Nội dung chính
  • 1. Thành phần các loại vắc xin sắp được tiêm tại Việt Nam
  • 2. Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin Covid-19
Nội dung chính
  • 1. Thành phần các loại vắc xin sắp được tiêm tại Việt Nam
  • 2. Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin Covid-19
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

CÁC ĐỐI TƯỢNG TIÊM CHỦNG ĐƯỢC VẮC XIN COVID-19

Việt Nam sắp tới triển khai chiến lược tiêm chủng diện rộng vắc xin phòng bệnh Covid-19 miễn phí cho mọi người dân. Chính phủ đã phê duyệt ít nhất 4 loại vắc xin đã có chứng nhận an toàn, khả năng sinh miễn dịch tốt và hiệu quả bảo vệ cao. Chúng bao gồm AstraZeneca (Anh), Pfizer/BioNTech (Đức/Mỹ), Sputnik-V (Nga), Sinopharm (Trung Quốc) và có thể thêm Moderna (Mỹ).
Nội dung chính
  • 1. Thành phần các loại vắc xin sắp được tiêm tại Việt Nam
  • 2. Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin Covid-19

Dự kiến 120 triệu liều vắc xin sẽ về nước ta trong năm 2021, đảm bảo tiêm chủng cho toàn dân, đủ tạo miễn dịch cộng đồng để đẩy lui bệnh dịch và hướng đến cuộc sống bình thường mới.

Tuy nhiên, mỗi loại vắc xin đều có đặc điểm, hiệu quả thực tế và nguy cơ tác dụng phụ riêng. Qua thời gian triển khai tiêm chủng tại các nước trên thế giới, đã có những báo cáo ban đầu về những phản ứng bất lợi trên một số đối tượng đặc biệt. Giống thuốc và các sinh phẩm khác, vắc xin vẫn có tỷ lệ rất nhỏ gây tác dụng phụ bất lợi. Cho nên, để đảm bảo an toàn nhất và tối đa lợi ích của vắc xin, Bộ Y Tế đã đưa ra hướng dẫn cho các nhóm đối tượng được tiêm chủng.

Hinh-anh-tiem-vaccin-COVID-19

1. Thành phần các loại vắc xin sắp được tiêm tại Việt Nam

  1.  

Tên vắc xin

Đơn vị nghiên cứu, sản xuất

Thành phần mỗi liều vắc xin

Số mũi tiêm

  1.  

Vắc xin AstraZeneca

Đại học Oxford, công ty AstraZeneca (Anh)

+ Vector adeno virus ChAdOx1-S* tái tổ hợp 5 × 1010 hạt virus

+ Tá dược: L-Histidine, L-Histidine hydrochloride monohydrate, Magnesium chloride hexahydrate, Polysorbate 80, Ethanol, Sucrose, Sodium chloride, EDTA, nước pha tiêm.

2 mũi, tiêm cách nhau 4-12 tuần.

  1.  

Vắc xin Pzifer (BNT162b2)

BioNTech/Pzifer (Đức/Mỹ)

+ mRNA của virus bọc nano lipid gồm các phức hợp của glycol, phosphocholin và cholesterol.

+ Tá dược: Potassium chloride, Monobasic potassium phosphate, Sodium chloride, Dibasic sodium Phosphate dihydrate, Sucrose

2 mũi, tiêm cách nhau 3 tuần

  1.  

Vắc xin Sputnik-V

Viện nghiên cứu Gamaleya (Nga)

+ Vector adeno virus chứa gen mã hoá protein trình diện S của SARS-CoV-2

+ Tá dược: Tris-(hydroxymethyl)-aminomethane, Sodium chloride, Sucrose, Magnesium chloride hexahydrate, EDTA, Polysorbate 80, Ethanol, nước pha tiêm.

2 mũi, tiêm cách nhau 3 tuần

  1.  

Vắc xin Sinopharm (BBIBP-CorV)

Viện sinh phẩm sinh học Bắc Kinh, Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm)

+ 6.5U kháng nguyên SARS-CoV-2 bất hoạt bằng β-propiolactone

+ Tá được: dung dịch đệm chứa 0.5mg Alum và muối phosphate.

2 mũi, tiêm cách nhau 3-4 tuần

  1.  

Vắc xin Moderna (mRNA-1273)

Công ty Moderna (Mỹ)

+ mRNA của virus bọc phức hợp nano lipid gồm glycol, glycerol, cholesterol và phosphocholin.

+ Tá dược: Tromethamine, Tromethamine hydrochloride, Acetic acid, Sodium acetate và Sucrose.

2 mũi, tiêm cách nhau 4 tuần

 

2. Các nhóm đối tượng tiêm vắc xin Covid-19

11-Nhom-doi-tuong-ưu-tien-tiem-vac-xin-COVID-19

    a. Nhóm đủ điều kiện tiêm:

        - Người trên 18 tuổi.

        - Không có biểu hiện quá mẫn, dị ứng với các thành phần trong vắc xin liệt kê phía trên trong quá khứ.

        - Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng nên cẩn trọng, có chỉ định tiêm nhưng phải được khám sàng lọc kĩ và theo dõi sát sau khi tiêm chủng tại bệnh viện:

+ Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

+ Người có bệnh nền nặng, bệnh mãn tính đã được điều trị ổn định, bao gồm cả bệnh lý tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi, thận mạn, ung thư, bệnh tự miễn.

+ Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

+ Người bất thường về mạch (dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút), tăng hoặc giảm huyết áp, tăng nhịp thở (trên 25 lần/phút) tại thời điểm sàng lọc.

+ Người trên 65 tuổi.

+ Người có tiền sử giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông.

    b. Nhóm trì hoãn tiêm chủng:

        - Người đang mắc bệnh cấp tính, hay bệnh mạn tính chưa kiểm soát được.

        - Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

        - Người mắc bệnh suy giảm đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.

        - Bệnh nhân điều trị hoá, xạ trị, corticoid liều cao trong vòng 14 ngày gần đây.

        - Người được điều trị bằng immunoglobulin hoặc huyết tương của người bệnh Covid-19 trong 90 ngày trước.

        - Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

        - Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng trước.

    c. Nhóm không được tiêm:                                                                                 

         - Người có tiền sử phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào trước đây.

        - Ngưới có phản vệ độ 2 trong lần tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên hoặc với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.                                                                       

    * Các nhóm đối tượng đặc biệt khác:

        - Trẻ em, thiếu niên dưới 18 tuổi: các nước như Mỹ, Canada đã phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ từ 12 tuổi. Nhưng dữ kiện tiêm chủng cho đối tượng này hiện chưa đầy đủ và tin cậy để áp dụng tại Việt Nam.

        - Các nước phương Tây vẫn áp dụng tiêm chủng cho phụ nữ có thai, cho con bú và người suy giảm miễn dịch, tuy nhiên cũng lưu ý hiệu quả có thể không cao ở nhóm này. Có thể trong tương lai, khi có đủ dữ liệu về độ an toàn của vắc xin, phạm vi tiêm chủng có thể mở rộng đến nhóm người này. Vì đây là những người có nguy cơ tiến triển bệnh nặng nếu mắc Covid-19.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, mỗi người nên trang bị những kiến thức về loại vắc xin mình sắp được tiêm. Người tiêm cần tự đánh giá nguy cơ của bản thân, thông báo đúng tình trạng y tế với người khám sàng lọc, tiền sử bệnh, dị ứng… và chuẩn bị trạng thái sức khoẻ, tinh thần tốt nhất trước khi tiêm. Lưu ý những hướng dẫn của bác sĩ trong ít nhất hai ngày sau khi tiêm tại nhà để theo dõi những tác dụng không mong muốn. Vì một chiến dịch tiêm chủng an toàn, hướng đến thanh toán bệnh dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ths.BSNT. Nguyễn Đức Minh

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/06/2021 - Cập nhật 27/06/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Thông tin về biến chủng Covid-19 mới: Omicron BA.5

Thông tin về biến chủng Covid-19 mới: Omicron BA.5

Biến thể phụ BA.5 của Omicron vừa xâm nhập vào Việt Nam và được cho là lây lan nhanh hơn các biến chủng trước đó, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy rằng gây...

05/07/2022

1002 Lượt xem

4 Phút đọc

CÁC ĐỐI TƯỢNG TIÊM CHỦNG ĐƯỢC VẮC XIN COVID-19

CÁC ĐỐI TƯỢNG TIÊM CHỦNG ĐƯỢC VẮC XIN COVID-19

Việt Nam sắp tới triển khai chiến lược tiêm chủng diện rộng vắc xin phòng bệnh Covid-19 miễn phí cho mọi người dân. Chính phủ đã phê duyệt ít nhất 4 loại vắc...

26/06/2021

2191 Lượt xem

5 Phút đọc

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID-19

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều khu vực trên thế giới, với hàng triệu ca mắc và hàng nghìn ca tử vong mới mỗi ngày. Tuy nhiên, tại những...

26/06/2021

18480 Lượt xem

5 Phút đọc

Tất tần tật những điều cần biết về Covid-19

Tất tần tật những điều cần biết về Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, được tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận là đại dịch toàn cầu từ tháng 03/2020. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu về...

29/03/2021

6335 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG