Nội dung chính
  • 1. Mục tiêu phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não
  • 2. Các biện pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não
Nội dung chính
  • 1. Mục tiêu phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não
  • 2. Các biện pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não giai đoạn sớm

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não giai đoạn sớm, các bạn cùng ISOFHCARE tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
  • 1. Mục tiêu phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não
  • 2. Các biện pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não

Nguyên tắc phục hồi chức năng

- Phục hồi chức năng bao gồm tổng thể các phương pháp nhằm giảm thiểu các biến chứng và các thương tật thứ cấp, từ đó giúp nâng cao khả năng độc lập, hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

- Phương thức điều trị toàn diện : tiếp cận đa chuyên ngành

- Nhóm phục hồi : bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên vận động trị liệu (PT) , kỹ thuật viên hoạt động trị liệu (OT), chuyên viên âm ngữ (ST), chuyên gia về dinh dưỡng và tâm lý .

Trong giai đoạn tối cấp ( 24h đầu ) tập trung vào các kỹ thuật cấp cứu nhằm cứu sống người bệnh, tái thông tuần hoàn não. Các kỹ thuật phục hồi chức năng sẽ bắt đầu từ ngày thứ 2 , chia ra 3 giai đoạn chính như trên.

Phục hồi chức năng giai đoạn sớm

1. Mục tiêu phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não

Theo dõi, đảm bảo các chức năng sinh tồn : mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Theo dõi, đảm bảo các chức năng sinh tồn : mạch, huyết áp, nhịp thở.

- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ : huyết áp , đường máu.

- Hồi sức toàn diện, chăm sóc nuôi dưỡng, duy trì cung cấp dịch và dinh dưỡng tốt.

- Giữ vệ sinh tốt /phòng ngừa loét ép

- Phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu.

- Tạo thuận lợi cho nuốt được an toàn

- Đặt tư thế đúng, thích hợp và lăn trở thường xuyên

- Vận động sớm : Để làm giảm nguy cơ các thương tật thứ cấp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi phục, độc lập và cải thiện tâm lý cho người bệnh, gia đình, người chăm sóc. Nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi trạng thái bất động tại giường, ngay khi có thể.

- Phòng ngừa các thương tật thứ cấp khác.

2. Các biện pháp, kỹ thuật phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho người  tai biến mạch máu não

a. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, hồi sức toàn diện

- Hô hấp: Hút đờm dãi, đặt nội khí quản, thở máy.

- Tim mạch: duy trì mạch huyết áp, cho phép giữ huyết áp ở mức 150/100 mmHg để đảm bảo cung cấp máu cho não (không nên hạ huyết áp quá nhanh và mạnh khi đã có tai biến mạch máu não)

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng : nuôi dưỡng đường tĩnh mạch trong 24-48 giờ đầu, sau đó sàng lọc rối loạn nuốt để quyết định nuôi dưỡng qua sonde dạ dày hay cho ăn đường miệng.

- Theo dõi đường máu thường xuyên (Insulin)

b. Chăm sóc da phòng loét

c. Chăm sóc rối loạn nuốt

- Sàng lọc rối loạn nuốt ban đầu : sẽ do chuyên viên âm ngữ trị liệu hoặc bác sĩ

phục hồi chức năng đánh giá và quyết định phương pháp nuôi dưỡng. Trong trường hợp người bệnh không có rối loạn nuốt, hoặc được chỉ định chế độ ăn thích ứng theo chỉ định của chuyên viên âm ngữ trị liệu hoặc bác sĩ phục hồi chức năng ( thức ăn nhão, mềm, rắn...), cần đảm bảo người bệnh ăn ở tư thế ngồi thẳng, gập cằm hoặc quay đầu sang bên liệt.

- Vệ sinh chăm sóc răng miệng hàng ngày, kết hợp với các kích thích vận động vùng môi miệng, kích thích xúc giác và vị giác của lưỡi và khoang miệng, răng lợi bằng tay hoặc tăm bông có tẩm nước chanh chua.

- Đảm bảo dinh dưỡng cân đối đầy đủ protein/lipid/glucid : 1/1/4.

d. Chăm sóc hô hấp

Chăm sóc hô hấp

- Lăn trở thay đổi tư thế thường xuyên

- Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp trên sạch sẽ.

- Các bài tập vận động chủ động, thụ động duy trì tầm vận động khớp vùng đai vai, hai tay và làm khỏe cơ, các bài tập thở hữu hiệu, kỹ thuật hỗ trợ phản xạ ho khạc đờm. Do kỹ thuật viên vật lý trị liệu hô hấp thực hiện.

- Phòng ngừa hít sặc khi người bệnh có rối loạn nuốt.

e. Chăm sóc đường tiểu, bàng quang và ruột

- Mục tiêu làm trống và duy trì áp lực bình thường trong bàng quang, phòng nhiễm trùng tiết niệu, tránh chứng táo bón hoặc đóng chặt phân trong đường ruột. Thiết lập chương trình phục hồi chức năng đường tiểu và đường ruột sẽ do bác sĩ phục hồi chức năng và điều dưỡng thực hiện.

f. Chống biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu

- Tập vận động hằng ngày, xoa bóp , kê cao chân,

- Sử dụng tất áp lực, tránh các lực tác động gây tổn thương phần mềm vào bên liệt.

g. Phục hồi chức năng về vận động

Phục hồi chức năng về vận động

- Đặt tư thế đúng :

+ Kê giường sao cho bên liệt luôn được đặt ra phía, mắt người bệnh có thể nhìn thấy mọi người hoặc mọi vật xung quanh dễ dàng, đồng thời có thể giơ tay cầm nắm vật. Nhân viên y tế và người chăm sóc sẽ đến với người bệnh từ phía bên liệt, điều đó sẽ giúp phòng tránh hội chứng quên không gian bên liệt, kích thích phục hồi về vận động, cải thiện tri giác nhận thức, giao tiếp cho người bệnh.

+ Đặt tư thế đúng : giúp đảm bảo sự tưới máu não, tránh mẫu co cứng, tránh các biến chứng vai tay, đồng thời người bệnh luôn phải nhìn thấy được nửa người bên liệt của mình. Nâng cao đầu giường khoảng 20-25 độ, kê gối hoặc đệm lót để nâng cao tay và chân liệt ( xem hình vẽ ), kê gối dưới xương bả vai để tránh bán trật khớp vai bên liệt. Các tư thế nằm ngửa, nghiêng đảm bảo tay liệt luôn được đặt ở vị trí khớp vai dạng, xoay ngoài, khuỷu tay duỗi, bàn ngón tay duỗi, ngón cái dạng. Có thể đặt bàn ngón tay ở tư thế cơ năng ( chức năng cầm nắm) , tuy nhiên nếu đã có mẫu co cứng thì không đặt ở tư thế này. 

- Tập các khớp theo tầm vận động, ít nhất 2 lần / ngày. 

- Khuyến khích, hỗ trợ người bệnh lăn trở và ngồi dậy sớm ( dịch chuyển sớm ). Tiêu chí phục hồi chức năng trong giai đoạn này là thúc đẩy sự phục hồi ở mức độ cao nhất, đồng nghĩa với việc chọn phương pháp phục hồi chức năng thích hợp nhằm tăng tối đa sự tái tổ chức não. Dựa trên những bằng chứng khoa học từ rất nhiều nghiên cứu đa trung tâm, đã đạt được sự đồng thuận của các nhà lâm sàng học, cho thấy dịch chuyển sớm ( Early mobilization) và tập vận động định hướng theo nhiệm vụ (Task-oriented physiotherapy) là quan trọng nhất giúp giảm tỷ lệ tử vong cũng như phục hồi tốt nhất về vận động cho người bệnh.

- Dịch chuyển sớm được định nghĩa là cho người bệnh ngồi hoặc đứng sớm bên cạnh giường bệnh trong vòng 48h sau đột quỵ với thời gian tối thiểu 20 phút. Tuy nhiên tùy vào tình trạng người bệnh cụ thể bác sĩ phục hồi chức năng sẽ quyết định khi nào có thể thực hiện được hoạt động này và mức độ trợ giúp đến đâu. Đỡ người bệnh ngồi dậy, có tựa, tăng thời gian ngồi dần, rồi giảm dần trợ giúp gối kê, tập ngồi thăng bằng.

- Hỗ trợ hoặc đỡ người bệnh di chuyển sang ghế ngồi hoặc xe lăn

- Khuyến khích người bệnh tập đứng và di chuyển quanh giường sớm tuy nhiên những bài tập này do kỹ thuật viên vật lý trị liệu thực hiện.

- Khuyến khích người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc cá nhân, hoặc trợ giúp tối thiểu. Lựa chọn những hoạt động gắn với các bài tập chức năng định hướng theo nhiệm vụ như tập vận động vai tay gắn với hoạt động đưa tay ra cầm lấy cốc uống nước, cầm lược chải đầu, đưa tay lên xoa / rửa mặt, cầm thìa xúc thức ăn đưa lên miệng...Những hoạt động này nên lặp lại nhiều lần, lưu ý không gây kéo dãn khớp vai quá mức.

- Hướng dẫn bệnh một số bài tự tập đơn giản như cài hai tay gấp vai lên 90 độ, tập làm cầu...

- Các kỹ thuật và bài tập vận động sẽ do kỹ thuật viên vận động trị liệu và hoạt động trị liệu thực hiện

h. Phục hồi chức năng ngôn ngữ

Phục hồi chức năng ngôn ngữ

- Tăng cường giao tiếp với người bệnh, sử dụng các từ, câu ngắn để mô tả hoặc trao đổi với người bệnh về các hoạt động chăm sóc hàng ngày đang thực hiện.

- Giúp người bệnh nói chậm, rõ ràng, lặp lại nếu cần thiết, tăng dần số lượng từ, nhắc lại nhiều lần các âm chưa rõ.

- Nói tên của đồ vật, người , hành động... xảy ra xung quanh họ.

- Có thể kèm hình ảnh, cử chỉ, giao tiếp bằng mắt, biểu cảm khuôn mặt, điệu bộ, dùng các hình vẽ, tranh ảnh hoặc đồ vật để giúp người bệnh tốt hơn

- Lắng nghe và hỏi lại nếu cần.

i. Phục hồi chức năng cảm giác

- Tăng cường các tiếp xúc sờ, chạm, xoa bóp ngoài da. Sử dụng các vật liệu có bề mặt và nhiệt độ khác nhau ( như vải bông mềm, vải lụa, bàn chải lông, quả cầu gai, ...).

- Hướng dẫn người bệnh dùng mắt để nhận biết các phần cơ thể.

- Đặt các tư thế khác nhau, quay người sang bên liệt để kích thích cảm giác bản thể.

k. Chăm sóc phòng ngừa các thương tật thứ phát khác

Chăm sóc phòng ngừa các thương tật thứ phát khác

Điều cần thiết phải làm cho người bệnh trong quá trình điều trị là theo y lệnh của bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng sớm để có thể ngăn ngừa tối đa và cải thiện phần nào tình trạng chức năng của cơ thể. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa.

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tốt tại Hà Nội, để chủ động đặt lịch trước với cơ sở y tế, được tiếp đón ưu tiên và nhắc nhở khi đã đặt lịch khám.

Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 28/10/2021 - Cập nhật 28/10/2021
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Sự khác nhau giữa bệnh chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm...

Chậm phát triển trí tuệ và bệnh tâm thần nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Phát hiện sớm...

28/10/2021

2720 Lượt xem

5 Phút đọc

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Đột quỵ- căn bệnh không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta

Hiện nay, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư, tim mạch và là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới. Có thể nói...

28/10/2021

1231 Lượt xem

6 Phút đọc

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Tai biến mạch máu nào: cách đặt tư thế, lăn trở người bệnh...

Sau khi mắc tai biến mạch máu não, đối với những hoạt động nhỏ nhất cũng trở nên khó khăn với người bệnh. Phục hồi chức năng giúp cho người bệnh có khả năng và ...

28/10/2021

2726 Lượt xem

4 Phút đọc

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau tai biến mạch não...

Người mắc tai biến mạch máu não nên được tiến hành phục hồi chức năng sớm để tránh những hậu quả nặng nề của bệnh mang lại. Dưới đây là những lưu ý trong phục...

28/10/2021

1131 Lượt xem

7 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG