Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhận biết chảy máu đường tiêu hóa:
  • 2. Làm gì khi gặp chảy máu đường tiêu hóa?
  • 3. Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhận biết chảy máu đường tiêu hóa:
  • 2. Làm gì khi gặp chảy máu đường tiêu hóa?
  • 3. Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cấp cứu chảy máu đường tiêu hóa

Tham vấn y khoa:
BSVũ Thị Trung Anh
Chuyên khoa Nội khoa
 Chảy máu đường tiêu hóa là một cấp cứu thường gặp, có thể rõ ràng hoặc tiềm ẩn trong phân và chất nôn. Chảy máu có thể ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiêu hóa, từ nơi bắt đầu - miệng - đến nơi kết thúc - hậu môn. Tùy vào mức độ và vị trí chảy máu đường tiêu hóa cần được nhận biết và xử trí cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Nội dung chính
  • 1. Dấu hiệu nhận biết chảy máu đường tiêu hóa:
  • 2. Làm gì khi gặp chảy máu đường tiêu hóa?
  • 3. Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa

1. Dấu hiệu nhận biết chảy máu đường tiêu hóa:

Chảy máu đường tiêu hóa là căn bệnh cần xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Vị trí chảy máu đường tiêu hóa: 

  • Xuất huyết tiêu hóa cao: là chảy máu ở thực quản, dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (tá tràng) cần thực hiện nội soi thực quản- dạ dày – tá tràng để chẩn đoán. Nguyên nhân thường gặp là loét dạ dày, tá tràng, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, hội chứng Mallory-Weiss (thường gặp rách thực quản do nôn ói nhiều) …
  • Xuất huyết tiêu hóa thấp: chảy máu ở phần dưới ruột non, ruột già, trực tràng hoặc hậu môn: cần thực hiện nội soi ruột non, đại – trực tràng để chẩn đoán. Nguyên nhân thường gặp là: viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, khối u ở đại tràng, vết nứt ở hậu môn, trĩ chảy máu…

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa

Những dấu hiệu tại chỗ bạn có thể gặp nghĩ đến xuất huyết tiêu hóa:

  • Nôn máu ra máu đỏ tươi số lượng nhiều hoặc ít tùy vào nguyên nhân chảy máu
  • Đại tiện phân đen: phân đen như bã cà phê, nát, không thành khuôn, mùi thối khắm
  • Đại tiện phân máu đỏ tươi hoặc dính máu kèm với phân, giấy lau.
  • Đau bụng vùng thượng vị.

Cần nắm được số lượng, tính chất của những dấu hiệu này để báo lại nhân viên y tế sẽ giúp định hướng đến chẩn đoán vị trí, mức độ và thái độ xử trí cho bệnh nhân.

Đau bụng vùng thượng vị

Đau bụng vùng thượng vị

Những dấu hiệu toàn thân khi chảy máu bạn có thể cảm thấy:

Khi mất máu nhiều, cơ thể sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi niều, có thể ngất xỉu, hồi hộp đánh trống ngực, tim đập nhanh hơn, da, lòng bàn tay nhợt nhạt, thậm chí mất máu nhiều có thể dẫn đến sốc mất máu và hôn mê.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý và dự phòng các bệnh nội khoa khác để tránh biến chứng nặng nề của bệnh.

2. Làm gì khi gặp chảy máu đường tiêu hóa?

Nên gọi xe và đến cơ sở y tế cấp cứu ngay nếu:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân đi kèm chẳng hạn như nhịp tim nhanh, sốt hoặc lú lẫn, hôn mê…
  • Bệnh nhân gặp các dấu hiệu nặng của chảy máu như nôn ra máu, hoặc đi ngoài phân đen có hoặc không kèm có máu.
  • Bệnh nhân đã mất một lượng máu đáng kể, ví dụ do liên tục chảy máu dính ít máu tại phân và giấy lau nhưng kéo dài gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Trẻ em có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ chảy máu đường tiêu hóa

Khi gặp những trường hợp chảy máu như vậy cần chú ý:

  • Cho người bệnh nằm đầu bằng, giữ ấm để máu lưu thông lên não tốt hơn
  • Nếu nôn máu nên cho bệnh nhân nằm nghiêng để tránh sặc máu vào đường thở.
  • Không cho bệnh nhân ăn hay uống sữa để thuận lợi cho việc thực hiện nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng cấp cứu cho bệnh nhân.

Những vị trí chảy máu trên đường tiêu hóa

Những vị trí chảy máu trên đường tiêu hóa

Không phải lúc nào chảy máu đường tiêu hóa nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. Ví dụ, bệnh trĩ chảy máu người bệnh chỉ đi ngoài phân dính ít máu đỏ tươi, hoặc dính theo giấy lau có thể tự khỏi hoặc điều trị tại nhà 

Ngoài ra, chảy máu từ cổ họng có thể xảy ra nếu một người nuốt thức ăn hoặc chất làm tổn thương mô niêm mạc cổ họng. . . Có thể hẹn khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và kê đơn điều trị.

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám nội khoa tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và xét nghiệm tại nhà hoặc Tải ứng dụng Bác sĩ ơi - IVIE - Bác sĩ ơi để xem thông tin các CSYT và đặt lịch chủ động hơn!

1900 3367

3. Phòng ngừa chảy máu đường tiêu hóa

  • Khám chuyên khoa tiêu hóa phát hiện viêm loét loét dạ dày đặc biệt do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) để điều trị đặc hiệu.
  • Hạn chế sử dụng và dùng theo hướng dẫn của nhân viên y tế thuốc chống viêm không steroid, corticoid thường dùng trong đau, viêm khớp…
  • Chú ý chỉnh liều và theo đơn của bác sĩ khi dùng thuốc chống đông máu.
  • Điều trị dự phòng giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá
  • Nghỉ ngơi, thư giãn tránh stress cũng là biện pháp giảm loét dạ dày, tá tràng.

Một số thuốc giảm đau chống viêm có thể gây viêm loét dạ dày chảy máu

Một số thuốc giảm đau chống viêm có thể gây viêm loét dạ dày chảy máu

IVIE - Bác sĩ ơi - Nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam, giúp kết nối người bệnh với hệ thống bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tư hàng đầu, phòng khám uy tín trên cả nước. Để đặt lịch khám ưu tiên tại cơ sở gần nhất, đặt hẹn với bác sĩ theo yêu cầu hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà, bạn có thể liên hệ tới IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 27/08/2022 - Cập nhật 08/09/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Cấp cứu chảy máu đường tiêu hóa

Cấp cứu chảy máu đường tiêu hóa

 Chảy máu đường tiêu hóa là một cấp cứu thường gặp, có thể rõ ràng hoặc tiềm ẩn trong phân và chất nôn. Chảy máu có thể ở bất kỳ vị trí nào trên đường...

27/08/2022

431 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG