Có nhiều tác nhân gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh. Tụ cầu và liên cầu là cầu khuẩn gram dương, trực khuẩn mủ xanh là trực khuẩn gram âm. Chính vì tác nhân gây bệnh đa dạng như vậy nên bệnh thường được điều trị ban đầu ngay bằng kháng sinh phổ rộng.

Tổn thương da của chốc loét là những lỗ tổn thương sâu có bờ viền hình tròn, bầu dục hoặc đa cung. Dần dần, viền tổn thương dày lên, có màu trắng, giới hạn rõ, bao xung quanh một tổn thương loét sâu. Chính vì tổn thương nặng như vậy nên quá trình điều trị chốc loét thường khó khăn và lâu dài hơn các thể còn lại.

Đặt khám trước qua tổng đài 19003367 hoặc qua  ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi để được tiếp đón ưu tiên, giảm thời gian chờ đợi hay xếp hàng tại các bệnh viện tuyến trung ương và phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thanh Hóa!

2. Viêm nang lông

Viêm nang lông là một dạng viêm da nhiễm trùng nông hoặc sâu ở trong nang lông. Các vi khuẩn gây bệnh gồm tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm và pseudomonas. Bệnh thường xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như băng bít, ngâm, ứ nước trên da, cạo lông, wax lông, bôi corticoid tại chỗ, khí hậu nóng ẩm,… Viêm nang lông được phân loại thành viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu.

a. Viêm nang lông nông

Bệnh thường gặp ở các vị trí như da đầu trẻ em, vùng râu, nách, mông,… Tổn thương cơ bản là các sẩn có đỉnh mủ, hay còn gọi là sẩn – mụn mủ, nằm ngay từng vị trí nang lông. Một số trường hợp có sẩn đóng vảy tiết trên nền đỏ da. Các tổn thương này thường kết cụm và khi lành không để lại sẹo.

Bệnh viêm nang lông

b. Viêm nang lông sâu

Viêm nang lông sâu thường gặp ở vùng râu. Bệnh thường biểu hiện với những sẩn lớn, có mủ ở trung tâm. Thỉnh thoảng chúng tụ lại thành mảng với các điểm mủ và vảy tiết. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tái phát nhiều lần gây khó chịu không nhỏ cho người bệnh vì ngứa và đau nhức.

3. Nhọt

Dạng viêm da nhiễm trùng này khá điển hình và không hề hiếm gặp. Nhọt là một tình trạng viêm nang lông siêu cấp tính, xuất hiện trên một nền viêm nang lông trước đó. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhọt có thể tiến tới áp xe, đòi hỏi phải rạch dẫn lưu mủ và nạo vách để điều trị.

Vị trí thường gặp của nhọt là những vùng cọ xát nhiều, bịt kín và hay ra mồ hôi, vì thế nó thường xuất hiện ở cổ, mặt, nách hoặc mông. Ban đầu, trên da người bệnh xuất hiện một cục sưng đỏ có nang lông ở giữa, sau đó lớn dần và mưng mủ ở trong. Nếu không điều trị, bệnh diễn tiến thành hoại tử nang lông – tuyến bã tạo ngòi mủ, cuối cùng bọc mủ vỡ ra, người bệnh giảm đau nhưng khi lành sẽ để lại sẹo.

Nếu nhiều nhọt tập trung sát nhau sẽ tạo thành nhọt cụm, bệnh lý này chậm lành hơn và cũng dễ để lại sẹo hơn. Nhọt cụm thường xuất hiện ở những vùng da dày như gáy, lưng và đùi. Nếu không điều trị, bệnh có thể diễn tiến đến những biến chứng như nhọt mãn tính, nhiễm khuẩn huyết,…

4. Viêm quầng

Viêm quầng là một dạng viêm mô tế bào nông với sự tham gia của các mạch bạch huyết nông nên có khả năng lan rộng nhanh. Bệnh viêm da nhiễm khuẩn này có nguyên nhân chính là liên cầu tan máu beta nhóm A. Viêm quầng có nguy cơ dẫn đến tử vong cho người bệnh, ngay cả khi đã được điều trị ở bệnh viện.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người già có các yếu tố thuận lợi như suy tĩnh mạch, đái tháo đường, suy thận, uống rượu,… Thông qua vết đốt côn trùng, vết xước hoặc chấn thương trên da, vi khuẩn xâm nhập vào lớp trung bì của da gây bệnh.

Vì không phải nhiễm trùng của lớp thượng bì mà là lớp trung bì nông nên biểu hiện lâm sàng không thấy tổn thương trên bề mặt da. Vùng da tổn thương chỉ sưng nóng đỏ với viền gờ lên giới hạn rõ, lan rộng nhanh chóng như một vết dầu loang. Bên cạnh đó, có thể có một số biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ tăng dần, sưng hạch,…

Bệnh viêm quầng

5. Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào là tình trạng viêm da nhiễm trùng sâu đến lớp trung bì sâu và hạ bì. Bệnh khởi phát bằng những vệt đỏ trên da, khác với viêm quầng, viền gờ lên của những mảng đỏ này có giới hạn không rõ ràng. Đi kèm với biểu hiện da là các triệu chứng toàn thân rầm rộ. Người bệnh sốt vừa đến sốt cao, đi kèm với ớn lạnh và tình trạng đau nhức dữ dội tại vị trí viêm.

Tác nhân gây bệnh chính cũng là tụ cầu vàng và liên cầu A, song chúng lại tấn công sâu vào lớp hạ bì và lan tràn tại đây, thậm chí có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Đây là một bệnh nặng, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng kháng sinh mạnh, phổ rộng đường tĩnh mạch.

Bệnh viêm mô tế bào

Tóm lại, các bệnh lý viêm da nhiễm trùng có bộ mặt lâm sàng khá đa dạng, nếu không hiểu rõ rất dễ dẫn đến việc điều trị sai cách làm bệnh trở nặng hơn. Có những bệnh nhẹ nhàng không nguy hiểm tính mạng, nhưng cũng có những bệnh tiến triển nặng nề dẫn đến tử vong. Vì vậy ngay khi triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện, bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động thăm khám tại các bệnh viện Da liễu để điều trị kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về viêm da nhiễm trùng, hãy liên lạc với IVIE - Bác sĩ ơi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp sớm nhất.  

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

 

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/07/2021 - Cập nhật 20/07/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Các dạng bệnh lý viêm da nhiễm trùng có thể bạn chưa biết

Các dạng bệnh lý viêm da nhiễm trùng có thể bạn chưa biết

Viêm da nhiễm trùng là một tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng, đây là một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Mỗi một dạng lại có biểu hiện ...

Icon thời gian
20/07/2021
1270 Lượt xem
Icon thời gian
7 Phút đọc
Viêm da nhiễm trùng: Bạn hiểu gì về bệnh lý này?

Viêm da nhiễm trùng: Bạn hiểu gì về bệnh lý này?

Viêm da nhiễm trùng là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, có thể gặp ở mọi đối tượng và bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vẫn có không ít người có...

Icon thời gian
20/07/2021
4877 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG