Nội dung chính
  • 1. Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gì?
  • 2. Biến chứng nguy hiểm của loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm
Nội dung chính
  • 1. Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gì?
  • 2. Biến chứng nguy hiểm của loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm
icon diamond
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Cẩn thận các biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng hiện nay, đã có nhiều tiến bộ trong y học khi phát hiện ra các loại thuốc có khác năng điều trị hiệu quả bệnh. Tuy nhiên tỷ lệ biến chứng và nhập viện do loét vẫn còn cao. Nguyên nhân phần lớn là do phát hiện ở giai đoạn muộn. Cùng ISOFH CARE tìm hiểu về những biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
  • 1. Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gì?
  • 2. Biến chứng nguy hiểm của loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm

1. Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gì?

Loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiêu hóa tại nước ta. Là tình trạng mất chất niêm mạc ăn sâu đến quá lớp cơ niêm của dạ dày hoặc tá tràng. Mặc dù tổn thương ở hai vị trí giải phẫu khác nhau những triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị tương tự nhau. Vì vậy mà các nhà khoa học đã đặt chung là bệnh lý loét dạ dày tá tràng.

Nguyên nhân gây bệnh cũng đa dạng, trong đó nhiễm xoắn khuẩn HP được xem yếu tố nguy cơ hàng đầu.

Người bệnh cần sớm thực hiện thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh những ảnh hưởng nặng nề của biến chứng  đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc.

1900 3367 - Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám tại các bệnh viện tuyến trung ương, phòng khám uy tín và đặt lịch xét nghiệm tại nhà nhanh chóng và chất lượng

1900 3367

Bệnh có cơ chế phức tạp, liên quan mật thiết với sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công ở dạ dày.

Bệnh có liên quan mật thiết với sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công ở dạ dày.

2. Biến chứng nguy hiểm của loét dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm

Triệu chứng loét dạ dày tá tràng không điển hình nên thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó không ít bệnh nhân chủ quan không đi khám dù phát hiện ra các triệu chứng bất thường như đau thượng vị, đi cầu phân đen…Điều này dẫn tới tỷ lệ biến chứng do loét dạ dày tá tràng tăng cao.

Các biến chứng loét dạ dày tá tràng rất nguy hiểm. Chúng có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng mà bạn không nên bỏ qua

a. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất. Khoảng 15% bệnh nhân xuất huyết do loét dạ dày tá tràng nhập viện và khoảng 4,5 – 8,5% tử vong.

Biến chứng thường gặp ở những người >60 tuổi, do đó tỷ lệ tử vong do xuất huyết thường cao.

Biến chứng thường gặp ở những người >60 tuổi, do đó tỷ lệ tử vong do xuất huyết thường cao.

Xuất huyết có thể tự phát hoặc sau một số yếu tố thuận lợi như sử dụng kháng viêm, thuốc chống đông, uống rượu bia… Tình trạng này có thể xảy ra từ từ với các triệu chứng như đi cầu phân đen, đại tiện ra máu bầm… Bên cạnh đó, một số ít trường hợp xuất huyết tiêu hóa cấp tính. Bệnh nhân đột ngột nôn ra một lượng lớn máu tươi hoặc đôi khi là máu bầm. Đây là tình trạng cấp cứu trong y học cần phải xử trí ngay nếu không rất dễ dẫn tới tử vong.

Để xử trí loét biến chứng xuất huyết cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo huyết động cho bệnh nhân.

- Sử dụng PPI tĩnh mạch liều cao.

- Can thiệp nội soi sớm trong vòng 24h ngay sau khi bệnh nhân ổn định. Nội soi có tác dụng chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cầm máu.

- Sau khi ổn định tình trạng xuất huyết tiến hành điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày theo phác đồ.

Tìm hiểu thêm về:  7 + thói quen ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng

b. Thủng dạ dày – tá tràng

Thủng dạ dày tá tràng cũng là biến chứng thường gặp, chiếm khoảng 7%. Nguyên nhân là do ổ loét ăn xuống quá sâu ở lớp cơ niêm hoặc bệnh nhân có nhiều yếu tố thuận lợi trên nền loét trước đó. Thủng dạ dày tá tràng hay còn gọi là thủng tạng rỗng, là một cấp cứu ngoại khoa cần xử trí ngay. Nếu thủng ở mặt trước, bờ cong nhỏ thì các dịch dạ dày thường chảy vào khoang phúc mạc lớn gây viêm nhiễm nặng. Nếu thủng ở mặt sau thì thường thủng vào các cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thủng ở mặt trước nguy cơ viêm phúc mạc toàn thể rất cao. Bệnh nhân dễ bị sốc nhiễm khuẩn dẫn tới tử vong. Thủng dạ dày tá tràng biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng như đột ngột đau vùng thượng vị dữ dội. Đau kiểu dam đâm. Tình trạng này thường chẩn đoán nhầm với bệnh lý nhồi máu cơ tim, nhồi máu mạc treo… Do vậy cần chụp X quang bụng đứng để loại trừ chẩn đoán.

