Nội dung chính
  • 1. Vi khuẩn HP là gì? 
  • 2. Những ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP? 
  • 3. Cơ chế gây bệnh và các bệnh do vi khuẩn HP dạ dày 
  • 4. Có cần phải điều trị vi khuẩn HP? 
  • 5. Những ai cần phải điều trị HP?
Nội dung chính
  • 1. Vi khuẩn HP là gì? 
  • 2. Những ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP? 
  • 3. Cơ chế gây bệnh và các bệnh do vi khuẩn HP dạ dày 
  • 4. Có cần phải điều trị vi khuẩn HP? 
  • 5. Những ai cần phải điều trị HP?
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có cần điều trị HP dạ dày không?

Nhiễm vi khuẩn HP dạ dày là một loại nhiễm khuẩn thường gặp chỉ sau sâu răng. Theo thống kê, có hơn nửa dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này. Vậy vi khuẩn HP dạ dày là gì? Những triệu chứng khi nhiễm khuẩn HP là như thế nào? Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Vi khuẩn HP là gì? 
  • 2. Những ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP? 
  • 3. Cơ chế gây bệnh và các bệnh do vi khuẩn HP dạ dày 
  • 4. Có cần phải điều trị vi khuẩn HP? 
  • 5. Những ai cần phải điều trị HP?

1. Vi khuẩn HP là gì? 

Vi khuẩn HP hay còn gọi là Helicobacter Pylori, là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn này có thể sống được trong môi trường acid như dạ dày bởi chúng có khả năng tiết ra một loại enzyme là urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. 

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường lo lắng liệu vi khuẩn HP dạ dày có thể gây ung thư hay không. Trên thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có khoảng 1% số người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

2. Những ai có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP? 

Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.

Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày.

Hiện nay, ước tính trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, khu vực địa lý, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống…

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm HP dạ dày cao nếu bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn và có thói quen hôn môi, mớm thức ăn cho trẻ. 

Mặc dù tỷ lệ người nhiễm HP khá cao nhưng có rất nhiều trường hợp người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng hay các biến chứng trên đường tiêu hoá. 

Tìm hiểu thêm: bệnh lý tiêu hóa khác

3. Cơ chế gây bệnh và các bệnh do vi khuẩn HP dạ dày 

Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống và tấn công niêm mạc dạ dày, làm cho dạ dày của bạn bị tổn thương. Nếu tổn thương nghiêm trọng sẽ khiến cho acid đi qua niêm mạc dạ dày và gây viêm loét. Tình trạng viêm loét kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng, xuất huyết hoặc làm cho thức ăn không tiêu hoá qua hệ thống tiêu hoá được. Từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau như: 

a. Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính 

Người bệnh thường không có triệu chứng gì. Một số người có thể có biểu hiện đầy bụng, chán ăn, buồn nôn. Khi nội soi sẽ thấy một phần hoặc toàn bộ niêm mạc dạ dày bị viêm. 

b. Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính là hệ quả của viêm niêm mạc dạ dày cấp tính kéo dài. Người bệnh có thể bị viêm teo tại vùng hang vị dạ dày, gây tăng hoặc làm bình thường bài tiết acid dạ dày. Hệ quả là loét hành tá tràng. Hoặc cũng có một số trường hợp người bệnh bị viêm teo hang vị lan lên thân vị, hoặc thậm chí viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày gây loét và ung thư dạ dày. 

c. Loét dạ dày tá tràng 

Loét dạ dày tá tràng do HP dạ dày thường gặp ở những người trên 40 tuổi với kích thước vết loét trên 0.5cm. Vị trí hay loét là ở phía bờ cong nhỏ, nhất là vùng nối giữa thân vị với hang vị. Loét tá tràng ở độ tuổi từ 20 – 50 thường xảy ra ở phần đầu tá tràng. Bệnh dễ gây biến chứng chảy máu nhiều lần, thủng dạ dày tá tràng.

d. Chứng khó tiêu cơ năng

Người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thường có dấu hiệu đau hoặc nóng rát thượng vị, đầy bụng, ăn nhanh no… Triệu chứng thường thuyên giảm sau ăn 30 phút đến 2 giờ đồng hồ. 

e. Ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP gây viêm niêm mạc dạ dày mãn tính và làm giảm hoặc mất các tuyến bình thường của dạ dày, từ đó gây viêm teo, dị sản ruột. Mức độ viêm teo và dị sản ruột phụ thuộc vào bản thân người bệnh và độc lực của chủng HP. Đây cũng là lý do giải thích cho việc không phải ai nhiễm virus HP cũng bị ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày.

f. U lympho niêm mạc dạ dày 

Đây cũng là bệnh lý xuất phát tại biểu mô niêm mạc dạ dày. Bệnh thường có sự hiện diện của vi khuẩn HP. 

4. Có cần phải điều trị vi khuẩn HP? 

Tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP hiện nay vô cùng cao và phổ biến.

Tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn HP hiện nay vô cùng cao và phổ biến.

Tuy nhiên, có đến 80% tỉ lệ người nhiễm HP không đau dạ dày. Khuẩn này chỉ có hại với cơ thể khi chúng gây ra bệnh dạ dày. Còn ngược lại, với một số người thì HP cũng mang đến một số lợi ích như: Nhiều nghiên cứu chỉ ra nhóm người nhiễm HP ít mắc các bệnh tiểu đường, hen phế quản hơn so với những người không nhiễm HP. 

5. Những ai cần phải điều trị HP?

Ngày nay, theo giới y khoa thống nhất thì việc điều trị vi khuẩn HP chỉ nên thực hiện trong một số các trường hợp. Khi đi khám bệnh hoặc nội soi dạ dày, nếu bạn bị nhiễm HP dạ dày và thấy có một trong những dấu hiệu dưới đây thì cần điều trị sớm: 

  • Viêm, loét dạ dày tá tràng tiến triển khiến lớp niêm mạc dạ dày bị mỏng đi, ổ loét phát triển mạnh hơn. 
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân. 
  • Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử bị ung thư dạ dày. 
  • Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ đối với bệnh ung thư dạ dày như khai thác chì, than…
  • Polyp dạ dày 
  • Sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm. 
  • Khó tiêu chức năng, không có triệu chứng báo động
  • Trào ngược dạ dày thực quản điều trị PPI lâu ngày. 
  • Thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12 không rõ nguyên nhân. 
  • Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid, aspirin lâu dài. 

Không phải trường hợp nào HP cũng gây nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày. Do đó, để biết được khi nào cần điều trị vi khuẩn HP dạ dày, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa tiêu hoá để được thăm khám và trả lời chính xác. Vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về nhiễm HP dạ dày và khi nào cần điều trị, bạn có thể liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua số 1900 3367 để được chia sẻ, tư vấn cụ thể. IVIE - Bác sĩ ơi giúp bạn kết nối với các bác sĩ, bệnh viện và cơ sở y tế uy tín hàng đầu hiện nay.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9918 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3109 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3035 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4483 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG