Nội dung chính
  • 1. Nội soi dạ dày
  • 2. Chụp Xquang dạ dày - tá tràng
  • 3. Thăm dò chức năng dạ dày
  • 4. Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Nội soi dạ dày
  • 2. Chụp Xquang dạ dày - tá tràng
  • 3. Thăm dò chức năng dạ dày
  • 4. Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Tham vấn y khoa:
NGUYỄN HOÀNG GIANG
Y Học Gia Đình
Bên cạnh việc thăm khám cũng như đánh giá các triệu chứng cơ năng và thực thể trên lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh đau dạ dày. Bạn đã biết những xét nghiệm nào thường được chỉ định khi khám đau dạ dày chưa?
Nội dung chính
  • 1. Nội soi dạ dày
  • 2. Chụp Xquang dạ dày - tá tràng
  • 3. Thăm dò chức năng dạ dày
  • 4. Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày

Các biểu hiện bất thường ở đường tiêu hóa như: Đau âm ỉ vùng bụng, buồn nôn và nôn, chán ăn, đi cầu phân đen,… là những triệu chứng mà bên trong cơ thể báo động ra bên ngoài với mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ chính người bệnh. Nhưng chúng ta và kể cả bác sĩ chuyên khoa nội hay ngoại tiêu hóa cũng không biết chính xác được vị trí tổn thương hay tính chất của tổn thương nếu không nhờ đến các xét nghiệm cận lâm sàng.

Xét nghiệm chẩn đoán đau dạ dày.

Xét nghiệm chẩn đoán đau dạ dày.

Dưới đây là một số xét nghiệm thường được chỉ định để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân của các triệu chứng đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh đau dạ dày.

1. Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày tá tràng được biết đến như là một kỹ thuật xét nghiệm xâm lấn có thể phát hiện những tổn thương nhỏ chỉ vài milimet ở niêm mạc ống tiêu hóa bằng cách đưa một ống soi mềm qua đường miệng xuống dạ dày.  Ống nội soi tiêu hóa có đường kính nhỏ, đầu ống có gắn nguồn chiếu sáng, camera thu hình để chiếu hình ảnh trực tiếp mà nó quan sát được lên màn hình theo dõi.

Đây là xét nghiệm được ưu tiên sử dụng để quan sát đường tiêu hóa rõ nhất và sớm phát hiện các tổn thương ở thực quản, dạ dày, tá tràng với kích thước cực kỳ nhỏ.  

Không chỉ trong bệnh đau dạ dày, kỹ thuật nội soi dạ dày đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của nó trong tầm soát bệnh ung thư dạ dày.

Nội soi dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân bệnh đau dạ dày 

Nội soi dạ dày để chẩn đoán nguyên nhân bệnh đau dạ dày 

2. Chụp Xquang dạ dày - tá tràng

Đây là một xét nghiệm không xâm lấn, thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, giúp bác sĩ đánh giá được hình ảnh bất thường bên trong cơ thể mà không thể xem xét được bằng thăm khám lâm sàng.

Trên phim chụp Xquang dạ dày có thể thấy một số hình ảnh bệnh lý như: Niêm mạc dày, mỏng hoặc không đều. Thành dạ dày có thể xuất hiện các ổ đọng thuốc ở bờ cong nhỏ, bờ cong lớn. Các rối loạn vận động như co thắt, xoắn hay rối loạn trương lực gồm tăng hoặc giảm.

Các ổ viêm loét dễ dàng xác định trên phim chụp thông qua dấu hiệu tích tụ barit trong miệng vết loét.

Hẹp dạ dày cũng thấy rõ trên phim Xquang.

3. Thăm dò chức năng dạ dày

Một trong những phương pháp giúp đánh giá chức năng của dạ dày xác định được lượng và tính chất của dịch vị do tuyến niêm mạc dạ dày tiết ra.

- Thể tích: Bình thường, khi nhịn đói cơ thể sẽ bài tiết khoảng 50ml/giờ. Nếu dịch vị tiết ra nhiều hơn 250ml/ giờ thì khả năng cao là chứng tăng tiết dịch dạ dày

- Màu sắc: Trong suốt hoặc không màu, hơi quánh. Dịch vị có màu đỏ gợi ý chấn thương hoặc xuất huyết ở niêm mạc dạ dày.

- Mùi: Thông thường dịch dạ dày sẽ có mùi hơi hăng. Nếu dịch vị bài tiết ra có mùi hôi và chua thì có khả năng cao bị mắc bệnh lý đường tiêu hóa.

Dịch vị dạ dày tiết khoảng 50ml/ giờ khi bụng đói

Dịch vị dạ dày tiết khoảng 50ml/ giờ khi bụng đói

4. Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong dạ dày

Vi khuẩn HP có khả năng tổng hợp và tiết ra enzyme Urease do đó chúng có thể sống được trong môi trường rất acid của dạ dày. HP tồn tại và phát triển trong dạ dày mà không gây ra bất kì một triệu chứng nào. Khi gặp những điều kiện thuận lợi, HP sẽ thực hiện những đợt “trở mình” liên tiếp gây phá hủy niêm mạc dạ dày một cách âm thầm và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm loét dạ dày mạn tính.

Một số xét nghiệm có thể phát hiện vi khuẩn HP nếu nghi ngờ các triệu chứng của bệnh đau dạ dày do vi khuẩn gây ra:

- Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn HP.

- Test vi khuẩn HP bằng hơi thở.

- Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP.

- Phát hiện vi khuẩn HP bằng xét nghiệm máu.

Cùng với thăm khám và hỏi bệnh, kết quả của các xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh đau dạ dày và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác ở vùng bụng. 

Chúng ta cần biết rằng, một triệu chứng có thể nằm trong nhiều bệnh cảnh khác nhau và chỉ có bác sĩ chuyên khoa thông qua việc thăm khám kỹ càng mới có thể đánh giá chính xác được bệnh đang mắc phải. Do đó người bệnh không nên tự mình chẩn đoán và tùy ý mua thuốc bên ngoài. Vì lạm dụng, sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi được chứng minh là một trong những yếu tố làm trầm trọng hơn bệnh đau dạ dày.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi chi tiết cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ, cơ sở y tế, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.
Chuyên mục:
2/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ở trẻ em không phải là một bệnh hiếm gặp. Ngay nay khi nội soi bằng ống soi mềm xuất hiện làm tăng tỷ lệ phát hiện bệnh. Vậy viêm dạ dày ở trẻ em...

Icon thời gian
23/03/2022
1666 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

Icon thời gian
20/03/2022
14241 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

Icon thời gian
19/03/2022
4011 Lượt xem
Icon thời gian
6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

Icon thời gian
19/03/2022
3566 Lượt xem
Icon thời gian
4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG