Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất và có lẽ ai trong chúng ta cũng đã hoặc đang mắc phải ít nhất một lần trong đời. Răng sữa và kẽ răng, mặt nhai của răng sau của răng trưởng thành rất dễ bị sâu nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Sâu răng tiến triển sẽ không thể tự khỏi mà cần sự giúp đỡ từ nha sĩ. Bạn đã biết quy trình điều trị sâu răng tại nha khoa diễn ra như thế nào chưa?
1. Cơ chế hình thành bệnh lý sâu răng
Răng được bao bọc bên ngoài bởi một cấu trúc cứng nhất trong cơ thể gọi là men răng. Khi men răng bị thương tổn hay phá vỡ, là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập vào các mô mềm bên trong răng gây bệnh.
Men răng bị phá hủy và hình thành những lỗ sâu là do axit được sinh ra từ quá trình lên men đường của vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám thức ăn với nguồn thực phẩm chứa đường mà chúng ta tiêu thụ.
Trên lâm sàng sâu răng được chia thành các giai đoạn:
- Sâu men: Lỗ sâu chỉ giới hạn ở lớp men răng.
- Sâu ngà nông: Lỗ sâu tiến triển vào lớp ngà răng.
- Sâu ngà sâu: Lỗ sâu đã vào sâu trong lớp ngà răng.
Ở mỗi giai đoạn sâu răng thì phương pháp điều trị khác nhau. Và triệu chứng của chúng bao gồm:
- Sâu men:
Thường xuất hiện ở các hố, rãnh ở các mặt nhai các răng cối lớn hàm dưới. Rãnh đen, chưa thấy sự hình thành lỗ sâu và người bệnh không có cảm giác đau nhức hay khó chịu gì. Đi khám vì phát hiện sự bất thường (rãnh có màu đen) hoặc phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh răng miệng khác.
Sâu men có thể hình thành ở mặt ngoài, mặt bên của răng với các đốm trắng nhỏ li ti.
- Sâu ngà:
Sâu ngà là giai đoạn tiếp theo của sâu men răng nếu chưa được giải quyết được tình trạng sâu men. Lúc này, đã nhìn thấy lỗ sâu với mô răng bị đổi màu sang màu nâu hoặc đen. Cảm giác đau, ê buốt khi ăn là những than phiền của người bệnh trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, lỗ sâu gây dắt thức ăn làm người bệnh khó chịu.
Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương 19003367 hoặc đặt khám chủ động qua ứng dụng IVIE - Bác sĩ ơi!
2. Cách điều trị sâu răng hiệu quả
Cách điều trị sâu răng hiệu quả nhất đến từ sự thăm khám và can thiệp của nha sĩ. Quá trình điều trị sâu răng chuẩn tại các phòng khám nha khoa và bệnh viện răng hàm mặt bao gồm các bước:
a. Thăm khám và tư vấn
Khám và phát hiện sâu răng bằng cách:
- Khám lâm sàng: Kết hợp quan sát, đánh giá răng bị đau bằng mắt hoặc các dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa và hỏi những triệu chứng bệnh.
- Khám cận lâm sàng: Chụp phim X-Q bằng máy mini chuyên dụng để khảo sát các yếu tố bên trong hoặc bên dưới do không thể quan sát bằng mắt thường để khẳng định chẩn đoán.
Sau khi đã có kết luận, nha sĩ sẽ thông báo vấn đề mà bạn đang mắc phải và đưa ra các hướng điều trị chuẩn xác.
b. Cô lập răng
Giữ cho răng cần điều trị được khô ráo bằng cách đặt đê cao su hoặc dùng bông gòn vô khuẩn.
Có thể gây tê tại răng cần chữa tùy theo trường hợp sâu răng. Nếu tiên lượng trong quá trình điều trị người bệnh sẽ đau nhiều thì nha sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi mở mô răng.
c. Chữa sâu răng
Ở mỗi giai đoạn thì sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:
Giai đoạn sâu men:
- Điều trị bằng flour là phương pháp điều trị chuyên nghiệp, dùng fluor dưới dạng nước súc miệng hoặc bọt, gel có nồng độ cao bôi lên răng bằng tăm bông, bàn chải và khay.
Nếu bạn là người dễ bị sâu răng, các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sẽ kê đơn một loại gel hoặc nước súc miệng có chứa nồng độ fluor thích hợp để sử dụng thường xuyên tại nhà.
- Trám răng: Sau khi loại bỏ mô răng bị bệnh, nha sĩ sẽ tiến hành trám phục hồi mô đã mất bằng các vật liệu nha khoa có độ bền cao và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Giai đoạn sâu ngà:
- Loại bỏ những mô răng bị bệnh, làm sạch lớp ngà bệnh lý và trám phục hình. Nếu sâu răng vỡ lớn và không thể tái tạo có thể áp dụng những biện pháp phục hình như: Bọc răng sứ, trám răng gián tiếp (inlay, overlay, onlay…) để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
- Điều trị tủy trong trường hợp sâu răng đã tiến triển vào cấu trúc mô mềm. Nha sĩ sẽ làm sạch phần tủy bị viêm nhiễm và trám bít lại để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Nhổ răng: Với trường hợp răng sâu hình thành lỗ quá lớn và các phương pháp điều trị hiện có không thể giúp giữ lại chiếc răng đó, thì phải nhổ bỏ. Có thể thay thế bằng một chiếc răng giả cố định (bằng cấy ghép implant hoặc làm cầu răng) để đảm bảo chức năng ăn nhai.
3. Dự phòng nguy cơ mắc sâu răng hoặc sâu răng thứ phát
Sâu răng được điều trị bởi nha sĩ. Tuy nhiên, có một số biện pháp giúp loại bỏ sâu men mới chớm và dự phòng sâu răng tiến triển áp dụng ngay tại nhà:
a. Sử dụng kem đánh răng chứa flour
Đánh răng mỗi ngày 2 lần và buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để ngăn ngừa sâu răng. Bên cạnh đó, kem đánh răng chứa flour như Sensodyne được hầu hết các nha sĩ khuyến cáo nên dùng để giúp tái khoáng men răng và ngăn ngừa sâu răng.
Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở các kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận được.
b. Xây dựng một chế độ ăn khoa học
Những loại thực phẩm có đường là nguồn cung cấp dưỡng chất cho các vi khuẩn trong môi trường miệng. Một chế độ ăn nhiều đường sẽ sản sinh ra axit làm phá hủy men răng.
Ăn nhiều loại thức ăn chứa vitamin D và Canxi để giúp mô răng thêm chắc khỏe và làm giảm tỷ lệ sâu răng.
Nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn giúp làm giảm lượng vi khuẩn gây phá hủy men răng.
c. Nước muối sinh lí
Nước muối được khuyên dùng để dự phòng nhiều bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh răng miệng. súc miệng bằng nước muối pha loãng, âm ấm sau đánh răng 30 phút giúp loại bỏ mảng bám trên răng một cách đáng kể.
d. Dùng dầu mè
Có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, dầu mè làm giảm mảng bám, giúp tái khoáng hóa men răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Súc miệng bằng một ngụm dầu mè trong khoảng 1 phút giúp giảm số lượng mảng bám tương đương với loại nước súc miệng thường quy.
e. Tỏi
Tỏi có xu hướng gây hôi miệng bởi thành phần tự nhiên có trong nó và có lẽ không được nhiều người ưa chuộng. Nhưng tỏi lại trở thành một thành phần thiết yếu để duy trì sức khỏe răng miệng.
Bạn nên ăn tép tỏi khi bụng đói vào buổi sáng trước khi vệ sinh răng miệng để có kết quả tốt hơn.
Đường và thức uống có gas chính là bạn đồng hành số 1 của sâu răng và là kẻ thù không đội trời chung đối với một hàm răng chắc khỏe. Chính vì vậy, hãy cắt giảm chế độ ăn bất hợp lý và vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày để hạn chế bệnh sâu răng.
Chúng tôi mong rằng bài viết đã giúp quý bạn đọc thỏa mãn được những mong muốn cũng như hiểu biết về các vấn đề liên quan sức khỏe răng miệng nói chung. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết, có thể liên hệ qua website hoặc app IVIE - Bác sĩ ơi ngay trên chiếc điện thoại cầm tay. IVIE - Bác sĩ ơi là một ứng dụng đặt khám online hàng đầu, giúp liên kết các bệnh viện và phòng khám với bệnh nhân để được đặt lịch khám từ xa ngay tại nhà.
Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng ở nước ta gặp nhiều khó khăn khi đại dịch Covid – 19 đang có những chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Một số bệnh viện đã tổ chức khám bệnh từ xa gặp mặt gián tiếp thông qua màn hình trực tuyến. Vì vậy, IVIE - Bác sĩ ơi trở thành một sự lựa chọn sáng suốt, công cụ hỗ trợ đắc lực giúp kết nối bệnh nhân với các bác sĩ một cách hiệu quả.
Cẩm nang IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.