Nội dung chính
  • 1. Can thiệp bệnh nhân rối loạn nuốt
  • 2. Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm
  • 3. Can thiệp bệnh nhân rối loạn giọng
  • 4. Can thiệp nói lắp
Nội dung chính
  • 1. Can thiệp bệnh nhân rối loạn nuốt
  • 2. Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm
  • 3. Can thiệp bệnh nhân rối loạn giọng
  • 4. Can thiệp nói lắp
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các kỹ thuật cơ bản trong phục hồi chức năng âm ngữ trị liệu

Âm ngữ trị liệu là một chuyên ngành trong Phục hồi chức năng. Chuyên ngành này có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết các bệnh lý có liên quan đến giao tiếp như: thất ngôn, nghe kém, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn nuốt, rối loạn giọng, nói lắp… Thông qua các kỹ thuật can thiệp, Âm ngữ trị liệu sẽ giúp họ tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng các phương thức phù hợp.
Nội dung chính
  • 1. Can thiệp bệnh nhân rối loạn nuốt
  • 2. Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm
  • 3. Can thiệp bệnh nhân rối loạn giọng
  • 4. Can thiệp nói lắp

 

Mục tiêu của âm ngữ trị liệu:

  • Tăng cường khả năng giao tiếp.
  • Phát triển nhận thức – tư duy.
  • Tăng khả năng hòa nhập.
  • Tăng cường sự phát triển. 
  • Có hành vi phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể.
  • Tăng cường khả năng tự lập, có việc làm phù hợp

Các kỹ thuật cơ bản trong Âm ngữ trị liệu:

1. Can thiệp bệnh nhân rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt là thuật ngữ để chỉ sự suy giảm hoặc rối loạn các giai đoạn miệng, hầu, thực quản của quá trình nuốt..

-Rối loạn nuốt là thuật ngữ để chỉ sự suy giảm hoặc rối loạn các giai đoạn miệng, hầu, thực quản của quá trình nuốt..

-Các triệu chứng lâm sàng gợi ý tình trạng rối loạn nuốt:

Giai đoạn miệng:        

  • Tồn đọng thức ăn trong miệng
  • Chảy nước dãi
  • Rơi vãi thức ăn

Giai đoạn hầu:                        

  • Trào ngược qua mũi
  • Trì hoãn quá trình nuốt
  • Ho hoặc sặc trong khi nuốt
  • Thay đổi giọng sau khi nuốt
  • Ho chủ động khó

Giai đoạn thực quản:               

  • Cảm giác thức ăn còn đọng ở cổ/ngực
  • Viêm phổi gần đây
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Thay đổi thói quen ăn uống

-Kỹ thuật can thiệp rối loạn nuốt:

  • Thay đổi tư thế an toàn: ngồi thẳng, gập cằm, nằm tựa, quay đầu
  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp: nhão, mềm, mềm tiến bộ, bình thường
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
  • Kích thích xúc giác miệng: nước chanh
  • Kích thích xúc giác nhiệt: gương soi thanh quản lạnh
  • Tập các bài vận động miệng: môi, má, lưỡi, hàm
  • Tập các bài tập nuốt

2. Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm

Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm

-Khi các âm thanh tạo nên không rõ ràng, tròn âm khiến những người xung quanh khó hiểu thì cần phải được can thiệp kịp thời. 

-Lỗi phát âm có thể gặp ở rất nhiều các lứa tuổi khác nhau nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ.

-Các lỗi phát âm thường gặp:

  • Mất hoặc thay thế phụ âm đầu.
  • Ngọng phần vần
  • Ngọng thanh điệu

-Kỹ thuật can thiệp sửa lỗi phát âm:

  • Tập lấy hơi đúng.
  • Tập đặt vị  trí miệng, lưỡi phù hợp.
  • Tập phối hợp cử động miệng, lưỡi và đẩy hơi.
  • Sử dụng phương pháp làm mẫu, luân phiên – bắt chước, quan sát, chờ đợi, làm chậm từng bước theo hướng dẫn… trong can thiệp.

3. Can thiệp bệnh nhân rối loạn giọng

Rối loạn giọng là chứng bệnh rối loạn về âm lượng (to hoặc nhỏ), âm vực (cao hoặc thấp) và âm sắc (khàn, hụt hơi, khản tiếng).

-Rối loạn giọng là chứng bệnh rối loạn về âm lượng (to hoặc nhỏ), âm vực (cao hoặc thấp) và âm sắc (khàn, hụt hơi, khản tiếng).

-Dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng:

  • Giọng thều thào.
  • Cường độ bất thường.
  • Cộng hưởng bất thường.
  • Mất giọng.
  • Giọng khàn.
  • Giọng the thé.
  • Giọng run rẩy.
  • Thay đổi giọng khi đang nói.

-Các kỹ thuật dùng để chẩn đoán rối loạn giọng:

  • Nội soi tai mũi họng thanh quản.
  • Nội soi hoạt nghiệm thanh quản: sử dụng nguồn sáng sợi quang học quay lại hình ảnh di chuyển chậm của hoạt động dây thanh.
  • Đo điện thanh đồ: phân tích giọng nói, đo chỉ số khiếm khuyết giọng nói.

-Kỹ thuật can thiệp rối loạn giọng:

  • Tập chức năng giọng: khởi động, kéo giãn, co cơ, lên xuống
  • Tập lấy hơi, kết hợp hơi: sử dụng các âm vô thanh và hữu thanh
  • Giảm đóng thanh môn mạnh
  • Trong trường hợp phải điều trị phẫu thuật cần phải luyện thanh phối hợp sau phẫu thuật.
  • Nghỉ ngơi.      
  • Sử dụng phương pháp làm mẫu, luân phiên – bắt chước, quan sát, chờ đợi, làm chậm từng bước theo hướng dẫn… trong can thiệp.

4. Can thiệp nói lắp

-Nói lắp là tình trạng nói kém lưu loát bao gồm các kiểu: lặp lại và bị nghẽn lại.

-Tình trạng lắp dễ xảy ra hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi ở trước đám đông hoặc lúc căng thẳng.

-Đánh giá nói lắp:

  • Hỏi bệnh sử
  • Hội thoại theo mẫu với chủ đề quen thuộc.
  • Lượng hóa nói lắp: tần suất và các kiểu lắp.
  • Đánh giá sự bền vững và thích ứng.
  • Cảm xúc và thái độ trong khi giao tiếp.

-Kỹ thuật can thiệp nói lắp:

  • Cần can thiệp càng sớm càng tốt.
  • Không tạo áp lực, luôn để tinh thần thật thoải mái.
  • Chờ đợi người bệnh.
  • Tập các bài tập thư giãn.
  • Tập lấy hơi và phân bổ hơi phù hợp khi nói.
  • Luyện phát âm.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt của người bệnh nếu cần.
  • Sử dụng phương pháp làm mẫu, luân phiên – bắt chước, quan sát, chờ đợi, làm chậm từng bước theo hướng dẫn… trong can thiệp.

Tuy nhiên, nếu như được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, bệnh nhân có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

Ngoài ra, gia đình cần phải theo dõi tình trạng bệnh nhân một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà bệnh nhân phải đi.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 10/10/2021 - Cập nhật 10/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2771 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1292 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2797 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1177 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG