Nội dung chính
  • Một số triệu chứng đi kèm khi bạn sợ hãi
  • Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi
Nội dung chính
  • Một số triệu chứng đi kèm khi bạn sợ hãi
  • Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ trực tuyến 24/7. Tư vấn trực tuyến thông qua video call, Đặt khám ưu tiên tại Cơ sở y tế, Chat riêng bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi nhanh chóng

Cảm giác sợ hãi là một loại cảm xúc tự nhiên, nguyên thủy nhất của con người mà ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên cảm giác sợ hãi, đặc biệt là khi bạn đối diện với những tình huống, sự việc hoặc đối tượng có khả năng đe dọa đến bản thân. Vậy làm cách nào để nhận diện và vượt qua nỗi sợ hãi, cùng tìm hiểu Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi nhanh chóng trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • Một số triệu chứng đi kèm khi bạn sợ hãi
  • Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi

Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi nhanh chóng

Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi nhanh chóng

Một số triệu chứng đi kèm khi bạn sợ hãi

Dấu hiệu về thể chất

Khi con người gặp những tình huống nguy hiểm hoặc cảm thấy bị đe dọa, cơ thể họ có thể xuất hiện những dấu hiệu sau: 

  • Nhịp tim tăng nhanh: Khi bạn sợ hãi, não bộ sẽ giải phóng ra các hormone như adrenaline và norepinephrine, những hormone này khiến nhịp tim tăng lên để cung cấp nhiều máu hơn đến các bộ phận khác trên cơ thể. 

  • Hơi thở gấp: Nhịp tim tăng nhanh cùng cảm giác hồi hộp lo lắng khi đối mặt với nguy hiểm khiến hơi thở của bạn trở nên gấp gáp hoặc thậm chí gây khó thở vì quá sợ hãi.

Thở gấp là một dấu hiệu bạn có thể gặp phải khi sợ hãi 

Thở gấp là một dấu hiệu bạn có thể gặp phải khi sợ hãi

  • Đổ mồ hôi: Khi gặp tình huống nguy hiểm, cơ thể bạn giải phóng các hormone dẫn đến kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc đổ mồ hôi cũng giúp làm mát cơ thể bạn, tránh những nguy cơ gây sốc nhiệt. 

  • Cơ thể run rẩy: Khi máu được bơm đến các cơ bắp và các bộ phận khác trong cơ thể, các cơ bắp trở nên yếu hơn, xuất hiện trạng thái run rẩy hoặc thậm chí co giật. 

  • Khô miệng: Sự tăng lên đột ngột của các hormone khiến cơ thể giảm tiết nước bọt, dẫn đến cảm giác khô miệng.

Dấu hiệu về tinh thần

Bên cạnh những triệu chứng sợ hãi về mặt thể chất, khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm, cơ thể bạn cũng xuất hiện những dấu hiệu về tâm lý có thể kể đến như:  

  • Suy nghĩ tiêu cực: Những suy nghĩ về tình huống xấu liên tục xuất hiện khiến bạn càng trở nên sợ hãi hơn.

Suy nghĩ tiêu cực là một dấu hiệu xuất hiện khi sợ hãi 

Suy nghĩ tiêu cực là một dấu hiệu xuất hiện khi sợ hãi

  • Căng thẳng, lo âu: Nỗi sợ có thể khiến bạn tưởng tượng ra những tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến bản thân, vì vậy cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác lo âu, căng thẳng. 

  • Khả năng tập trung kém: Những mối lo sợ xung quanh sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc tập trung vào các hoạt động thường ngày, làm gián đoạn quá trình học tập và làm việc của bạn.

Dấu hiệu về hành vi 

Các triệu chứng sợ hãi không chỉ được biểu hiện ở các dấu hiệu về thể chất và tinh thần của một người mà còn được thể hiện thông qua hành vi của người đó: 

  • Hành vi né tránh: Nỗi sợ hãi trong suy nghĩ khiến họ trở nên thu mình lại, không dám đối mặt với vấn đề họ đang gặp phải. 

  • Hoảng loạn và có hành động bất thường: Khi nỗi sợ quá lớn, bản thân người bị sợ hãi có thể sinh ra hành vi phản kháng, hoảng loạn và họ chống lại tất cả những thứ có thể tiếp cận mình.

Dấu hiệu nhận biết khi nỗi sợ quá lớn là hoảng loạn về mặt hành vi

Dấu hiệu nhận biết khi nỗi sợ quá lớn là hoảng loạn về mặt hành vi

Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi

Khi sự lo sợ quá lớn, để vượt qua chúng một cách nhanh chóng là điều khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng 10 Cách giữ bình tĩnh sau giúp giữ bình tĩnh và dần dần vượt qua nỗi sợ:

Hít thở sâu

Sự sợ hãi khiến nhịp tim tăng nhanh, hơi thở cũng trở nên gấp hơn, vì vậy bạn có thể cảm thấy khó thở khi đối diện với những tình huống nguy hiểm. Trong trường hợp này, bạn không nên cố gắng chống lại sự sợ hãi, hãy điều chỉnh nhịp thở của mình, hít thở sâu để tâm trí bạn làm quen với tác nhân gây nên nỗi sợ hãi, từ đó giúp bình tĩnh hơn.

Thả lỏng cơ thể

Một trong những cách hiệu quả giúp bạn bình tĩnh đối mặt với sự sợ hãi đó là thả lỏng cơ thể. Khi thả lỏng cơ thể, não bộ sẽ giải tỏa những căng thẳng, lo âu, giúp bạn có thời gian tĩnh tâm, tìm ra cách giải quyết đối với các tác nhân gây nên nỗi sợ.

Thả lỏng cơ thể giúp bạn bình tĩnh hơn khi đối mặt với nỗi sợ

Thả lỏng cơ thể giúp bạn bình tĩnh hơn khi đối mặt với nỗi sợ

Đối mặt với nỗi sợ hãi

Việc đối mặt với nỗi sợ hãi có thể là một thử thách khó khăn đối với một số người. Tuy nhiên cách làm này đã được rất nhiều chuyên gia tâm lý khuyên dùng bởi nó có thể khiến bạn trở nên dũng cảm hơn khi đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân. Cho dù nỗi sợ của bạn là gì, hãy bình tĩnh đối mặt với nó, điều này có thể khiến nỗi sợ của bạn tan biến hoặc giảm nhẹ đi. 

Tìm hiểu thêm: 8 Cách giữ bình tĩnh khi nói chuyện để đạt hiệu quả giao tiếp

Tưởng tượng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra 

Cũng giống việc đối mặt với sự sợ hãi, khi tưởng tượng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra giúp bạn có thể chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất, đồng thời có thể đưa ra những cách giải quyết nhằm đối mặt với tình huống đó. 

Thử thách những suy nghĩ tiêu cực

Một trong những cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi đó là thử thách với những suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ tiêu cực khi hoảng sợ là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, thay vì cố né tránh những suy nghĩ tiêu cực đó, bạn hãy bình tĩnh đối diện với nó, thậm chí hành động ngược lại với những tiêu cực đó. Ví dụ, bạn sợ hãi đến mức muốn tự tử, hãy thử thách bằng cách làm ngược lại. 

Thực hành chánh niệm

Thực hành chánh niệm giúp bạn vượt qua nỗi sợ của thản thân

Thực hành chánh niệm giúp bạn vượt qua nỗi sợ của thản thân

Chánh niệm là sự biết rõ được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Hay nói cách khác, thực hành chánh niệm cũng là một cách giúp chúng ta tập trung vào những gì mình đang có ở hiện tại, ngưng lo lắng về quá khứ cũng như tương lai. Vì vậy, thực hành chánh niệm cũng là một trong những cách giúp bạn có thể bình tĩnh hơn khi đối mặt với những tình huống tồi tệ, giảm đi sự sợ hãi, giúp củng cố niềm tin vượt qua chúng một cách dũng cảm nhất.

Tóm lại, nỗi sợ hãi về một điều gì đó là trạng thái mà ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi, và đa số những cách làm trên đều hướng tới giúp bạn đối diện với nỗi sợ của chính mình. Vì vậy cho dù nỗi sợ của bạn là gì, hãy thực hiện những cách làm trên, bình tĩnh đối mặt với chúng, kiểm soát cảm xúc và vượt qua sự sợ hãi một cách dũng cảm nhất.

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 25/10/2024 - Cập nhật 28/10/2024
5/5 - (1 đánh giá)

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi nhanh chóng

Cách giữ bình tĩnh khi sợ hãi nhanh chóng

Cảm giác sợ hãi là một loại cảm xúc tự nhiên, nguyên thủy nhất của con người mà ai cũng từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây...

Icon thời gian
25/10/2024
53 Lượt xem
Icon thời gian
5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG