Nội dung chính
  • 1. Thủng dạ dày là bệnh ?
  • 2. Các giai đoạn của thủng dạ dày
  • 3. Triệu chứng thủng dạ dày
  • 4. Cận lâm sàng chẩn đoán thủng dạ dày
  • 5. Phòng ngừa thủng dạ dày
Nội dung chính
  • 1. Thủng dạ dày là bệnh ?
  • 2. Các giai đoạn của thủng dạ dày
  • 3. Triệu chứng thủng dạ dày
  • 4. Cận lâm sàng chẩn đoán thủng dạ dày
  • 5. Phòng ngừa thủng dạ dày
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu chứng thủng dạ dày thường rầm rộ và xuất hiện sớm. 
Nội dung chính
  • 1. Thủng dạ dày là bệnh ?
  • 2. Các giai đoạn của thủng dạ dày
  • 3. Triệu chứng thủng dạ dày
  • 4. Cận lâm sàng chẩn đoán thủng dạ dày
  • 5. Phòng ngừa thủng dạ dày

1. Thủng dạ dày là bệnh ?

Thủng dạ dày được hiểu là khi dạ dày xuất hiện một hoặc một vài lỗ thủng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các yếu tố cơ học như đạn bắn, dao đâm, tai nạn giao thông, v.v... ; yếu tố hóa học như uống nhầm các chất ăn mòn, sử dụng thuốc giảm đau, v.v… ; các bệnh dạ dày mạn tính.

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

Trong cơ thể con người luôn cần một sự cân bằng nhất định để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, khi mất cân bằng ắt sẽ sinh ra bệnh tật. Tương tự như vậy, thủng dạ dày là hậu quả của mất cân bằng giữa 2 yếu tố: Yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công thành dạ dày. Yếu tố bảo vệ là các dịch nhầy, lớp niêm mạc dạ dày,... Yếu tố tấn công là các acid, vi khuẩn, một số loại thuốc bào mòn lớp niêm mạc,..

Nguyên nhân thủng dạ dày chủ yếu là do loét dạ dày tá tràng với sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Trong những năm gần đây, với sự hiểu biết về bệnh sinh và vai trò của vi khuẩn HP, việc điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng đạt hiệu quả cao, góp phần giảm thiểu biến chứng thủng ổ loét dạ dày - tá tràng.

2. Các giai đoạn của thủng dạ dày

Lâm sàng bệnh tiêu hóa thủng ổ loét dạ dày tá tràng trải qua ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (Viêm phúc mạc hóa chất): Do dịch acid trong dạ dày gây nên hoặc dạ dày đang bị nhiễm khuẩn.
  • Giai đoạn 2 (Giai đoạn trung gian): Sau 6-12 giờ, nhiều bệnh nhân thấy triệu chứng đau giảm đi do dịch acid dạ dày được trung hòa bởi dịch tiết phúc mạc.
  • Giai đoạn 3 (Giai đoạn nhiễm trùng trong ổ bụng): Xảy ra sau khoảng 12 giờ sau thủng.

3. Triệu chứng thủng dạ dày

a. Triệu chứng cơ năng

  • Đau bụng: Đau đột ngột, dữ dội. “Đau như dao đâm” là cụm từ thường được dùng để mô tả triệu chứng thủng dạ dày. Đau tại mũi ức, trên rốn, đôi khi lệch phải rồi lan xuống hố chậu phải và lan xuống cả bụng. Người bệnh vì quá đau nên có xu hướng đi gập người về phía trước, ôm bụng, hai chân ép vào bụng khi nằm. 
  • Buồn nôn hoặc nôn: Người bệnh có thể nôn ra dịch nâu đen nếu có hẹp môn vị, ít khi nôn ra máu. Nếu có nôn ra máu thì đây là trường hợp rất nặng.
  • Bí trung đại tiện

b. Triệu chứng thực thể

  • Bụng nằm im không di động theo nhịp thở. Có thể có bụng chướng. 
  • Thành bụng đau và co cứng. Dấu hiệu co cứng thành bụng thường điển hình trong các triệu chứng thủng dạ dày, được mô tả là bụng cứng như gỗ. Hầu hết các trường hợp thủng dạ dày đều có dấu hiệu co cứng rõ rệt. Một số ít bệnh nhân có co cứng nhẹ hoặc biểu hiện không rõ do nghiện thuốc phiện hoặc đã dùng morphin. 
  • Gõ bụng thấy mất vùng đục trước gan.Trường hợp nhiều dịch, lỗ thủng to gõ sẽ thấy đục hai bên mạng sườn và hố chậu. 
  • Ấn đau khắp ổ bụng, nhất là vùng thượng vị, dấu hiệu Blumberg (+).
  • Thăm trực tràng, âm đạo thấy túi cùng Douglas phồng và đau. Dấu hiệu này rất có giá trị trong chẩn đoán viêm phúc mạc.
  • Giai đoạn đầu thấy nhu động ruột giảm, sau khi có liệt ruột, nhu động ruột mất.

c. Triệu chứng toàn thân

  • Khi mới thủng dạ dày, bệnh nhân không có biểu hiện sốc. Khoảng 30% bệnh nhân có biểu hiện này, bao gồm: Hốt hoảng, vã mồ hôi, tay chân lạnh, huyết áp bình thường hoặc tụt, mạch nhanh. 
  • Lúc đầu bệnh nhân không sốt, khi có nhiễm trùng có sốt cao kèm mạch nhanh, môi khô. 

4. Cận lâm sàng chẩn đoán thủng dạ dày

X-Quang: Chụp bụng không chuẩn bị tư thế đứng cho thấy hình ảnh liềm hơi dưới vòm hoành hoặc hai bên. Nếu không thể chụp ở tư thế đứng, có thể cho bệnh nhân chụp ở tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái sẽ thấy hơi nằm giữa thành bụng và gan (tư thế nằm ngửa), hơi dưới thành bụng (tư thế nghiêng trái). 

Siêu âm: Siêu âm ổ bụng có thể thấy đường tăng âm với hình ảnh “rèm cửa” cùng sự phản âm phía sau nằm giữa bờ gan và mặt sau thành bụng. Siêu âm còn giúp phát hiện dịch trong ổ bụng.

Xét nghiệm máu: Đây không phải là cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán. Trong thủng ổ loét dạ dày tá tràng thấy có các yếu tố phản ứng viêm tăng cao (bạch cầu, CRP, procalcitonin). Ure và creatinin cũng có thể tăng. Ngoài ra, xét nghiệm máu có giá trị chẩn đoán loại trừ viêm tụy cấp.

Chụp cắt lớp vi tính: Giúp phát hiện sớm khí tự do trong ổ bụng. Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính còn xác định được lượng dịch trong bụng và tình trạng của ruột trong trường hợp viêm phúc mạc muộn. 

Chụp dạ dày: Chụp dạ dày có uống thuốc cản quang có thể phát hiện thoát thuốc vào ổ phúc mạc. Tuy nhiên hiện nay hầu như các cơ sở y tế không còn sử dụng biện pháp này nữa do đã có các phương tiện chẩn đoán hiện đại và chính xác hơn.

5. Phòng ngừa thủng dạ dày

Nguyên nhân thủng dạ dày ngoại trừ do chấn thương thì chủ yếu do các bệnh lý dạ dày như: Loét dạ dày tá tràng mạn tính, ung thư dạ dày, v.v… Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong phòng ngừa thủng dạ dày là: Điều trị triệt để bệnh lý dạ dày. Nếu bạn đang mắc bệnh dạ dày, bạn cần tuân thủ điều trị của bác sĩ có chuyên môn và tái khám đúng hẹn. 

Các triệu chứng thủng dạ dày thường xuất hiện đột ngột và dữ dội, khi nghi ngờ có thủng dạ dày, người nhà cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt, tránh biến chứng viêm phúc mạc, liệt ruột, v.v… Hy vọng bài viết của IVIE - Bác sĩ ơi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!

Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline 

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/03/2022 - Cập nhật 20/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9837 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3104 Lượt xem

6 Phút đọc

Biến chứng sau mổ thủng dạ dày

Biến chứng sau mổ thủng dạ dày

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị thủng dạ dày. Bên cạnh những hiệu quả mà nó mang lại thì phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Chảy ...

19/03/2022

2798 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3030 Lượt xem

4 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG