Nội dung chính
  • 1. Có những loại xét nghiệm đông cầm máu cơ bản nào?
  • 2. Nguyên lý hoạt động của xét nghiệm TT
  • 3. Ý nghĩa của xét nghiệm TT
  • 4. Nên kiểm tra chỉ số TT khi nào?
Nội dung chính
  • 1. Có những loại xét nghiệm đông cầm máu cơ bản nào?
  • 2. Nguyên lý hoạt động của xét nghiệm TT
  • 3. Ý nghĩa của xét nghiệm TT
  • 4. Nên kiểm tra chỉ số TT khi nào?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các xét nghiệm đông máu cơ bản và ý nghĩa của chỉ số TT

Không ít người còn mơ hồ về các chỉ số đông cầm máu, chúng mang ý nghĩa gì cho quá trình điều trị? Một trong số những xét nghiệm đông cầm máu cơ bản được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, đó là chỉ số TT. Để giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu thêm về xét nghiệm TT, bạn đọc hãy cùng ISOFH CARE theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
  • 1. Có những loại xét nghiệm đông cầm máu cơ bản nào?
  • 2. Nguyên lý hoạt động của xét nghiệm TT
  • 3. Ý nghĩa của xét nghiệm TT
  • 4. Nên kiểm tra chỉ số TT khi nào?

1. Có những loại xét nghiệm đông cầm máu cơ bản nào?

Đông máu là quá trình sinh lý quan trọng diễn ra trong cơ thể người giúp tránh tử vong sớm do mất máu. Ngoài ra, xét nghiệm đông máu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị rối loạn đông cầm máu cho bệnh nhân.

Đông máu là quá trình sinh lý quan trọng diễn ra trong cơ thể người giúp tránh tử vong sớm do mất máu.

Đông máu là quá trình sinh lý quan trọng diễn ra trong cơ thể người giúp tránh tử vong sớm do mất máu.

 Một số xét nghiệm đông - cầm máu cơ bản thường được áp dụng trên lâm sàng, như:

- Activated Partial Thromboplastin Time: Hay còn được gọi là xét nghiệm APTT - một xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa giúp đánh giá con đường đông máu nội sinh, nghi ngờ bất thường đông máu như: Nghi ngờ hemophilia, xuất huyết, huyết khối trên lâm sàng, chảy máu khó đông.

- Prothrombin Time: Viết tắt là PT, đây là xét nghiệm thời gian Prothrombin nhằm đánh giá con đường đông máu ngoại sinh và nghi ngờ có bất thường đông máu, như: Suy giảm chức năng gan, thiếu hụt vitamin K, xét nghiệm đánh giá tiền phẫu, theo dõi hiệu quả điều trị kháng vitamin K.

- Fibrinogen Fib-C: Xét nghiệm định lượng fibrinogen trực tiếp, được chỉ định khi có nghi ngờ bất thường đông máu do giảm số lượng và/hoặc chất lượng fibrinogen làm ức chế giai đoạn tạo fibrin của quá trình đông máu.

- Thrombin Time TT: Xét nghiệm thời gian Thrombin, hỗ trợ đánh giá con đường đông máu chung như khả năng và tốc độ chuyển fibrinogen thành fibrin. Được chỉ định khi có nghi ngờ bất thường đông máu do giảm số lượng và chất lượng fibrinogen làm ức chế giai đoạn tọa fibrin của quá trình đông máu.

2. Nguyên lý hoạt động của xét nghiệm TT

Thrombin Time được biết đến là chỉ số TT - một xét nghiệm được thực hiện rộng rãi mặc dù không phải là xét nghiệm ‘ưu tiên” trong danh sách các các xét nghiệm sàng lọc. 

Nguyên tắc hoạt động của chỉ số đông máu TT là:

- Sử dụng thể tích huyết tương nghèo tiểu cầu (PPP) trộn với thrombin của người hoặc bò với tỉ lệ 2:1, ở 37 độ C. Sau đó, đo thời gian sự hình thành cục máu đông fibrin mà không cần bổ sung canxi.

- Trong phương pháp đo chỉ số TT tự động, sự hình thành cục máu đông được phát hiện khi mật độ quang học của hỗn hợp vượt quan một ngưỡng nhất định (hỗn hợp mờ đục và ít ánh sáng đi qua).

Thực tế, xét nghiệm Thrombin Time nhạy cảm với bất thường trong Fibrinogen và, sự hiện diện các chất ức chế trong huyết tương như heparin.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm TT

Xét nghiệm xác định thời gian Thrombin là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu của cơ thể. Quá trình đông máu là vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi bạn bị chấn thương. 

Thử nghiệm này có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán các vấn đề như:

- Các tình trạng di truyền dẫn đến rối loạn fibrinogen hoặc fibrinogen thấp.

- Các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan và ung thư gan.

- Các bệnh ung thư như ung thư thận hoặc đa u tủy.

Các bệnh ung thư như ung thư thận.

Các bệnh ung thư như ung thư thận.

- Lupus ban đỏ và viêm loét đại tràng cũng có thể được phát hiện qua chỉ số TT.

- Các kháng thể chống lại fibrinogen mà cơ thể có thể tạo ra.

- Đông máu nội mạch lan tỏa, một tình trạng trong đó cơ thể bạn sử dụng nhiều fibrinogen hơn.

Mỗi cơ sở xét nghiệm sẽ đưa ra từng phạm vi tham chiếu phù hợp dựa trên phương pháp được sử dụng và kết quả thu được từ các cá thể khỏe mạnh từ dân số địa phương. Tuy nhiên,  phạm vi tham chiếu cho thời gian thrombin thường dưới 20 giây. Các phạm vi riêng biệt được sử dụng cho trẻ sơ sinh. 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra thời gian thrombin. Tuy nhiên, nếu thời gian thrombin lâu hơn có nghĩa là fibrinogen đang “vận hành” bất thường. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến thời gian thrombin lâu hơn như: Heparin, Warfarin, Bivalirudin, Argatroban.

4. Nên kiểm tra chỉ số TT khi nào?

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe luôn là yếu tố hàng đầu được mọi người quan tâm. Vậy một yếu tố quan trọng như đông máu thì nên kiểm tra vào lúc nào? Theo lời khuyên của các chuyên gia, nên thăm khám định kỳ sức khỏe toàn diện 6 tháng một lần. Ngoài ra, bạn đọc có thể thực hiện xét nghiệm này nếu máu có các hiện tượng đông máu bất thường, như:

- Chảy máu hoặc bầm tím quá mức.

- Thời gian chảy máu quá 4 phút (theo phương pháp Duke).

- Các vấn đề mang thai như sẩy thai nhiều lần trong thời kỳ đầu mang thai và chảy máu bất thường sau khi sinh.

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe luôn là yếu tố hàng đầu được mọi người quan tâm.

Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe luôn là yếu tố hàng đầu được mọi người quan tâm.

Chỉ số TT được xem là thước đo thời gian huyết tương của máu mất để hình thành cục máu đông. Vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc có tác dụng làm loãng máu. Hãy chắc chắn rằng, bác sĩ của bạn được biết tất cả thông tin về loại thuốc, thảo dược, vitamin và chất bổ sung mà bạn đang dùng nhé!

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 26/04/2022 - Cập nhật 26/04/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Xét nghiệm FXI có cần thiết không?

Xét nghiệm FXI có cần thiết không?

Xét nghiệm FXI là một xét nghiệm đông máu cơ bản khá phổ biến. Đây là một kiểm tra khá quan trọng để góp phần phát hiện sự bất thường của quá trình đông máu....

27/04/2022

509 Lượt xem

3 Phút đọc

Các xét nghiệm đông máu cơ bản và ý nghĩa của chỉ số TT

Các xét nghiệm đông máu cơ bản và ý nghĩa của chỉ số TT

Không ít người còn mơ hồ về các chỉ số đông cầm máu, chúng mang ý nghĩa gì cho quá trình điều trị? Một trong số những xét nghiệm đông cầm máu cơ bản được sử...

26/04/2022

2974 Lượt xem

4 Phút đọc

Xét nghiệm APTT là gì và thực hiện khi nào?

Xét nghiệm APTT là gì và thực hiện khi nào?

Xét nghiệm APTT là xét nghiệm đông cầm máu cơ bản được sử dụng thường quy trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ. Các thông số trong xét nghiệm giúp bác sĩ ...

26/04/2022

1480 Lượt xem

4 Phút đọc

Các xét nghiệm đông máu thường làm và ý nghĩa các xét nghiệm

Các xét nghiệm đông máu thường làm và ý nghĩa các xét nghiệm

Xét nghiệm đông máu thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật, cầm máu khẩn cấp khi bị chấn thương. Thông qua các chỉ số, bác sĩ ...

25/04/2022

1678 Lượt xem

6 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG