Thủng dạ dày bệnh lý đã có không xa lạ đối với chúng ta. Nhiều bệnh lý dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến thủng dạ dày. Đây là tình trạng cấp cứu, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Cùng ISOFHCare tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây.
1. Thủng dạ dày là gì?
Thủng dạ dày hay còn gọi là “dạ dày vỡ”. Đây là bệnh tiêu hóa mà tình huống dạ dày xuất hiện một hoặc nhiều lỗ trên nền bệnh lý dạ dày mạn tính từ trước hoặc do chấn thương. Dạ dày là cơ quan chứa đựng thức ăn và có nhiều vi khuẩn cũng như các dịch tiêu hóa, khi dạ dày bị thủng, các dịch tiết này kèm theo vi khuẩn sẽ tràn vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Căn bệnh phổ biến dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do viêm loét dạ dày. Lúc này, thành dạ dày đã chịu tổn thương trong thời gian dài, mất dần một số chức năng và rối loạn hoạt động, từ đó dẫn đến thủng hoặc chảy máu.
Một số chấn thương như vết thương do dao đâm, đạn bắn cũng có thể gây thủng dạ dày.
Cần thực hiện thăm khám cùng bác sĩ tiêu hóa để tránh biến chứng bệnh có thể xảy ra.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
2. Tổng quan về dạ dày
Dạ dày (bao tử) là phần giãn to nhất của ống tiêu hóa và là đoạn ống tiêu hóa nằm giữa thực quản và ruột non. Dạ dày nằm ở các vùng thượng vị, rốn và hạ sườn trái của bụng. Hình thể và vị trí của dạ dày biến đổi bởi sự biến đổi của lượng thức ăn mà nó chứa và các cơ quan xung quanh.
Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong lớn và nhỏ, 2 đầu tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Từ ngoài vào trong, dạ dày bao gồm 5 lớp: Lớp thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
Hai chức năng chính của dạ dày đối với cơ thể: Nghiền nhỏ thức ăn và ngấm dịch vị; phân hủy thức ăn nhờ enzym tiêu hóa.
Thủng dạ dày là biến chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh nhân mắc bệnh dạ dày.
3. Đối tượng dễ mắc thủng dạ dày
Thủng dạ dày thường gặp ở? Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc thủng dạ dày ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Điều này có thể được giải thích bởi thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá ở đàn ông cao hơn phụ nữ.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
Một số người sẽ có nguy cơ bị thủng dạ dày cao hơn người khác. Sau đây là một số nhóm nguy cơ phổ biến:
- Chấn thương vùng bụng.
- Vết thương do đâm, đạn bắn ở bụng.
- Ung thư.
- Người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau không steroid, cortisol, … lâu dài để điều trị các bệnh mạn tính.
- Người bị sang chấn tâm lý hoặc thường xuyên bị căng thẳng, lo âu.
- Tuổi cao (thường trên 50 tuổi)
- Người bị thiếu máu.
- Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
Ngoài ra, một số điều kiện thuận lợi có thể góp phần tăng khả năng bị thủng bao tử. Chẳng hạn, bệnh dễ xảy ra vào mùa rét hơn mùa nóng, hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại. Thời điểm trước hay sau ăn cũng liên quan đến bệnh, đa số các trường hợp phát hiện thủng dạ dày là sau bữa ăn.
4. Mối quan hệ giữa vi khuẩn HP và thủng dạ dày
Có đến 90% các trường hợp thủng ổ loét dạ dày có dương tính với vi khuẩn Helicobacter Pylori. Đây là vi khuẩn đường tiêu hóa, chúng sống trong lớp nhầy trên bề mặt thành dạ dày. Chúng có thể tiết enzym Urease để thích nghi với môi trường acid trong dạ dày người. Sự phát triển và hoạt động của HP có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày - tá tràng, từ đó dẫn tới thủng dạ dày.
Có đến 90% các trường hợp thủng ổ loét dạ dày có dương tính với vi khuẩn Helicobacter Pylori.
Đặt lịch khám tại Cơ sở y tế uy tín trên IVIE - Bác sĩ ơi qua Hotline
1900 3367
Một người bình thường hoàn toàn có thể sở hữu dạ dày khỏe mạnh và không mắc thủng dạ dày trong suốt quãng đời của họ nếu áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
- Ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi.
- Không hút thuốc lá.
- Không sử dụng rượu bia quá mức.
- Không sử dụng ma túy.
- Thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress quá mức.
- Thăm khám định kỳ nếu như bạn mắc bệnh dạ dày hoặc một bệnh lý mạn tính khác cần sử dụng thuốc giảm đau không steroid, cortisol lâu dài.
- Không nằm ngay sau khi ăn, không ăn quá no.
- Không nên vận động mạnh sau khi ăn.
Không sử dụng rượu bia quá mức.
Trên đây là một số gợi ý cơ bản về chế độ sinh hoạt giúp bạn phòng ngừa bệnh thủng dạ dày. Tham khảo chi tiết hơn tại bài viết Nếu không muốn thủng dạ dày, cần thay đổi ngay 5 thói quen này.
Thủng dạ dày là bệnh lý cấp tính, một cấp cứu ngoại khoa cần được phát hiện sớm, xử trí nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng các thói quen lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hy vọng bài viết IVIE - Bác sĩ ơi đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.
1900 3367
Thông tin trên IVIE - Bác Sĩ Ơi và các trang liên kết không thay thế cho lời khuyên y tế, chẩn đoán hoặc điều trị từ các chuyên gia y tế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tư vấn với dược sĩ hoặc bác sĩ về bất kỳ sản phẩm nào bạn đang sử dụng hoặc dự định sử dụng. Công ty TNHH 1 thành viên ISOFHCARE không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thông tin nào chưa chính xác hoặc việc sử dụng sản phẩm mà không có sự tư vấn của bác sĩ, chỉ dựa trên thông tin từ chúng tôi.