c. Hẹp môn vị

Loét dạ dày tá tràng nằm ở những vùng sát môn vị hoặc hành tá tràng thường gây nên tình trạng hẹp môn vị. Nguyên nhân là do các ổ loét phù nên hoặc bị xơ hóa, co kéo dẫn tới hẹp. Biến chứng này chiếm khoảng 2%.

Chẩn đoán hẹp môn vị chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và nội soi dạ dày tá tràng. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn ra thức ăn cũ của ngày hôm trước. Sau nôn bệnh nhân cảm thấy dễ dịu, giảm đau nhiều. Ngoài ra nếu hẹp lâu ngày dẫn tới cơ thể suy kiệt, sụt cân, mất nước, rối loạn điện giải….

d. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm mà ai nghe cũng cảm thấy sợ.

Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm mà ai nghe cũng cảm thấy sợ.

Theo nhiều thống kê cho thấy khoảng 5% bệnh nhân có khả năng bị ung thư dạ dày tại các vị trí vết loét cũ. Cũng có nhiều con số chỉ ra rằng, bệnh nhân loét dạ dày tá tràng mãn tính >10 năm nguy cơ ung thư dạ dày rất cao. Vì vậy hầu hết các bệnh nhân loét dạ dày tá tràng được xếp vào nhóm nguy cơ cao và cần tầm soát sớm.

Đặc biệt, ở bệnh nhân loét có tình trạng hẹp môn vị cần tiến hành bấm mẫu sinh thiết làm giải phẫu bệnh để loại trừ ung thư. Tuy nhiên việc bấm mẫu sinh thiết thường quy ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng là không cần thiết.

Qua đây cho thấy loét dạ dày tá tràng cũng là một bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm. Bởi càng muộn tỷ lệ biến chứng càng cao và khả năng đáp ứng điều trị càng thấp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về biến chứng của loét dạ dày tá tràng mà IVIE - Bác sĩ ơi cung cấp. Bạn có thể liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan tới sức khỏe và dịch vụ y tế. Chúng tôi luôn có nhân viên trực 24/7 để giải đáp những thắc mắc của bạn. Ngoài ra chúng tôi có thể giúp bạn đặt lịch khám tại các bệnh viện lớn trong nước mà không cần tốn thời gian tìm kiếm và di chuyển.

1900 3367

Chuyên mục:
IVIE - Bác sĩ ơi | Ngày đăng 20/02/2022 - Cập nhật 26/06/2022
5/5

BÀI TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thủng dạ dày

Việc ăn uống như thế nào sau khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật thủng dạ dày nói riêng là vấn đề nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Hôm nay,...

20/03/2022

9488 Lượt xem

5 Phút đọc

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Thủng dạ dày do đâu? 3 nguyên nhân có thể bạn không ngờ đến

Bạn có biết, thủng dạ dày là bệnh lý do nguyên nhân hàng đầu là viêm loét dạ dày hay căng thẳng, stress? Không chỉ vậy, có rất nhiều người có tâm lý chủ quan...

19/03/2022

3024 Lượt xem

6 Phút đọc

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày có nguy hiểm không? Cách xử trí!

Thủng dạ dày là bệnh lý như thế nào? Các cơn đau đột ngột ở vùng thượng vị, cảm thấy choáng váng, da tái, mạch nhanh, tay chân run rẩy là những biểu hiện tiêu...

19/03/2022

2970 Lượt xem

4 Phút đọc

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Những triệu chứng thủng dạ dày không thể bỏ qua

Thủng dạ dày là biến chứng của một số bệnh lý dạ dày mạn tính hoặc do chấn thương. Bệnh diễn ra khi xuất hiện một hoặc nhiều lỗ thủng tại dạ dày. Các triệu...

19/03/2022

4327 Lượt xem

5 Phút đọc

CHUYÊN MỤC CẨM NANG