Nội dung chính
  • 1. Vi khuẩn HP có lây không? 
  • 2. Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP là như thế nào? 
  • 3. Bị nhiễm HP có đáng lo ngại không? 
  • 4. Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP
Nội dung chính
  • 1. Vi khuẩn HP có lây không? 
  • 2. Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP là như thế nào? 
  • 3. Bị nhiễm HP có đáng lo ngại không? 
  • 4. Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Vi khuẩn HP có lây không và lây qua những con đường nào?

Nhiều người thường lo lắng rằng “vi khuẩn HP có lây không” và lây qua những con đường nào. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết của ISOFHCARE để tìm kiếm câu trả lời chính xác nhất.
Nội dung chính
  • 1. Vi khuẩn HP có lây không? 
  • 2. Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP là như thế nào? 
  • 3. Bị nhiễm HP có đáng lo ngại không? 
  • 4. Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP

1. Vi khuẩn HP có lây không? 

Câu trả lời là CÓ. Vi khuẩn HP có khả năng lây từ người bị nhiễm sang người lành thông qua 3 con đường.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Đó là: 

a. Đường miệng – miệng

Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất của vi khuẩn HP, thông qua nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hoá. Khi chúng ta nói chuyện, ăn chung hoặc tiếp xúc với dịch tiêu hoá, hôn người bị nhiễm, chúng ta có khả năng nhiễm vi khuẩn HP. Trong gia đình nếu có người nhiễm HP thì khả năng những người khác bị nhiễm cũng là rất cao.

b. Đường miệng – chất bài tiết 

Vi khuẩn HP có lây nếu chúng ta tiếp xúc với các chất thải của người bị nhiễm. Vi khuẩn khi được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân sẽ trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Thói quen ăn uống đồ sống là nguy cơ cao khiến chúng ta dễ bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. 

Vì vậy, cần ăn chín uống sôi các thực phẩm nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, giúp bạn có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. 

c. Các đường khác 

Ngoài ra, HP còn có thể lây qua các con đường khác như khi khám chữa bệnh tại các cơ sở tiêu hoá, chuyên khoa răng – hàm – mặt, tiếp xúc với các loại dụng cụ nội soi, nha khoa chưa được tiệt trùng đảm bảo. Từ đó có nguy cơ lây nhiễm chéo từ người bệnh sang người lành. 

2. Tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP là như thế nào? 

Vi khuẩn HP là một trong những chủng khuẩn dễ dàng lây nhiễm nhất thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người nhiễm. Theo số liệu thống kê, có tới 2/3 dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày. Trong đó, có khoảng 10% tỷ lệ người nhiễm là tiến triển thành viêm loét dạ dày tá tràng.

Có thể thấy, tốc độ lây nhiễm của vi khuẩn HP vô cùng cao và nhanh chóng.

Có thể thấy, tốc độ lây nhiễm của vi khuẩn HP vô cùng cao và nhanh chóng. 

Theo nghiên cứu đặc điểm sinh học, vi khuẩn HP cư trú tại nhiều bộ phận trong cơ thể người. Tuy nhiên, dạ dày, ruột non và tá tràng là khu vực gây bệnh chính của chúng. Tại đây, vi khuẩn HP bám vào niêm mạc các cơ quan và sinh sản gây bệnh. Vi khuẩn hoạt động càng mạnh thì nguy cơ bệnh lý và lây nhiễm ngày càng cao. 

HP có trong nước bọt, dịch tiêu hoá khi phân tán ra ngoài môi trường sẽ có thể gây bệnh cho người lành. Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn hP ở dạng xoắn chỉ tồn tại được một vài giờ, nhưng nếu ở dạng cầu chúng có thể sống trong nước đến 1 năm. 

3. Bị nhiễm HP có đáng lo ngại không? 

HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý đường tiêu hoá, đặc biệt là viêm loét dạ dày.

HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý đường tiêu hoá, đặc biệt là viêm loét dạ dày.

Vì thế, khi nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khoẻ mà chủng vi khuẩn này gây ra 

Vi khuẩn HP tiết ra men Urease giúp chúng tồn tại được trong môi trường acid như dạ dày. Tuy nhiên, HP cũng có tới 200 loại khác nhau, không phải loại nào cũng gây ra bệnh lý. Thực tế chỉ có một số ít loại vi khuẩn HP mang gen CagA mới có khả năng gây loét dạ dày tá tràng và nguy cơ tiến triển sang ung thư dạ dày. 

Vi khuẩn HP không gây bệnh lý ngay mà chúng diễn biến âm thầm không biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm liền. Đôi khi cần đến 30 năm kể từ khi nhiễm HP mang gen gây bệnh, các triệu chứng tổn thương mới bắt đầu xuất hiện. 

Do đó, nếu bị nhiễm HP dạ dày, người bệnh không nên quá lo lắng sợ hãi. Một số loại vi khuẩn HP không những không gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn có vai trò như vi khuẩn cộng sinh, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh đường ruột.

Tìm hiểu thêm: bệnh tiêu hóa khác.

4. Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn HP

Triệu chứng nhiễm HP thường không rõ ràng, người bệnh thường khó phát hiện để sàng lọc điều trị. Hầu như khi chúng gây ra các triệu chứng trên đường tiêu hoá thì người bệnh mới thăm khám và kiểm tra. 

Khi nhiễm vi khuẩn HP gây tổn thương hệ thống tiêu hoá, dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng, đặc biệt khi dạ dày rỗng vào ban đêm hoặc sau bữa ăn. Cơn đau có tính chất âm ỉ, có thể kéo dài trong vài phút hoặc hàng giờ đồng hồ. Ăn, uống sữa và thuốc uống kháng acid có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. 

1900 3367

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP dạ dày khác như: 

  • Ợ hơi quá mức 
  • Cảm thấy bụng đầy hơi 
  • Buồn nôn 
  • ợ nóng
  • Sốt 
  • Cảm thấy chán ăn hoặc ăn không ngon 
  • Không cảm thấy đói 
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân 
  • Bụng phình to

Nếu HP dạ dày gây loét có thể khiến máu chảy vào ruột và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế ngay khi nhận thấy các dấu hiệu:

  • Phân có lẫn máu màu đỏ sẫm hoặc đen
  • Khó thở 
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Cảm thấy mệt mỏi nhiều không rõ lý do 
  • Da có màu nhợt nhạt
  • Nôn ra máu hoặc chất dịch như bã cà phê 
  • Đau bụng dữ dội

Ngoài ra, mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm vi khuẩn HP còn có thể gây ra ung thư dạ dày. Trong thời gian đầu, người bệnh thường bị ợ chua. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: 

  • Đau hoặc sưng bụng 
  • Buồn nôn, nôn
  • Không cảm thấy đói 
  • Cảm thấy no sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ thức ăn 
  • Giảm cân không rõ lý do

Bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, nôn.

Bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, nôn.

Vi khuẩn HP có lây không? Câu trả lời là HP có lây và Ai cũng có thể có nguy cơ mắc nhiễm HP. Vì vậy, việc thăm khám định kỳ và thường xuyên sàng lọc sớm là cách tốt nhất để chẩn đoán và điều trị các vấn đề do vi khuẩn HP. Bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các tổn thương dạ dày và các vấn đề có thể có như loét, viêm và ung thư dạ dày.

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ, cơ sở y tế, vui lòng liên hệ với IVIE - Bác sĩ ơi qua số 1900 3367  để được hỗ trợ tốt nhất.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 19/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9918 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3109 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

3035 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4483 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG