Nội dung chính
  • 1. Tại sao nên tiêm vắc xin Covid-19
  • 2. Các loại vắc xin Covid-19 hiện hành
Nội dung chính
  • 1. Tại sao nên tiêm vắc xin Covid-19
  • 2. Các loại vắc xin Covid-19 hiện hành
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều khu vực trên thế giới, với hàng triệu ca mắc và hàng nghìn ca tử vong mới mỗi ngày. Tuy nhiên, tại những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao, số liệu thống kê đã ủng hộ cho hiệu quả của vắc xin khi giảm đáng kể số ca mắc mới và đặc biệt là số bệnh nhân nặng và tử vong.
Nội dung chính
  • 1. Tại sao nên tiêm vắc xin Covid-19
  • 2. Các loại vắc xin Covid-19 hiện hành

Việt Nam chuẩn bị tiến hành chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến giờ, với nhiều loại vắc xin với cơ chế phòng bệnh, hiệu quả phòng bệnh và tác dụng phụ khác nhau…Mỗi người nên tự trang bị kiến thức về từng loại vắc xin, hiệu quả, quy trình, kĩ thuật tiêm và theo dõi sau tiêm, để chuẩn bị cho quá trình tiêm vắc xin thuận lợi và an toàn.

Hinhg-anh-minh-hoa-tiem-COVID-19

1. Tại sao nên tiêm vắc xin Covid-19

      - Vắc xin gây miễn dịch chủ động bằng cách đưa thành phần virus đã bất hoạt, không có khả năng gây bệnh vào cơ thể và kích hoạt hệ miễn dịch sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

      - Hiệu quả và lợi ích của vắc xin đã được chứng minh tại những khu vực đạt tỷ lệ tiêm chủng cao. Như Isarel, đất nước đầu tiên đạt mức trên 60% dân số đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin, số ca nhiễm mới giảm 60-74% ở độ tuổi dưới 60 và 75-78% với người trên 60 tuổi, giảm xuống dưới 500 ca/ngày. Tỷ lệ tiến triển nặng giảm đến 69-77% và số ca tử vong giảm xuống dưới 05-10 người/ngày từ quý II-2021. Dù trước đó, trong quý I, nước này ghi nhận những kỉ lục ca bệnh tới mười nghìn ca và tử vong hàng chục ca mỗi ngày.

      - Khi tỷ lệ tiêm chủng đạt ít nhất 70-85%, khu vực này sẽ đạt miễn dịch cộng đồng và bệnh dịch sẽ trở thành bệnh theo mùa vụ (tương tự cúm mùa), chúng ta vẫn có thể mắc bệnh nhưng đa số nhẹ, tự khỏi và không yêu cầu các biện pháp phong toả, giãn cách nghiêm ngặt như hiện nay, dần dần đưa cuộc sống trở về như trước khi có đại dịch.                        

2. Các loại vắc xin Covid-19 hiện hành

Theo cơ chế hoạt động, các loại phổ biến hiện nay:

a. Vắc xin mRNA:

 - Cơ chế: chứa đoạn mã di truyền của virus được bọc màng nano lipid, khi vào cơ thể sẽ kích hoạt sản xuất những protein của virus (tuy nhiên nó vô hại), từ đó hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể chống lại protein đó và bảo vệ cơ thể nếu ta bị phơi nhiễm trong tương lai.

       - Vắc xin của hãng Pfizer (Đức/Mỹ) và Moderna (Mỹ) sử dụng công nghệ này, và là công nghệ rất tân tiến trong sản xuất vắc xin.

       - Loại vắc xin này có hiệu quả rất tốt, tạo miễn dịch tới 90-95% với chủng SARS-CoV-2 gốc. Tuy nhiên giá thành loại vắc xin này đắt (25-30USD/ liều) và bảo quản khó khăn hơn (tủ lạnh siêu âm độ).

     b. Vắc xin protein bất hoạt:

       - Cơ chế: chứa các mảnh protein của virus SARS-CoV-2 đã bất hoạt, khi vào cơ thể sẽ nhận biết đây là kháng nguyên lạ và tạo phản ứng miễn dịch.

       - Vắc xin Sinopharm và Sinovac (Trung Quốc) ứng dụng công nghệ này.

       - Đây là công nghệ cổ điển để tạo vắc xin nên có thể sản xuất được số lượng lớn nhanh chóng, giá thành rẻ. Tuy nhiên khả năng hình thành miễn dịch lại thấp là 79% (Sinopharm) và 50% (Sinovac). Về lâu dài, hiệu quả có thể giảm thấp hơn nếu virus tiếp tục biến đổi protein và tạo ra nhiều biến chủng mới.

     c. Vắc xin vector:

        - Cơ chế: sử dụng một virus vô hại (virus cúm, Adeno bất hoạt) được cấy đoạn gen của SARS-CoV-2 và đưa vào cơ thể. Tế bào cũng nhận biết đoạn mã này, sản xuất ra protein bề mặt của virus bộc lộ ra ngoài để hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh kháng thể.

        - Ba loại vắc xin của hãng Johnson&Johnson (Mỹ), AstraZeneca (Anh) và Sputnik-V (Nga) dùng công nghệ này.

        - Do đưa một mầm bệnh khác vào (dù virus đã bất hoạt) nên cơ thể sẽ mô phỏng lại quá trình lây nhiễm tự nhiên với mầm bệnh đó và gây nên phản ứng rất mạnh. Do đó loại vắc xin này có nhiều phản ứng phụ hơn so với loại có cơ chế tương tự là vắc xin mRNA. Giá thành loại này rẻ hơn (3-4 USD/liều), dễ bảo quản (tủ lạnh bình thường). Và hiệu quả tạo miễn dịch cũng khá cao từ 72-91% với chủng gốc.

      d. Vắc xin tái tổ hợp:

        - Cơ chế: sử dụng côn trùng/động vật nuôi tổng hợp các protein gai của SARS-CoV-2, dùng một cấu trúc nano liên kết các protein này thành một cầu gai và thêm chất tá dược để tăng cường khả năng sinh kháng thể khi tiêm vào cơ thể.

        - Vắc xin Novavax (Mỹ) và Nanocovax (Việt Nam đang phát triển) sử dụng công nghệ này.

        - Loại này hiện còn trong thử nghiệm giai đoạn cuối, nhưng báo cáo tác dụng tương đối khả quan với hiệu quả 90-96% với chủng gốc và có thể bảo vệ khỏi các biến chủng nguy hiểm khác. Giá thành có thể cao tương đương vắc xin mRNA nhưng dễ bảo quản và sử dụng hơn nhiều.

Mot-so-loai-vaccin-COVID-19

Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ nhận được 120 triệu liều vắc xin trong năm 2021, chủ yếu của các hãng AstraZeneca, Pfizer, Sputnik-V…và dự kiến vắc xin Nanocovax của Việt Nam có thể chính thức sử dụng từ quý IV năm nay. Chính phủ đã phê duyệt vắc xin Covid-19 miễn phí cho mọi người dân. Cho nên, chúng ta nên bình tĩnh đợi đến lượt được tiêm và làm theo hướng dẫn của đơn vị tiêm chủng để đảm bảo được tiêm vắc xin đảm bảo chất lượng và an toàn. Hướng đến mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng mới có thể đầy lùi và kiểm soát được dịch Covid-19 ở nước ta.

Ths.BSNT. Nguyễn Đức Minh.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/06/2021 - Cập nhật 17/11/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Thông tin về biến chủng Covid-19 mới: Omicron BA.5

Thông tin về biến chủng Covid-19 mới: Omicron BA.5

Biến thể phụ BA.5 của Omicron vừa xâm nhập vào Việt Nam và được cho là lây lan nhanh hơn các biến chủng trước đó, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy rằng gây...

05/07/2022

992 Lượt xem

4 Phút đọc

CÁC ĐỐI TƯỢNG TIÊM CHỦNG ĐƯỢC VẮC XIN COVID-19

CÁC ĐỐI TƯỢNG TIÊM CHỦNG ĐƯỢC VẮC XIN COVID-19

Việt Nam sắp tới triển khai chiến lược tiêm chủng diện rộng vắc xin phòng bệnh Covid-19 miễn phí cho mọi người dân. Chính phủ đã phê duyệt ít nhất 4 loại vắc...

26/06/2021

2183 Lượt xem

5 Phút đọc

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID-19

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH COVID-19

Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều khu vực trên thế giới, với hàng triệu ca mắc và hàng nghìn ca tử vong mới mỗi ngày. Tuy nhiên, tại những...

26/06/2021

18471 Lượt xem

5 Phút đọc

Tất tần tật những điều cần biết về Covid-19

Tất tần tật những điều cần biết về Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, được tổ chức Y tế thế giới WHO công nhận là đại dịch toàn cầu từ tháng 03/2020. Cùng ISOFHCARE tìm hiểu về...

29/03/2021

6324 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG